Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA TĂNG VÀ NI

                 Những  điểm  khác  biệt  giữa  Tăng  và  Ni
                                giữa  Nam  giới  và  Nữ  giới
Tăng chi Bộ kinh phẩm 1ghi rằng: Sự kiện này không xảy ra một phụ nữ có thể một A La Hán chánh đẳng giác (Phật), một phụ nữ có thể là một chuyển luân Thánh Vương- Một Đế Thích- một Phạm Thiên Vương hay một Ma Vương. Sự kiện này có xảy ra: Một đàn ông có thể là một La Hán chánh đẳng giác, một chuyển luân Thánh Vương, một Phạm Thiên Vương hay một Ma Vương (đại độc ác)
 Các pháp như thế (pháp nhũ như thị) không thể hỏi tại sao? Vì như không thể hỏi tại sao mặt trời mọc ở phương đông?
 Sự khác biệt về giới bổn:
Giới bổn Tăng Ni đều có 7 tụ giới. Về số lượng giới điều đều có sai biệt, nên giới bổn của Tăng có 250 giới trong khi đó giới của Ni gồm 348 giới. Giới bổn được thiết lập nhằm đem lại lợi ích giải thoát cho người giữ giới, cho Tăng già, và cho quần chúng để chánh pháp  trụ thế lâu dài. Vì thế, giới điều càng đi vào chi tiết, càng nhiều thì thuận lợi thêm cho việc giải thoát, cho Ni giới mà không hề có ý nghĩa ràng buộc thêm cho Ni giới
 Sự kiện Ni giới nhận lĩnh thêm Bát kỉnh pháp
 Bát kỉnh pháp là 8 điều mà Ni giới phải tôn trọng giữ gìn như là giữ vòng hoa trang điểm cho lịch nhã hơn cho người phụ nữ Ấn Độ ngày xưa. Đó là:
 a. Dù cho Thọ Đại giới 100 năm, một Tỳ kheo ni đối vơi Tỳ Kheo thọ giới trong một ngày cũng phải đảnh lễ đứng dậy, chắp tay xử sự đúng pháp.
b. Tỳ kheo ni không thể an cư tại chỗ nếu không có Tỳ Kheo.
c. Nửa tháng một lần, Tỳ kheo ni cần phải thỉnh chúng Tỳ Kheo Tăng đến thuyết giới.
d.Sau khi an cư mùa mưa xong, Tỳ Kheo ni cần phải làm lễ Tự Tứ trước hai Tăng chúng.
e. Tỳ Kheo ni phạm trọng tội phải làm pháp ý hỷ đến 1/2 tháng
f. Sau thời gian hành các pháp Sa di ni  2 năm phải xin thọ cục túc giới trước hai Tăng chúng.
g.  Không vì bất cứ  lý do gì, Tỳ kheo ni có thể chỉ trích Tỳ Kheo Tăng.
 h. Chỉ có sự giáo giới phê bình giữa các Tỳ kheo về các Tỳ KheoNi, mà không có sự giáo giới phê bình giữa các Tỳ kheo ni về các Tỳ Kheo.
Các điều ở trên chỉ nhằm xác định sự bày tỏ kính trọng chư Tăng của chư Ni, để tạo một khoảng cách thân mật về tình cảm đễ đưa đến các ngộ nhận nghi ngờ bất lợi cho giá trị phạm hạnh của Tăng già, tổn hại đến sứ mệnh của Tăng Bảo.
 (Điều1,7,8) nhằm chỉ có một giáo hội Tăng già Thống nhất, mà không phải có một giáo hội Ni độc lập với  giáo hội Tăng.
“Bát kỉnh pháp” như  thế được thành lập để mở ra hướng xuất thế  cho nữ giới và  nhằm bảo vệ giá trị phạm hạnh của đoàn thể Tăng già vì sự an trụ  lâu dài của Chánh pháp, mà không thể có một ý nghĩa  phân biệt, kỳ thị nào ở đây.
Đức Thế Tôn đã dạy cho Tôn giả A-Nan rõ lý do tại sao Thế Tôn ràng buộc “Bát kỉnh Pháp” cho Ni giới rằng:
 “Này A- Nan, ví như một người vì nghĩ đến tương lai, xây dựng bờ đê cho một hồ nước lớn để nước không thể chảy qua, cũng vậy A- Nan vì nghĩ đến tương lai, Ta ban hành “Bát kỉnh pháp” này cho các Tỳ Kheo Ni, cho đến trọn đời không được vượt qua”.
        “Tăng Chi III phẩm 8 pháp”:
Hồ nước ấy là hồ nước phạm hạnh của Tăng già. Đức Thế Tôn dạy tiếp: “Nếu Tăng già không có mặt Ni chúng thì phạm hạnh sẽ tồn tại lâu dài, diệu pháp sẽ tồn tại đến 1000 năm, vì có mặt Ni chúng nên diệu pháp bị rút ngắn 500 năm.
       “Tăng chi III phẩm 8 pháp”:
 Về ý nghĩa diệu pháp bị rút ngắn đã được Thế Tôn dạy rằng: Ví như một gia đình có  nhiều phụ nữ và ít đàn ông thì sẽ  bị đạo tặc đánh trộm, cũng thế về trường hợp Tăng già có mặt Ni chúng”.
Tài sản của Tăng già bị đánh trộm là tài sản phạm hạnh, là tài sản xây dựng tín tâm cho quần chúng đối với Chánh pháp. Đây là ý nghĩa mà mỗi chúng ta có thể tự hình dung ra, rất dễ nhận diện. Những nhà nghiên cứu Phật học và quần chúng Phật tử không có lý do gì để nghi ngờ về “Bát kỉnh pháp” rằng đấy là sự áp đặt lên Ni giới.
Hãy nghĩ rằng:  Đức Thế Tôn là đấng Đại Giác đã tận trừ hết thảy các lậu hoặc thì không có sự thiên vị Tăng giới hay kỳ thị Ni giới xảy ra. Tôn giả A- Nan và Tôn giả Ưu Ba Ly là các Đệ tử của Thê Tôn đã tận trừ sạch lậu hoặc trước thời gian kiết tập, không có sự kiện thêm hay bớt, hay tuyên thuyết sai Phật ý có  thể xảy ra.
Nếu nêu lên nghi vấn khác rằng  có  một sự thêm bớt về sau thời kiết tập kinh điển lần thứ ba dưới triều vua A- Dục, thì điều này cũng không thể xảy ra, bởi vì kiết tập này cũng được  chủ trì bởi các đại A- La- Hán những vị đã tận tường pháp và luật do Đức Phật thuyết.Vấn đề còn lại là do nghi ngờ của chúng ta khởi lên từ vọng niệm từ các tư duy sai lầm bị chế ngự bởi các ngã ái, ngã mạn, ngã chấp.
Có nhiều lý do tương tự đối với Ni giới để chúng ta đi đến một sự ổn định về nhận thức rằng: Để chấp nhân sự hiện diện của Ni giới trong hàng xuất gia, phạm hạnh, thì điều kiện tối thiểu cần có là duy trì tôn kính “Bát kỉnh pháp”. Thế Tôn không thuyết lập “Bát kỉnh pháp” cho đoàn thể nữ cư sĩ với nam cư sĩ.
Đến đây nếu còn chút nghi ngờ nào về “Bát kỉnh pháp” như là một sự áp đặt, thì chúng ta hãy tiếp tục nghĩ rằng: Là một Tăng sĩ Phật giáo có học pháp, hiểu pháp và hành pháp thì ý thức rằng công phu của tự thân là chế ngự ngã si, ngã mạn, ngã ái nên tuyệt nhiên không hưởng một quyền lợi giải thoát nào qua “Bát kỉnh pháp” và sẽ không bao giờ có một tự hảnh nào về sự kính trọng mà Ni giới dành cho vị Tăng sĩ ấy cả.
Là một Ni sư có học pháp, hiểu pháp, hành pháp và cả Tăng hay Phật tử cũng thế, thì ý thức rằng, mình phải biết ơn cuộc đời này, thiên nhiên cỏ cây này, phải tỏ sự kính trọng đối với tất cả, huống nữa là đối với Tăng già, đối với Tăng sĩ trẻ. Đây là điều tốt đẹp cần làm như là một phụ nữ cần trang điểm cho vẻ đẹp của văn hoá phạm hạnh và của cả văn hoá phương đông.
Nghi ngờ “Bát kỉnh pháp”chỉ là sự rối loạn của tư duy sẽ dẫn đến sự rối loạn của thái độ sống. Điều này hẳn sẽ không đem lại an lạc, hạnh phúc  cho đám đông.
**         **        **
NSGN số 15
Nữ giới và những lời dạy của Đức Phật

Thích Chơn Thiện (15-10-1997)

NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA TĂNG VÀ NI Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét