PHẬT
GIÁO CÓ THỂ DÙNG ÂM NHẠC TRUYỀN BÁ
Hòa
thượng Tuyên Hóa không những thuyết pháp giảng kinh mà ngài còn làm thi. Ngài
viết một trang phật thi bằng Anh văn. Chúng đệ tử cảm thấy bài thơ này hay quá
nên đã cho phổ thành ca khúc, đến nay trở thành một trong các bài Thánh nhạc Phật
giáo, được lưu hành rộng rãi.
Nói đến thi ca Phật giáo, đệ tử ngài rất
giỏi sáng tạo, các Ni sư người Mỹ có tài âm nhạc, đã đem nhiều thơ kệ Phật giáo
phổ thành bài hát Tây phương, tạo thành những bản hợp xướng thường nhật, bổ
sung cho Phật khúc phổ thông.
Xét về truyền đạo thì Phật giáo không mạnh bằng
Cơ Đốc giáo, nguyên nhân có rất nhiều: Do nghĩa lý Phật giáo quá thâm áo, phức
tạp, không dễ cho một số người tiếp thọ… thêm một nguyên nhân khác nữa là: Phật
giáo thiếu âm nhạc, mà các bài thi ca, xướng tụng của Phật giáo vốn không dùng
để giải trí nên thiếu sự hấp dẫn, không làm lay động lòng người, mà cái kiểu xướng
tụng của người phương Đông Trung Quốc…dân Tây họ nghe rất khó lọt lỗ tai, nếu
người Tây chịu nghe nhạc Trung Quốc, thì chỉ là: Vì họ cảm thấy tò mò, chứ
không hề có tí cảm xúc rụng động chi, nếu Phật giáo muốn hoằng truyền tốt hơn tại
Tây phương thì cũng nên dùng thêm âm nhạc để cảm hóa dân Tây, vì vậy rất thán
phục khi nhận ra thiên tài sáng tạo của các Ni sư, cao đồ của Thượng nhân nơi
đây, đã đem lại hiệu quả rất lớn.
Hiện
nay Hội Phật Giáo Trung Mỹ dưới sự lãnh đạo của ngài Tuyên Hóa. Các chúng đệ tử
chân chính khổ tu, hoằng pháp hữu hiệu, họ rất có tài truyền đạo. Cũng không
đơn thuần do họ nhiệt tình làm từ thiện, mà còn nhờ họ biết Tây hóa, khéo léo
sáng tác các bản nhạc Phật giáo đóng góp thêm vào sự hoằng pháp thêm phong phù
hợp với dân Tây phương.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét