TẬN TÂM TẬN LỰC VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC
Cơ
sở Vạn Phật Thành có diện tích 287 mẫu Anh (khoảng 1.389.080 mét vuông- một mẫu
Anh là: 4.840m2). Trong khu vực đó có những
cây cổ thụ cao chọc trời, có 44 ngôi lâu vũ xây dựng theo kiểu Tây âu cực lớn.
Trước đây chỗ này vốn là một bệnh viện thuộc chính quyền California quản lý, do
chi phí bị tốn kém quá nhiều, nên đã bán đấu giá và được Hội Phật giáo Trung Mỹ,
tức Trưởng lão Tuyên Hóa Kim Sơn Tự cùng các cao đồ Phật tử góp tiền mua, tạo
thành cơ sở Phật giáo. Nơi đây có sẵn thiết bị của bệnh viện và nhà ở vĩnh viễn,
đủ để chứa cả vạn người, nên nhân đó ngài Tuyên Hóa đặt tên là “Vạn Phật
Thành”. Tại đây ngài còn xây nên Đại Học Phật Giáo, được chính phủ California cấp
phép, trong Đại Học Pháp giới, ngài còn thiết lập “Viện Nghiên Cứu Phật Học”
cùng “Học Viện Dịch Kinh”, “Học Viện Kỷ Niệm Hư Vân Đại Sư”v.v… trong đây các
nhân môn, các học giả Trung Mỹ đông vô số kể, tất cả cùng hợp lực cố gắng, gian
nan lập nghiệp.
Ông
Phùng Bồi Đức tìm một vị giáo thọ nổi danh đến thăm Vạn Phật Thành và giới thiệu
vị giáo thọ này để Hòa thượng Tuyên Hóa thỉnh mời cộng tác giảng dạy tại Viện Đại
Học Phật giáo, qua sự giới thiệu của ông, Hòa thượng Tuyên Hóa thỉnh mời vị
giáo thọ này phát tâm giảng dạy, nhưng vì hoàn cảnh của vị giáo thọ này ở tại
miền Đông nước Mỹ cách xa trở ngại nên ông không thể nhận lời mời giảng dạy của
Hòa thượng được. Vì không thỉnh mời được một vị giáo thọ nổi danh thiếu đi một
nhân tài cho Học viện Hòa thượng Tuyên Hóa cảm thấy buồn rơi nước mắt. Vì sự
nghiệp giáo dục của Đại Học Pháp giới mà ngài phải hao tổn tâm huyết rất nhiều
như vậy.
Một vị cao tăng bát phong bất động như
thế, lại phải vì chuyện giáo dục Phật giáo mà lo nghĩ, ưu tư đến mức rơi lệ, việc
này bên ngoài có ai hay biết? Lúc ấy chỉ có mấy người tại hiện trường chứng kiến
mà thôi.
Đại Học Pháp Giới ngày nay đã thành tựu
quy mô đầy đủ, nhờ Thượng nhân cùng các cao đồ nhiều năm khổ tâm gieo trồng, cuối
cùng đã được thành công mỹ mãn.
Vào ngày mùng 4 tháng 11 năm 1979 Thượng
nhân cử hành lễ khai quang vạn ngôi Phật tượng trong Vạn Phật Thành, sau đó
ngài cho xây tiếp ngôi Đại Hùng Bảo Điện, nhờ vậy đến nay khu vực này có 44 tòa
nhà, ba trăm mẫu đất sơn lâm, phát huy khu Thánh địa tùng lâm Phật giáo. Đối với
việc đào tạo nhân tài truyền bá Phật giáo vĩnh cữu, Thượng nhân Tuyên Hóa cùng
các cao đồ luôn khiêm cung, đây cũng chính là thân giáo mà ngài thường làm
gương cho đệ tử. Khi ngài có đề xuất ý kiến gì thì luôn cho họp chúng tham khảo,
không hề độc đoán tự quyết, cũng chưa từng ra lệnh. Phật giáo Trung Mỹ của ngài
luôn dùng tinh thần dân chủ quyết định.
Tuy ngài thủ lãnh Kim Sơn Tự, Vạn Phật
Thành, Đại Học Pháp Giới, nhưng mọi việc ngài đều giao cho đệ tử phụ trách, bản
thân ngài chỉ có hư vị, mọi việc chi xuất hành chính phúc thiện lớn, nhỏ… ngài
đều giao phó cho hai đại đệ tử lo, sau khi bàn bạc cùng ngài thống nhất ý kiến
xong thì mới xuất chi phiếu. Chuyện thu nhập quyên khoản bên ngoài, bất kể lớn
nhỏ, cũng do đệ tử bên tài vụ lo. Hòa thượng và chúng đệ tử khác không ai giữ
tài vật tư riêng, nếu có đệ tử tại gia hiến cúng kim tiền, ngài lập tức sung và
công khố.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét