VẠN PHẬT THÀNH VÀ HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
Vạn Phật Thánh Thành, còn gọi Vạn Phật Thành, ở tại Tiểu bang Califonia -
TP Los Angeles - nước Mỹ, Nguyên là một
bệnh viện có trên 70 tòa nhà. Diện tích rộng 500 mẫu. Thành lập năm 1976.
Nguyên do Bệnh viện này cả vùng rộng lớn không có nguồn nước sinh hoạt, sự hoạt
động thua lỗ nên chính quyền tiểu bang Califonia cho bán. Vì thế Hòa thượng
Tuyên Hóa và đồ đệ góp tiền mua trọn cả khu vực nầy vào năm 1976.
Sao gọi là Vạn Phật Thành, vì khu vực này có
thể dung chứa vạn con người ở tu tập vẫn đầy đủ, nên Hòa thượng Tuyên Hóa đặt
cho cái tên là Vạn Phật Thành. Có tên nữa là Vạn Phật Thánh Thành, vì ở nơi đây
tu tập theo con đường Phật Thánh, và mọi người tu sẽ thành Phật. Vạn người tu sẽ
vạn người thành Phật, vì thế có tên như thế.
Trong khu vực này có đầy đủ đường, điện
và các thiết bị nên chỉ mua là sử dụng ngay được. Nhưng có một việc là không có
nguồn nước. Với con mắt thiên nhãn, huệ nhãn của Hòa thượng Tuyên Hóa và sự trợ
lý của cư sĩ Phùng Bồi Đức là người có cùng cặp mắt thiên nhãn như Hòa thượng
Tuyên Hóa, nhìn thấy dòng nước dưới lòng đất 220 mét. Vì thế đốc thúc các kỹ sư
đào giếng đến đào, lúc đầu họ đào với tâm lý không muốn vì họ là chuyên gia địa
chất biết không có nước, nên họ thối tâm. Với sự nhìn thấy dòng nước dưới lòng
đất trên 220 mét của ông Phùng Bồi Đức nên ông ra sức thuyết phục các kỹ sư, cuối
cùng các kỹ sư tin tưởng nghe theo đào thành công, có dòng nước rất cực mạnh dùng vô tận.
Sự việc tìm ra dòng nước tại khu vực bệnh
viện này, đã làm cho các giới khoa học và trí thức nước Mỹ ngạc nhiên và chú ý
đến đạo Phật. Trong đạo Phật, Phật nói khi người tu đạt đến Phật quả sẽ có 6 loại
nhãn, tức sáu thứ con mắt, gọi là lục thông. Riêng con người có khả năng đạt được
5 loại mắt, hay 5 loại thần thông. Ở Vạn Phật Thành thầy trò Hòa thượng Tuyên
Hóa có được ba thứ mắt, hay ba loại thần thông. Đó là Thiên nhãn, Huệ nhãn và
Pháp nhãn.
Với
Thiên nhãn của con người tu Phật, sẽ vượt xa các thiết bị máy móc như viễn vọng
kính, kính hiển vi, đài thiên văn, đài khí tượng, máy siêu âm v.v..của nền khoa
học hiện đại. Ví như máy móc có thể nhìn thấy sự vật 10 ngàn cây số chứ không
thể thấy trên 10 ngàn cây số. Cho nên kỹ sư đào giếng nghiên cứu khảo nghiệm không
thấy nước dưới lòng đất từ 100 mét trở lại, họ kết luận không có nước là đúng.
Với con mắt Thiên nhãn, Huệ nhãn, và
pháp nhãn, có thể thay thế tất cả các loại máy móc hiện đại đến đâu cũng không
qua nổi con mắt thần của sự tu học theo Phật giáo. Ví như bác sĩ khám cho bệnh
nhân phải dùng máy siêu âm, ống nghe, xét nghiệm máu v.v.. mới tìm ra bịnh,
nhưng với con mắt thiên nhãn không cần thiết bị nào mà vẫn chẩn đoán ra bịnh một
cách chính xác. Hay khi khám cho bệnh nhân phải có con người bị bệnh đến đối diện
với bác sĩ thì mới khám ra bệnh. Còn với người có thiên nhãn người bệnh ở xa mấy
ngàn cây số chỉ gởi cái hình ảnh qua là họ chẩn đoán ra bệnh như có người ở trước
mặt, hay chỉ nghe giọng nói của người bệnh cũng có thể chẩn đoán ra bệnh.
Còn hơn thế nữa, với con người có ba
loại bệnh: Tâm bệnh, thân bệnh và nghiệp bệnh. Đối với bác sĩ và y khoa chỉ chữa
trị thân bệnh cho con người được thôi, còn lại Tâm bệnh và Nghiệp bệnh thì họ
không thể nào cứu chữa được. Trái lại Phật học có thể chữa trị tất cả loại bệnh
cho con người một cách hoàn hảo. Vì tâm bệnh và nghiệp bệnh với con mắt thịt của
con người không thể nhìn thấy được. Oan gia trái chủ nhiều đời của người bệnh
bác sĩ không thể nào nhìn thấy, không có phương pháp nào chữa trị được, không
thể dùng thuốc men mà chữa trị được. Chỉ có dùng thuốc Phật pháp mới chữa trị
được.
Khi chữa trị cho bệnh nhân bác sĩ phải
dùng thuốc, dùng thiết bị máy móc, mỗ xẻ, chụp hình, siêu âm v.v. để chẩn đoán
và điều trị, phải tốn thời gian và tiền của mới điều trị được người bệnh. Vì thế
người bị bệnh rất tốn kém nhiều lúc tốn tiền mà không hết bệnh. Trái lại trị bệnh
theo phương pháp dùng thiên nhãn, huệ nhãn và pháp nhãn thì thời gian và tiền của
không tốn, và cũng không dùng đến thuốc mà con bệnh vẫn hết.
Các nhà
quản lý an ninh trật tự xã hội, khi truy tìm ra thủ phạm thì sẽ dẫn họ đưa vào
các trại giam cải tạo, trừng phạt theo năm tháng tùy theo mức độ tội phạm.
Nhưng với giáo lý từ bi bình đẳng đức Phật và các vị chân tu đạt đạo, không
dùng biện pháp cưỡng chế kẻ phạm tội phải chịu mức hành phạt, mà chỉ dùng lòng
từ bi, và năng lượng đạo lực của sự tu tập mà chuyển hóa chúng sanh từ mê qua
ngộ, từ ác qua thiện, từ tà qua chánh trong một thời gian ngắn, họ trở nên thuần
lương đạo đức. Đơn cử như thời Phật tại thế hóa độ hung thủ Vô Não (Ương-Quật-Ma-La
Angulimala) giết người 99 mạng sống, chỉ trong thời gian ngắn trở thành người
lương thiện. Hay gần đây chương trình Phật pháp Nhiệm mầu kỳ 3 chùa Hoằng Pháp
đưa nhân vật Lê Lam pháp danh Tịnh Long là một tên khét tiếng giang hồ quy y cửa
Phật. Từ một tên trộm cướp khét tiếng xuyên quốc gia từ trong nước đến nước
ngoài, đã từng vào tù ra tội, nhưng rồi tánh nào tật đó cũng không bỏ nghề trộm
cướp. Khi ông đến với Phật pháp chỉ nghe qua được lời dạy của Phật về nhân quả
thì ông ta quay lưng vào bờ thì thấy bến, trở thành người lương thiện đạo đức.
Khái khoát một số kỳ tích mà Phật học
đã làm cho giới khoa học và y học Tây phương chú ý đến Phật giáo tìm hiểu
nghiên cứu và thực tập. Hiện nay phong trào tìm hiểu đạo Phật, và thay đổi nhận
thức về tôn giáo phương Tây đã và đang diễn tiến rất mạnh. Với các phương pháp
Thiền tập của Phật giáo đã đem lại niềm hứng thú để các nhà trí thức, học giả
cùng các thành phần xã hội phương Tây theo dõi học tập và ứng dụng trong đời sống
của họ. Thiền tập đã đem lại số người phương Tây nguồn gió mới tạo cho cuộc sống
họ thân khỏe tâm an, thọ hưởng thiên đường hay Tịnh độ ở cõi trần gian đầy biến
động này.
—]–
Sơ
lược vài nét về Hòa thượng Tuyên Hóa:
Hòa thượng Tuyên Hóa pháp danh An Từ, tự Độ Luân là tu sĩ gốc Trung Quốc,
người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông. Quốc tịch Trung Quốc, Ngài sinh
ngày 16/4/1918 tại Cát Lâm Trung Quốc. Ngài viên tịch ngày 07/6/ 1995, họ 77 tuổi,
tại Cadars–Sinai
Medical Center Los Angeles California Hoa Kỳ.
Lời
khai thị của HT Tuyên Hóa:
- Mục đích của sự tu hành
là bỏ Vọng tâm thành Chánh tâm.
- Mục đích của sự tu hành là cầu Giải thoát chứ không phải cầu Mầu
nhiệm.
- Âm đức là làm các việc thiện lành, không ai biết. Làm thiện
không có khoe khoang, không phô trướng nêu tướng.
Nếu khoe khoang nêu tướng thì phước đức
không còn. Ví như mình có 10 cây vàng, hay mấy chục tỷ bạc, rêu rao khoe khoang
thế nào kẻ trộm, kẻ cướp cũng đến hỏi thăm hết số tài sản của mình, nhiều lúc
tính mạng không còn huống nữa là tiền của. Bởi vậy làm phước làm thiện đừng có
khoe khoang, đừng có kể công là vậy. Việc mình làm mình biết, Phật Thánh biết
là đủ rồi, không mất đi đâu mà kể lễ khoe khoang.
Vạn Phật Thánh Thành lấy lục tông làm căn bản cho sự
tu tập tứ chúng -1/ Không tranh - 2/ không tham - 3/ không truy cầu - 4/ không
ích kỷ - 5/ không tư lợi –
5/ không vọng ngữ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét