TƯ
TƯỞNG ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO
VÀ
KHOA HỌC HIỆN ĐẠI.
Ông Einstein là một nhà bác học Vật lý (1879-1955) ông thọ 76 tuổi ông gốc
nước[1]
Đức, ông nói rằng: Điểm khởi đầu của khoa học là điểm cuối cùng của Phật giáo
(vì Phật lịch nay là 2567 năm –
khoa học mới phát triển nay gần 300 năm). Nếu có một tôn giáo tương lai nào để
đáp ứng nhu cầu khoa học thì tôn giáo đó phải là Phật giáo.
Phật giáo có hai hệ thống Nam truyền
Phật giáo và Bắc truyền Phật giáo, còn gọi là Tiểu thừa Phật giáo và Đại thừa Phật
giáo. Ngày nay người ta không dùng Tiểu thừa hay đại thừa vì hai từ này có sự
so sánh nên không thích hợp, người ta gọi Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền,
hay Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo phát triển.
Thế nào gọi là Nam truyền, vì Phật giáo đi về
phía Nam để hoằng hóa, nên gọi là Nam truyền, như Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến
Điện…Phật giáo Nam truyền giữ nguyên hình thức tu tập, từ tụng đọc kinh điển
cho đến ăn mặc giống như tăng đoàn Phật còn tại thế, nên gọi là Phật giáo
nguyên thủy, hay Phật giáo thủ cựu. Nói là nói như vậy, thực ra Phật giáo Nam
truyền cũng đã thay đổi nhiều cách sinh hoạt và tu tập mới thích hợp và tồn tại
chứ không phải không thay đổi. Ví như sự ăn ở, đi lại, y áo nếu không thay đổi
thì không thể thích hợp và tồn tại với xã hội mới. Không thể đi chân trần mà
không đi xe, đi máy bay, không mặc bận vãi vóc, chỉ mặc vãi lượm ở bãi tha ma
thì không thể thích hợp và tồn tại được. Đơn cử một số nhỏ như vậy, cũng đủ thấy
Phật giáo Nam truyền đã và đang thay đổi cách sống cách tu chứ không phải không
thay đổi.
Vì thế đã và đang có một số người theo hệ thống
Phật giáo Nam truyền đã phá, công kích Phật giáo Đại thừa là ảo tưởng, là ngoại
đạo v.v… tự dựng lên các đức Phật và Bồ tát để mê hoặc quần chúng. Phật di Đà,
Phật Di Lặc, Bồ tát Quan Âm v.v.. là sự tưởng tượng, là ảo giác không có thật,
cũng không có các thế giới của chư Phật như thế giới Cực Lạc cõi Phật A Di Đà
hay cõi Phật Dược Sư Lưu Ly ở Đông Phương v.v…
Những điều công kích và đã phá kinh điển
Đại thừa đã làm cho Phật giáo suy yếu, những người tin Phật chưa đủ sự hiểu biết
chín chắn sẽ hoang mang thối thất, cộng thêm có những sư thầy tu hành không
đúng giới luật, hay những công trình xây dựng chùa viện không đúng mục đích tu
học, chỉ chuyên về hình tướng đã gây xôn xao dư luận khiến cho Phật giáo đi vào
con đường suy thoái.
Và người tu theo Phật chỉ có tu Thiền mới
đúng, ngoài ra các phương pháp tu khác là tu theo ngoại đạo. Thiền chỉ có thiền
Tứ Niệm xứ mới đúng của Phật dạy, ngoài ra Thiền tông, Tổ sư thiền v.v… đều là
những thiền không phải của Phật giáo. Thiền tông và Tổ sư thiền được phát triển
mạnh ở Trung Quốc qua bao thế hệ dù có hay đến mấy, số người tu theo Nam truyền
cực lực phản bác, cho là sự phịa đặt của người Trung Quốc. Nhân cả thế giới không đồng tình với một số việc
làm của giới chính quyền Trung Quốc, bị cả thế giới lên án. Vì thế kinh điển Đại
thừa phần đông phát xuất từ Trung Quốc cũng ảnh hưởng bị cho là ảo tưởng, bịa đặt
v.v… những việc như thế đã góp phần làm suy yếu Phật giáo.
Thời
đại khoa học phát triển, nếu không có kinh điển
Đại thừa, không có con người tu theo Đại thừa, thì Phật giáo lấy đâu để
làm cơ sở chứng mình lời Phật dạy là khoa học, và vượt trên khoa học?
Phật
giáo Bắc truyền hay là Phật giáo Đại thừa là hướng phát triển của Phật giáo về
phương Bắc, như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v… nên gọi Phật giáo
Bắc truyền.
Đặc biệt Phật giáo Bắc truyền khác với Phật
giáo Nam truyền, hễ đến xứ sở nào Phật giáo đều hòa hợp với phong tục tập quán
xứ đó, tuy hình thức có thay đổi nhưng nội dung vẫn còn nguyên vẹn tính chất của
nó. Ngoài hình thức bên ngoài bên trong sự tu tập, đọc tụng kinh điển cũng thay
đổi theo văn hóa của nước đó, tuy có thay đổi nhưng không mất bản chất của
mình, mà còn làm phong phú thêm cho văn hóa nước đó và chính trị.
Ví
như Phật giáo đến Việt Nam dung hợp từ hai nguồn Phật giáo Nam và Bắc, nhưng
không giống với Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền hoàn toàn, mà Phật
giáo Việt Nam có bản sắc riêng biệc so với Phật giáo các nước khác đó là: Ngoài
mục đích chính là tu cầu giải thoát, Phật giáo Việt Nam còn góp phần giữ nước dựng
nước, hộ quốc an dân, đưa đất nước ổn định trên mặt chính trị, kinh tế văn hóa
v.v…
Đạo Phật như một cây đại thọ, có gốc,
có thân và có cành, nhánh, lá. Đạo Phật Nguyên thủy như gốc cây, Đạo Phật Trung
thừa như thân cây, đạo Phật Đại thừa như cành cây, nhánh cây và lá cây. Tuy ba
mà một, thiếu một trong ba thì cây không thành.
Chúng sanh có đa bệnh về thân, nên có
nhiều loại thuốc để trị. Cũng thế chúng sanh có vô số phiền não, bệnh về tâm
nên Phật nói ra nhiều phương pháp tu tập để chữa trị bệnh tâm cho chúng sanh.
Vì thế không thể nói pháp này là đúng, pháp kia là sai. Không thể đứng một góc
nhà mà đánh giá toàn cái nhà được. Cho nên Phật giáo Nam truyền không nên kích
bác, đả phá Phật giáo Bắc truyền, ngược lại Phật giáo Bắc truyền cũng vậy.
Phần lớn các kinh Đại thừa không chỉ
nói về con người, mà còn đề cập đến các thế giới khác, chúng sanh khác, hay những
hiện tượng vũ trụ, hình thành vũ trụ v.v… Như kinh Di Đà Phật nói: Từ đây qua
phương Tây phải trải qua mười muôn vạn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Cực
Lạc, thế giới ấy có đức Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp…
Hay trong kinh Hoa Nghiệm nói: Ba ngàn
thế giới nằm trong đầu sợi lông. Thời đại 4.0 sự phát triển của công nghệ thông
tin đã chứng minh lời Phật nói. Ngày nay người ta không cất chứa dữ liệu trong
sách, trong tủ, trong tài liệu bằng văn bản giấy tờ nữa mà mạng Internets đã
thâu giữ các dữ liệu vào trong một ổ đĩa nhỏ như ngón tay mà đã dung chứa hàng
ngàn dữ liệu. Ngàn dữ liệu nằm trong đầu ngón tay, khi mạng Internets chưa có
thì chúng ta không thể tin nổi đều này được.
Công nghệ lần thứ nhất là máy chạy bằng hơi nước;
công nghệ lần thứ hai là máy chạy bằng xăng, gọi là công nghệ điện năng, từ hai
công nghệ đó phát triển công nghệ thứ ba là máy điện toán, sau chuyển thành mạng
Internets. Công nghệ lần thứ tư là công nghệ 4.0. Gọi là không gian thực mà ảo,
nghĩa là hình ảnh hay âm thanh dù có xa mấy nhưng thấy và nghe như thật, như
trước mặt mà không thật, vì nó là hình ảnh ảo, mà thật. Như các mạng Zalo,
Messenger, Viber, Facebook, Youtube…
Công
nghệ 4.0 gọi là thực mà ảo, ảo mà thực, tương đương với câu trong kinh Bát Nhã:
“Sắc tức thì không, không tức thì sắc”. Nghĩa là không tức có, có tức không. Chữ
Không trong kinh gọi là “chơn không diệu hữu” tức trong không có vô số điều vi
diệu, chứ không phải trống không, không có gì hết. Và trong không gian hiện nay
có vô số đường chuyền điện tử, tài nguyên thiên nhiên đều nằm ở không gian, vô
số tin tức, dữ liệu quốc gia, thế giới đều lưu trữ ở trên không gian .v.v…
Thế nào là 4.0 là công nghệ lần thứ tư
có 4 phạm trù không cần có. Tức là không cần có không gian, thời gian, con người
và thiết bị máy móc. Ngày trước cần có con người, không gian, thời gian và máy
móc mới làm ra tiền của. Ví như một cơ xưởng, phải có con người, như giám đốc,
công nhân, phải có không gian mặt bằng để lắp đặt máy móc và hàng hóa, phải có
thời gian để hoàn thành sản phẩm. Phải có đủ 4 phạm trù đó mới làm ra tiền của. Với công nghệ 4.0 ngày nay, người ta chỉ cần
nữa mét vuông có thể làm ra tiền tỷ trong thời gian ngắn một giờ chẳng hạn.
Vì
thế ba đặc điểm của công nghệ 4.0 là:
1/ Thần tốc, nhanh như chớp.
2/ Kỳ lạ thấy và nghe những điều chưa từng thấy nghe.
3/ Ngoạn mục.
Vào thế giới 4.0 không ai là không vui mắt, dù già hay trẻ, quên
ăn mất ngủ cũng vì hình ảnh trên màn hình điện thoại.
Và 5 đặc trưng của 4.0 là:
1/Thế
giới mở ra và thu lại. (không gian)
2/
Thời gian mở ra và thu lại. ( thời gian)
3/ Vinh danh con người và cải tạo con người. Nhờ thông tin trung
thực và nhanh chóng, mà những người sa cơ thất thế, nghèo khổ trở nên nổi tiếng
và sung túc giàu có.
4/ Kinh tế tăng trưởng thần tốc: Ngày xưa làm thủ công, mỗi ngày
có được 5 đến 3 sản phẩm, ngày này trong một tiếng ra cả ngàn sản phẩm.
5/ Chỉ cần một cái máy Smatphone thì đi bất cứ nơi đâu không cần
người dẫn đường, hay đem theo tiền bạc .v.v.. trong đó chứa đủ mọi nhu cầu
chúng ta cần.
Trong
kinh Đại thừa chứa đựng rất nhiều điều mà khoa học chưa khai thác hết. Như câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất niệm
thông tam giới”, nghĩa là chỉ trong một niệm thông cả ba ngàn thế giới. Với mạng
thông tin thần tốc ngày nay cũng thế, sự kiện xảy ra trong một nháy mắt cả thế
giới đều hay biết.
Hay
“Phật quán nhất bát thủy bát vạn tứ thiên trùng” Phật xem một bát nước có đến tám vạn bốn ngàn
vi trùng, ngày xưa chưa có kính hiển vi mà Phật đã thấy được vi trùng, do đó ngày xưa những người không tin Phật họ
nói Phật nói chuyện viễn vông, nhưng ngày nay thì quá thực.
Trong kinh Đại thừa nói: Phật nói một âm
mà các loài đều nghe biết. Nghĩa là Phật nói ra một lời mà các loài như con người,
loài chó, chim, trâu bò v.v.. đều nghe và hiểu lời Phật nói. Chúng ta nghe như
vậy tin mà không thể hiểu được. Nhưng ngày nay các nhà khoa học đã chế ra cái
máy nghe đa ngôn ngữ y như lời kinh Đại thừa vậy. Các hội nghị quốc tế, mỗi thành
viên tham dự được phát cho một cái máy nghe có dây nghe. Người lên diễn đàn
trình bày sự việc bằng một ngôn ngữ Anh hay Pháp hoặc Nhựt, thì cái máy của mỗi
người đeo nghe trên người nó sẽ dịch sang tiếng của nước thành viên đó, không cần
phải có thông dịch. Nghĩa là người nói một thứ tiếng mà các máy dịch ra nhiều
thứ tiếng. Và cái máy còn ghi âm và đánh thành chữ văn bản trên máy của các nhà
báo, đài đưa tin tức nữa, không cần phải dịch thuật lại nữa. Máy móc ngày nay
quá hiện đại quá siêu. Nhưng đức Phật đã đi trước khoa học những điều này rồi.
Cũng vậy, ngày nay các khoa
học gia chế tạo các phi thuyền bay ra khỏi trái đất, lên tận cung trăng, các
phi cơ chở 500 người bay trên không từ nước này qua nước khác trong vài tiếng
đồng hồ. Thì đối với con người thời xưa 300 năm về trước việc này họ cũng cho
là huyền bí khó hiểu, không tin nổi có những sự việc như vậy.
Trước khi Phật ra đời cũng đã có nhiều vị tu luyện có đủ ngũ thông, và sau Phật
cũng có nhiều người tu luyện đã chứng được ngũ thông. Riêng đức Phật có đủ lục
thông, vì thế Phật mới tuyên bố sau khi thành đạo rằng: “Lạ thay tất cả chúng
sanh đều có giác tánh (Phật tánh, Tự tánh thanh tịnh) vì thế Ta là Phật đã
thành và tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành”. Hai ngàn năm sau, ngài Huệ Năng
(638- 713), là một thiền sư vĩ đại nhất trong lịch sử thiền tông Trung Hoa. Khi
ngài Huệ Năng được Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang ngài Huệ Năng hoát nhiên đại ngộ
hết thảy vạn pháp không lìa Tự tánh, rồi nói bài kệ trước mặt Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn
rằng: “Hà kỳ tự tánh năng sanh vạn pháp, Hà kỳ tự tánh vốn tự đầy đủ…”. Nghĩa
là “Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp; Nào ngờ tự tánh vốn thanh tịnh; Nào ngờ
tự tánh không sanh diệt; Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ; Nào ngờ tự tánh vốn
không dao động”
Hay trong kinh nói “Phàm tác nghiệp bất vong,
nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ”. Nghĩa là phàm đã làm việc gì đều không mất, khi nhân
duyên hội đủ thì quả báo sẽ hiện ra”.
Ngày nay các nhà khoa học chế tác ra cái máy truy tìm lại âm thanh và
hình ảnh của các sự kiện gây án mạng, hay đánh cắp tài sản. Như vậy những điều
Phật nói trong kinh đều phù hợp vơi sự nghiên của của các giới khoa học.
Vì thế những lời Phật nói
là những lời chân thật ngàn năm về trước và mấy ngàn năm về sau, những ai y theo
lời Phật dạy thì sẽ đạt được những gì Phật đã thấu đạt được không sai./.
Phụ
lục:
Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Phật
nhãn, Pháp nhãn thì thông suốt còn nhục nhãn thì ngăn ngại.
- Thiên nhãn còn gọi là
thiên nhãn thông, là năng lực nhìn thấy rõ vạn vật gần xa, nhìn thấy mọi bản
chất sự vật của chúng sanh cũng như mọi hình sắc trong thế gian không gì là
ngăn ngại.
- Pháp nhãn là mắt sáng của
chư Bồ tát vì đã thực hành sâu xa Bát Nhã Ba la Mật để thấy rõ căn cơ của chúng
sanh mà tùy duyên hóa độ. Pháp nhãn là loại nhãn của Bồ tát và A La hán.
- Tuệ nhãn: Là con mắt trí
tuệ, thấy quá trình luân hồi sanh tử, thấy được các thế giới và các tầng không
gian…
Phật và chư Bồ tát có các
loại nhãn như vậy, nên các ngài hóa độ chúng sanh không bị trở ngại, và hóa độ
vô lượng chúng sanh mà không sanh sự nhàm mỏi.
Tóm lại Kinh điển Đại thừa đã đáp ứng nhu cầu cho các nhà khoa học
nghiên cứu và thực nghiệm để đem lại tiện ích cho cuộc sống con người trong mọi
thời mọi lúc mọi nơi.
Vì
thế trong kinh các nhà dịch thuật kinh điển mới tôn vinh đức Phật rằng: Trên trời
dưới trời, tìm hết không có ai bằng Phật là vậy. Giỏi và siêu như khoa học mà
cũng không bắt kịp lời Phật dạy là vậy.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét