Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

ĐẠO GIA TÔ

Một số sử gia cho rằng đế quốc La mã mau suy tàn do sự phát triển của đạo Gia Tô. Lời ấy đúng một phần nhỏ vì người sáng lập đạo đó, tức là Giê Su (Jesus Chist)  chống lại sự tàn bạo của các hoàng đế La Mã và một số đông tín đồ của ông trong giai cấp nô lệ, không chịu đánh giặc cho kẻ đã áp bức họ tàn nhẫn.
Đời sống Giê Su cũng như đời sống các giáo chủ khác được hậu thế tô điểm thêm cho có vẻ thần bí. HG Well trong cuốn: Đại cương lịch sử thế giới bỏ hết phần tô điểm đó đi, và tả Giê Su là một người nghiêm trang, hăng hái có khi nóng nảy, đi lang thang khắp nơi dạy người đời một đạo giản dị mà sâu xa, đạo yêu Thượng Đế và nhân loại vì nhân loại là anh em ruột với nhau.
Giê Su sanh đến nay được 2004 năm, lúc sinh ra trong chuồng bò  Bethleem (Bét-le em) xứ Judee Giuy-de và sống ở Nazarech (Na- Da-Rét), xứ  Galilée (Ga-liê), nhà nghèo, cha làm thợ  mộc.
Tuổi thơ của Ngài không có gì đặc biệt, gần 30 tuổi đi giảng đạo khắp  ba nơi trong ba năm rồi tới Jérusalem.
Đạo của Ngài cũng do đạo Do Thái mà ra, nhưng Ngài thêm một điểm mới và quan trọng: là lòng bác ái.
Dân miền Syrie và Palestine hồi ấy bị La Mã đô hộ, sống đau khổ, cơ cực. Ông bất bình trước tình trạng ấy, muốn san bằng các giai cấp bảo giàu nghèo sang hèn gì cũng là con của Trời và ngang nhau. Người nào kính Trời yêu đồng loại thì sau khi chết sẽ  sanh lên cõi Thiên đường (Nước Chúa). Quan niệm về Thiên đường rất mới mẻ, an ủi được những người nghèo khổ, bất hạnh giúp họ nhẫn nhục chịu đựng được những bất công ở đời, nên khi Giê Su nói:  Ai là người đau khổ, lại đây với tôi, thì các hạng nô lệ, thợ thuyền, nông dân, tất cả những kẻ bị khinh bỉ, giày xéo, vui vẻ ùn ùn nhau theo Ngài. Ngài dạy cho họ khinh sự giàu sang, có dư thì chia cho kẻ khác.
Ngài dạy cho họ chỉ được thờ Trời mà thôi còn các hoàng đế La Mã chỉ là những người thường như họ. Do vậy nhà cầm quyền La Mã tất không ưa Ngài. Ngài lại bảo Thượng Đế không phải là cha riêng của dân tộc nào, nên người Do Thái oán ghét Ngài vì họ có tinh thần quốc gia quá mạnh, tin rằng chỉ có dân tộc họ mới là con Trời. Họ tìm cách hãm hại Ngài và khi Ngài đến Jerusalem, họ vu cho ông là phiến loạn, bắt buộc nhà cầm quyền La Mã phải xử tội ông và ông phải đóng đinh lên Thập Tự Giá trên núi Golgotha (Gôn Gô Ta) cùng với hai tên cướp năm ông 30 tuổi. Ông hấp hối trong ba giờ, trước khi tắt thở, phều phào lời nói nhân từ vô cùng bất hủ này: “Cha, xin cha tha thứ cho họ, họ không biết họ làm gì ”.
Đời của Ngài chép trong Tân Ước một phần của Thánh Kinh. Phần kia là Cựu Ước, chép đời các vị Thánh sanh trước Ngài.
Sau khi Ngài mất, đệ tử truyền đạo bác ái của Ngài. Người có công nhất là Thánh Paul. Mới đầu tín đồ bị vua La Mã tàn sát dữ dội, mặc dầu vậy Đạo mỗi ngày một bành trướng tới thế kỷ18,19 khắp thế giới không đâu không có người theo.
 (Soạn  dựa theo  lịch sử văn minh Thế giới  của Nguyễn Hiến Lê - Thiên Giang )
Phần bổ túc thêm:  Chúa Trời, Đấng tạo ra muôn vật, theo Thiên chúa giáo, gồm có ba ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Thiên chúa giáo là tôn giáo do Jesus lập nên.
Thiên Chúa Giáo - cũng như Do Thái giáo, Hồi giáo là những tôn giáo tin có một Chúa Trời. Đấng tạo ra muôn vật, nhưng Do Thái giáo và Hồi giáo lại không hề nhận chúa Trời đó là   “Chúa Cha, chúa Con và chúa Thánh thần ”. Các tôn giáo nầy gọi là tôn giáo  duy thần, nhất thần, hay độc thần;  thần đó gọi là Thiên chúa, Anh ngữ gọi là God, pháp ngữ gọi là Diêu, Hồi giáo gọi là Allash, Do Thái giáo gọi là Javeh hay Jehovah.
Thiên chúa giáo hay gọi là Ki Tô Giáo là tên chung để chỉ Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo. Về tín lý, cả ba tôn giáo nầy đều phát xuất từ một nguồn đều thờ cúng một đối tượng, đều dựa vào một kinh văn gọi là Thánh kinh.
Thánh kinh là tên gốc kinh điển của Thiên chúa giáo. Tiếng Anh cũng như tiếng Pháp gọi Thánh kinh là Bible. Gốc tiếng Hy Lạp là Bihlos, có nghĩa là quyển sách.
Thánh kinh gồm có hai phần, Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước viết về một phần lịch sử nước Do Thái trước khi Jesus xuất hiện. Tân Ước viết về Jesus và những người tin Jesus là Thượng Đế giáng trần.
 “Cựu Ước” là lời hứa được coi là của Thiên chúa với dân Do Thái. “Tân Ước”ám chỉ những lời hứa của Thiên chúa qua lời Jesus.
Cựu Ước cũng như Tân Ước có nhiều tập hay sách. Tín đồ Thiên chúa giáo được dạy rằng Thánh Kinh là do Thượng Đế mặc khải hay đọc cho người viết lại. Nhưng một số tập sách trong Cựu Ước cũng như Tân Ước về sau đã bị người đời kiểm duyệt loại bỏ khỏi Thánh Kinh vì không hợp với chủ trương và hoàn cảnh của các lãnh tụ tôn giáo đương quyền, dù cho đó là những lời được coi như do Thượng Đế khải truyền hay đọc lại cho người chép.
Do Thái giáo chỉ nhận một số sách của Cựu Ước, không thừa nhận Tân Ước là lời của Thượng Đế Javeh hay Jehovah. Giáo chủa Hồi giáo Muhammad cũng bảo rằng Thánh Kinh Koran là do Thượng Đế Allah trực tiếp khải truyền cho ông.
Jesus hay Giê-Su là người mà các đạo Công giáo, Tin lành và Chính Thống giáo tin là đấng Christ hay Ki Tô. Ki Tô hay Christ theo nguyên nghĩa Hy Lạp là Christo là kẻ chịu xức dầu, kẻ cứu chuộc, kẻ đại diện Thượng Đế đến trần gian, là chúa Con hay Chúa Ngôi Hai.  Do đó mà Jesus còn có tên là Jesus Christ hay Giê Su Ki Tô, cũng như chỉ có đạo Ki Tô hay Ki Tô  giáo chứ không có đạo Giê Su hay Giê Su giáo. Ki Tô giáo là tôn giáo tin rằng Jesus là Christ. Ki Tô giáo tương đương với từ ngữ Christian hay chrétien và thường được dịch một cách tổng quát là Thiên Chúa Giáo nhưng đúng là phải dịch Ki Tô giáo, tức tôn giáo nhận Jesus là Christ, là Ki Tô, là Thiên Chúa.
Tín Lý của Thiên chúa giáo:
Thiên chúa giáo tin rằng con người gây tội lỗi nên Thiên chúa đã sai Chúa Con cảnh cáo bằng chính cái chết của Chúa Con, con người vẫn làm tội nên cuối cùng Thiên Chúa sẽ huỷ diệt địa cầu bằng biến cố gọi là tận thế.
Vấn đề tại sao Thiên Chúa được gán cho là toàn thiện toàn năng lại tạo ra tội lỗi, tại sao đã tạo ra con người lại không thể ngăn con người làm lỗi, tại sao đã tạo ra muôn loài muôn vật rồi lại tận diệt là một tín lý “mầu nhiệm “(sic) tuyệt đối, nghĩa là không hiểu nhưng vẫn phải chấp nhận. Chấp nhận những tín lý mầu nhiệm tuyệt đối đó là điều kiện tiên quyết để trở thành tín đồ.
Chúa ba ngôi của Thiên chúa giáo là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Do đó, tín đồ Thiên chúa giáo thường “làm dấu thánh giá “và đọc: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, A Men ”. Chúa Con xuống trần gian thành Jesus hay Giê Su. Jesus là một trong ba ngôi Thiên Chúa, theo tín lý, được hai ngôi Thiên Chúa kia uỷ nhiệm xuống trần gian cứu rỗi nhân loại, từ đó mới có tên là Jesus Christ, hay Giê Su Ki Tô, nghĩa là Giê Su Kẻ Cứu Chuộc. Chúa Thánh Thần là người đã giao hợp với Bà Maria để sinh ra Chúa Con Jesus. Nói thế khác, Jesus  vừa là anh của Chúa Thánh Thần trên trời, vừa là con của Chúa Thánh Thần dưới đất. Đó cũng lại là một tín lý “mầu nhiệm “tuyệt  đối nữa.
Người Do Thái không nhận Jesus là Christ, họ tin rằng Christ chưa đến, và lên án Jesus mạo nhận danh nghĩa, là phạm thượng khi tự nhận là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Chuộc nên Jesus bị xử tử. Nhưng theo Thánh Kinh, Jesus là Thiên Chúa nên không thể chết mà chỉ chết giả, Jesus chết ba ngày sống lại, trở về với Chúa Cha, chờ đến ngày tận thế để thưởng phạt những kẻ đã tin hay không chịu nghe lời cảnh cáo của Jesus để sám hối tội lỗi. Trong ngày tận thế, ai tin và thờ phượng thần thì được lên thiên đàng, ai không tin sẽ bị án phạt đời đời. Không thấy nói các loài động vật khác ngoài con người có bị chết và xử phạt trong ngày tận thế không. Mặt khác,nhân loại hôm nay khoảng 6 tỷ, đến ngày tận thế tất cả đều phải chết và phải ra trước toà chung thẩm để xét xử thưởng phạt. Giả dụ, mỗi người được xét xử chớp nhoáng là 10 phút thì phiên toà chung thẩm này sẽ kéo dài bao lâu?  Trên 1.100 thế kỷ ! Các hồn ma trong thời gian chờ đợi đó làm gì, không thấy nói tới?. Nếu Thiên Chúa đã có sẳn hồ sơ công tội, không cần một phiên toà dài hơn một ngàn thế kỷ để xét xử từng người mà sau ngày tận thế nhân loại sẽ được tự động phân loại công một bên, tội một bên để tự động lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Nhưng như vậy thì không cần phiên toà chung thẩm và cũng không cần gây ra tận thế làm gì phải khiến những người lành phải chết oan? Cũng không thấy nói ngoài quả đất này còn có chổ nào khác có người giống như người địa cầu? Đây cũng là tín lý “mầu nhiệm “tuyệt đối tất yếu của tín đồ Thiên Chúa giáo.
Các giáo phái như Chính Thống giáo, Anh giáo và một số các hệ phái nhỏ khác gọi là Tin Lành đều nhận cả hai phần Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước. Chính Thống giáo, Tin Lành giáo, Anh giáo và Do Thái giáo không chấp nhập lối kiến giải Thánh Kinh của Toà Thánh Vatican và cũng không chấp nhận Giáo Hoàng là đại diện duy nhất của Chúa Cha hay Chúa Con ở địa cầu nầy. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao cùng thờ một Thiên Chúa, cùng tự coi là con cái của một cha chung nhưng Công Giáo La Mã. Anh giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành và Do Thái giáo lại khác nhau và thường đối xử với nhau như những kẻ tử thù.
Do Thái giáo không chấp nhận Tân Ước, nghĩa là không chấp nhận Jesus là Christ. Từ ngàn năm qua, người Do Thái còn bị các phe Thiên Chúa giáo cáo buộc tội giết Jesus Christ hay Giê - Su  Ki -Tô, nghĩa là giết Thiên Chúa. Cáo buộc này đã gieo rắc đau thương khủng khiếp cho người Do Thái trong nhiều thế kỷ và lớn nhất là vụ tàn sát 6 triệu người Do Thái lưu vong ở Âu châu thời Đức Quốc Xã Hitler.
 (Soạn theo tài liệu: Tôn giáo & Dân tộc , những vấn đề cấp thiết

                                của nhóm nghiên cứu sử Việt, 3- 2003)

ĐẠO GIA TÔ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ