PHẬT TẠI TÂM
Phật tại tâm là gì? Đây có phải là câu nói chỉ rằng trong tâm
mọi người đều có Phật hay không?
Nội dung
1. Phật tại tâm được
gọi là gì?
2. Hiểu câu nói Phật
tại tâm như thế nào cho đúng?
3. Hiểu sai câu nói
Phật tại tâm dẫn tới những hậu quả gì?
3.1. Hiểu sai dẫn
đến việc buông thả
3.2. Hiểu sai dẫn tới
chỉ thực hiện theo hình thức
4. Người tu tập nhìn
thấy gì ở trong tâm?
5. Tu
tâm là tu như thế nào?
Chắc hẳn các
bạn đã nghe qua rất nhiều lần về câu nói Phật tại tâm. Nhiều người cũng lấy cái
lý này nên đã không bao giờ đi chùa, đi lễ Phật hay tìm hiểu sâu sắc về giáo
lý. Vậy thực chất câu nói này có ý nghĩa là gì và chúng ta nên hiểu như thế nào
cho đúng nhất.
1. Phật
tại tâm được gọi là gì?
Chúng ta
thường nghe nói rằng Phật tại tâm,
Phật ở trong tâm hay trong tâm có Phật… Đây là câu nói thường được những người
tu hành nói đến và được xem như lời chỉ bảo, khuyên ngăn những người tu hành
không phải tìm Phật ở những nơi nào quá xa xôi mà hãy tìm ngay ở chính trong
tâm của bản thân.
Phật tại tâm
cũng muốn khẳng định trong mỗi con người đều có Phật tính. Nó được thể hiện
ngay trong cái tâm của bản thân của mỗi người. Phật đó chính là tấm lòng từ bi
là trí tuệ sáng suốt đã hiện sẵn trong mỗi con người.
Phật tại tâm là câu nói muốn khẳng định trong mỗi con người đều
có Phật.
Các bạn nên
nhớ một điều rằng Phật tại tâm không đồng nghĩa với Tâm là Phật. Để có được cái
tâm bạn cần phải biết cách tu sửa, phải tự điều chỉnh hành vi của bản thân, tư
duy của bản thân làm sao để những cái uế sẽ được tiêu trừ và phật tính được
biểu hiện ra. Làm được điều này đòi hỏi cả một quá trình đầy ắp gian nan, thử
thách.
Từ việc Phật
tại tâm tới việc tâm là Phật cần phải trải qua điều cơ bản đầu tiên đó là giữ
giới. Nếu như cái tâm của bạn vẫn chưa tu sửa vốn hỗn tạp đang còn lẫn lộn xấu
thiện ác thì cần phải khắc chế nó bằng việc thật nghiêm túc, thành thật để sửa
đổi. Có thể thấy người Việt sử dụng câu nói Phật tại tâm rất nhiều. Chính vì
vậy mức độ tuỳ tiện của nó cũng rất cao. Để hiểu rõ hơn về câu nói này chúng ta
hãy cùng tìm hiểu tiếp nội dung dưới đây nhé.
Do việc sử dụng câu nói Phật tại tâm ngày càng nhiều nên mức độ
tuỳ tiện của nó cũng cao
2.
Hiểu câu nói Phật tại tâm như thế nào cho đúng?
Nếu như xét
theo mặt đạo đức hoặc những luân lý ở thế gian thì câu nói này cũng có thể chấp
nhận được. Câu nói mang ý nghĩa nói lên bộ giáo lý kinh điển của nhà Phật.
Trong tâm của chúng sanh vốn dĩ đã có Phật hay còn được gọi đó là Phật Tánh.
Theo như Phật
Bổn Sư Thích Ca đã từng nói rằng Ngài là Phật đã thành thì chúng sanh là Phật
sẽ thành. Ý của câu nói này muốn chỉ về việc mỗi người đều có thể là Phật, chỉ
cần tinh tấn tu hành thì chắc chắn sẽ có ngày gặt hái được Phật quả. Vì vậy
thay vì cứ loay hoay tìm kiếm vị Phật bên ngoài mọi người hãy quay lại và tu
hành cái tâm của bản thân.
Về
ý nghĩa đạo đức Phật trong tâm có nghĩa là trong tâm của chúng sanh vốn dĩ đã
có Phật hay còn được gọi là Phật Tánh.
Ý nghĩa đạo
đức của câu nói này là như vậy nhưng bạn cũng nên nhớ rằng tâm của mỗi người
bao gồm có cả nghiệp xấu, ác, tham, sân si đến từ vô lượng kiếp. Những điều này
nhiều tới nỗi đã che lấp đi vị Phật ở trong tâm. Do đó việc mà mỗi người đi
chùa làm lễ, cúng bái, tụng kinh hay tìm hiểu về giáo pháp là nhằm mục đích xoá
bỏ đi những điều xấu trong tâm. Chỉ thực sự tu tập bạn mới có thể tìm thấy lại
được vị Phật ở trong tâm. Nếu không câu nói Phật tại tâm vẫn mãi chỉ là một câu
nói nguỵ biện cho những ai lười tu nhưng luôn nghĩ bản thân là Phật.
Phật trong tâm là câu nói được chấp nhận nếu những ai chịu tu
tập.
3.
Hiểu sai câu nói Phật tại tâm dẫn tới những hậu quả gì?
Phật tại tâm là câu
nói đang được sử dụng rất nhiều. Thế nhưng nếu hiểu sai về ý nghĩa của câu nói
này có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ đó là.
3.1. Hiểu sai dẫn đến việc buông thả
Trong kinh
điển của Phật giáo đã từng nói Phật vô xứ bất tại điều này có nghĩa là Phật
không nơi nào là không có. Với câu nói này bạn có thể hiểu sự tồn tại của các
Phật là rất nhiều, đối với từng vị Phật sẽ mang những thần thông quảng đại khác
nhau và hiện hữu ở khắp mọi nơi. Các vị Phật này sẽ từ bi và cứu độ cho những
người có duyên và có tâm tu Phật.
Mặc dù các vị
Phật hiện hữu ở khắp mọi nơi nhưng chúng ta không thể nào nhìn thấy. Thế nhưng
với những người tu luyện đạt được thành tựu thì sẽ nhìn thấy được sự triển hiện
của các Ngài và được các Ngài độ, gia trì để cho tu luyện tới khi đắc Đạo rời
khỏi được kiếp luân hồi để có thể đạt được sự từ bi và trí huệ.
Phật cũng
chẳng xuất hiện trong không gian của nhân loại. Do đó nếu muốn thuyết pháp và
độ nhân các vị Phật này cần phải giáng sinh trở thành người phạm, mượn xác của
con người phàm để giảng độ tới chúng sanh. Với những ai có duyên ngộ thì được
đắc Pháp và nhận được sự cứu độ từ Phật. Chính vì lý do này mà Phật không xuất
hiện tại các thế giới vật chất dơ bẩn cũng không bao giờ trú ngụ ở cái tâm
người phàm nào có đầy rẫy sự tham, sân, si và danh lợi tình.
Phật không bao giờ trú ngụ ở cái tâm người phàm đầy rẫy tham,
sân, si.
Nhiều người
quan niệm Phật tại tâm có nghĩa là trong tâm của họ đã có sẵn Phật. Dù họ có
hành động hay có những hành vi sai trái nào đi chăng nữa thì cũng sẽ không động
tới Phật ở trong tâm. Tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm, nó giống như
một sự phỉ báng Phật. Nói như vậy thực chất là đang che đậy đi một cái tâm
phóng túng và hiểu sai câu nói Phật tại tâm sẽ dẫn tới các hình thức buông thả.
Nhiều người hiểu lầm câu nói Phật trong tâm và dẫn tới việc
buông thả.
3.2. Hiểu sai dẫn tới chỉ thực hiện theo hình thức
Có rất nhiều
người nắm được rằng Phật không tồn tại trong tâm của người Phàm. Vì thế họ đã
siêng năng đi chùa, làm lễ, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật dưới sự thành kính
nhất. Thế nhưng trong số họ cũng có những người lại suy nghĩ rằng việc việc tu
Phật chỉ cần thực hiện trong chùa, khi đi ra khỏi cổng chùa, trở về với cuộc
sống thường ngày họ lại trở thành người xưa, vẫn còn cái tính tham, sân, si,
giận hờn.
Bản thân của
việc ăn chay niệm Phật, lễ chùa cũng chỉ là mặt hình thức. Ăn chay giúp cho
chúng sinh nuôi dưỡng được tấm lòng từ bi để tránh vì ham dục của cái miệng
mình làm làm đau khổ tới con vật. Hay việc lễ chùa, tụng kinh và niệm Phật cũng
chỉ là hình thức đề giúp ghi nhớ về lời của đức Phật đã dạy, để từ đó khắc sâu
và cố gắng thực hiện theo.
Bản thân của việc ăn chay, niệm Phật, lễ chùa cũng chỉ là mặt
hình thức.
Nếu như bạn
không thực hiện theo lời chỉ dạy của đức Phật, gạt bỏ cái tâm mình trước sự cám
dỗ của hư danh, tài lợi, sắc tình và chỉ đi chùa lễ Phật theo hình thức thì sẽ
không được gọi là Phật tử chân chính. Do Phật vô xứ bất tại trong tâm của mỗi
người nên khi chúng ta nghĩ gì các Ngài cũng hiểu rất rõ. Các Ngài sẽ nhìn vào
hành động, hành vi của chúng ta trong cuộc sống chứ không quan tâm tới hình
thức đi chùa lễ Phật.
Phật tại tâm hiểu sai sẽ dẫn tới việc chỉ thực hiện theo hình
thức.
4.
Người tu tập nhìn thấy gì ở trong tâm?
Nhiều người
đã dành khoảng thời gian rất dài vào việc trau dồi các kinh sử nhằm mục đích
tích luỹ lại được sự hạnh ngộ và họ đã tích cực hành thiện nhằm mục đích tích
luỹ các công đức. Lúc này họ cũng dành ra thời gian dài để suy nghĩ và hướng
tới Phật với mong muốn Phật hướng lại mình.
Tuy nhiên tất
cả điều này là chưa đủ nếu như mỗi người bị thiếu đi sự tu tập cần thiết. Sự tu
tập được thể hiện ở từng hành động của mỗi người, không chờ hay không đợi tới
khi nhận được phước lành thì mới bắt đầu hành động. Sự tu tập này sẽ được xuất
phát từ bản năng, ý thức của mỗi người.
Sự tu tập
được hiểu là một quá trình dài mới thành công. Khi bạn càng kiên trì, nhẫn nại
và dám đương đầu với mọi chông gai thì mới càng dễ dàng vươn lên trên khó khăn
và vượt qua được những khúc mắc đã ập tới. Lúc nào bạn cũng nên ghi nhớ rằng
chính sự khó khăn đó là tiền đề cho sự cố gắng và kiên định trong con người
bạn. Liệu rằng bạn có thể thờ ơ được với mọi thứ hay cố gắng để chấp nhận và
sẵn sàng đón nhận những điều sắp tới.
Sự tu tập là cả một hành trình dài mới thành công.
Cái tu tập mà
bạn chọn đừng thực hiện bởi 1 hành chính hay một đích đến nào cụ thể. Thay vào
đó bạn hãy tu tập bởi cảm thấy nó vô cùng cần thiết và phù hợp với ngay bản
thân mình. Sự tu tập này sẽ giúp soi chiếu được bản thân của bạn được tốt nhất.
Có thể thấy
rằng sự phù hộ không đến từ các vị Đức Phật mà xuất phát từ lòng thương và tình
cảm của muôn người ở xung quanh đối với hành động của bản thân bạn. Khi ta hành
động hay tu tập một điều gì đó không phải để cho Phật soi sáng, đánh giá mà ta
làm là do bản năng lương thiện của chính mình. Chỉ khi đó thì tâm mới có thể
trọn vẹn được trong cõi Phật.
Phật tử tu tập điều gì đó không phải để Đức Phật soi sáng mà do
bản năng lương thiện có trong chính mình.
5. Tu tâm là tu như thế nào?
Thì chắc chắn họ sẽ lúng túng không
biết trả lời như thế nào hoặc giả chỉ có thể trả
lời loanh quanh rằng tu tâm là làm điều tốt, không hại ai
và chỉ có chừng đó.
Nói rằng PHẬT TẠI
TÂM là dựa theo ý Phật trong kinh Pháp Hoa: “Phật
và chúng sanh đồng một thể tánh, ta là Phật đã
thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Hay như lời dạy của
ngài Phù Vân khuyên vua Trần Thái Tông, khi vua chán cảnh ngồi
trên ngai vàng đầy phiền não muốn lên núi ẩn tu, ngài Phù
Vân đã khuyên “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta.
Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện , thì đó là Phật”.
Đó là ý chỉ của Phật và chư Tổ. “Phật tại tâm” vì Phật
tánh vốn có sẵn trong tâm của từng chúng sanh. Nhưng đâu
phải Tâm Phật dễ hiễn bày, vì trải qua vô lượng
kiếp tâm ta đã luân hồi, trôi lăn qua nhiều cảnh
giới khác nhau trong lục đạo (Trời, người, A-tu-la, địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh) nên chất chứa biết bao nhiêu
là tham sân si, phiền não, bao nhiêu là nghiệp chướng, tội
lỗi mà ta đã gây ra. Trong vô lượng kiếp ta đã tạo
ra vô số nghiệp xấu ác, vì vô minh che lấp nên không
thể nào nhận thức được như thế nào là tạo nghiệp lành, đâu
là tạo nghiệp ác. Cũng vì mờ mịt trong cõi u minh như
thế nên tâm Phật trong mỗi chúng ta như viên ngọc quý đã bị
tạp chất, đất đá bao bọc, phủ kín ngày càng dày thêm. Viên ngọc đó bị vùi sâu
trong uế tạp thì lấy ánh sáng từ tâm Phật đâu ra để mà tu tâm?!.
Đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, bái sám học
hỏi giáo lý, thính pháp văn kinh, bố thí, trì
giới, thực hành các pháp thiện lành… là
những phương tiện để giúp chúng ta bào mòn lớp vỏ vô
minh, gọt dũa dần dần tham lam, sân hận, si mê, tật đố,
kiêu mạn… để cho ánh sáng của viên ngọc Phật trong tâm ta từ
từ hiển lộ cho ta thấy được bản tâm thanh tịnh, Phật
tánh trong tâm đó mới gọi là tu tâm.
Hãy đến chùa với cái tâm trong sáng, tham cầu học
đạo, buông bỏ những thói kiêu căng, ngã mạn, buông
bỏ những thị phi bên ngoài cổng chùa để cảm nhận hương sen tỏa
ngát chốn già lam. Chứ đến chùa với tâm hướng ngoại, chất
chứa những sân hận, phiền não, kiêu căng, ngã mạn, chỉ
chăm chăm nhìn vào những sự sai sót của tăng sĩ, phật tử để phê phán
thì chắc chắn rằng đến chùa sẽ không tìm thấy sự an
lạc trong tâm hồn, không tìm thấy sự thanh tịnh ở
chốn thiền môn, không tìm thấy sự tỉnh lặng an
nhiên trong tâm để hướng tâm về Phật, hướng tâm đến những điều thiện lành.
Nếu đến chùa mà chỉ chú tâm vào những cái chưa
tốt hay mỗi vài lỗi lầm của một số tăng, ni hay phật
tử rồi phỉ báng, chê bai rồi tuyên bố qua lưng với chùa,
rồi tuyên bố chùa bây giờ không còn là nơi thanh tịnh, không cần
đến chùa để tu hành nữa mà ở nhà tu tâm cũng đủ vì “Phật
tại tâm” thì đúng là một trạng thái vô minh khác, đó chẳng qua
là một lời xảo ngôn để biện minh cho việc giải đãi của mình
vì đã đánh mất chánh niệm, đánh mất đức tin và tăng
trưởng sự kiêu căng ngã mạn. Phật tại tâm mà Ma
cũng tại tâm là ở chỗ đó!
Trên đây
chúng tôi đã cung cấp một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc Phật tại
tâm là gì? Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn câu nói
Phật trong tâm và ứng xử nó sao cho phù hợp nhất.
Lôi Phong
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét