Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

KINH A DI ĐÀ GIẢNG GIẢI


TỔNG MỤC

I. PHẦN TỰA   

a) Tựa chung:   Kỳ viên đại hội

b) Tựa riêng  :  Nguyên do nói kinh
     II. PHẦN CHÁNH TÔNG
     A.- Y BÁO TRANG NGHIÊM
     1. Định nghĩa
     2. Hoạ nhạc và việc làm                            Khởi tín
     3. Chim nghe pháp
     4. Giải nghi
    B. CHÁNH BÁO THÙ THẮNG              Phát nguyện
    1. Khuyên phát nguyện
    2. Khuyên trì danh                                     Lập hạnh
    III. PHẦN LƯU THÔNG
   1. Chư Phật đồng tán thán                          Phổ khuyến
   2.  Kết khuyến
   3.  Công đức nói kinh                                  Kết khuyến

LỜI DẪN NHẬP

Đức Phật Thích Ca vì một đại sự nhân duyên ứng hiện  ra đời. Ngài tuỳ theo căn tánh của chúng sanh thuyết pháp 49 năm, đàm kinh 300 hội, Giáo pháp của Ngài đại khái chia ra làm 5 thời 8 giáo, trong đó lại đưa ra một môn niệm Phật gồm tất cả không luận kẻ hạ căn người thượng trí, hàng cư sĩ hay phái xuất gia. Thật là một phương tiện “Quyền thiệt song hành “mà xưa nay các Thánh Hiền đều khen ngợi.
Khi muốn đạt được chân lý mỹ mãn, chúng ta phải là con người có tư cách vừa là học giả vừa là hành giả, cái học sẽ bổ túc cho cái hành, cái học sẽ làm cho cái hành được sáng tỏ. Cái học và cái hành sẽ bổ túc cho nhau  đưa chúng ta trực nhận được lý tánh nhiệm mầu của chân lý tịnh độ.
Tịnh độ tông là một tông phái trong mười tông phái lớn nhất của Phật giáo đã dựa vào kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà để phát huy tông phái của mình.
    Quyển kinh A Di Đà  này đã được Ngài Tam Tạng pháp sư Cưu Ma La Thập dịch từ chữ Phạn qua chữ Hán, đã phổ cập cùng khắp nhất là ở Việt Nam từ phái xuất gia đến tại gia, không ai chẳng biết đến và thuộc lòng nhưng phát huy tinh thần của kinh này thì rất ít.
Kinh A Di Đà là một quyển kinh thuộc về thời phương đẳng trong 5 thời thuyết giáo của Phật nói trước kia và cũng thuộc về viên giáo trong bốn giáo. Kinh A Di Đà lấy thật tướng làm thể, lấy tín nguyện và trì danh làm tôn chỉ, lấy sự vãng sanh bất thối làm thật dụng. Cả ba, thể, tướng, dụng, được phân biệt rõ ràng. Mỗi một triết lý hoặc một học thuyết mà thiếu ba phần này thì triết lý học thuyết đó chỉ là không tưởng. Vì không thể  áp dụng và cũng không đem lại lợi ích gì cho ai.
Kinh A Di Đà là một bộ kinh có tổ chức sít sao, từ đoạn này liên hệ đến đoạn khác và có một lối văn rất giản dị, dễ đọc tụng mà cũng dễ lãnh hội. Các bộ kinh khác đều chia ra thành từng phần đoạn giống nhau nhưng đối với kinh A Di Đà có điểm đặc biệt. Đức Phật đã tự nói ra không cần ai thỉnh cầu. Mở đầu cuốn kinh thường gọi là phần tựa, phần thứ hai gọi là phần Chánh Tông. Phần này Đức Phật đã mô tả diệu cảnh trang nghiêm y báo và chánh báo, đức tướng thù thắng của pháp thân Phật A Di Đà. Sau đó dùng lời của 6 phương chư Phật ca ngợi Đức Phật A Di Đà và hộ niệm kinh A Di Đà để cho chúng sanh thấy rằng kinh này không phải chỉ một mình Đức Thích Ca, ca ngợi mà tất cả chư Phật trong mười phương cũng đều ca ngợi công đức  không thể nghĩ bàn.
Sau khi chúng sanh có một ý thức rõ rệt về sự lợi ích của pháp môn tịnh độ  mà phát tâm vui mừng. Ngài khuyên nên có ý chí thẳng tiến, có Đức tin vững vàng và thực hành niệm Phật chuyên nhất để được vãng sanh cực lạc thế giới.
Sau cùng là phần lưu thông khuyến khích truyền bá chánh pháp khắp trong nhân gian để biến cõi Ta Bà ô trược trở thành nhân gian Tịnh độ. Một lối nói pháp rất khéo, rất tài tình đã khiến cho chúng ta kính phục  cũng như bao học giả triết gia đã  ca ngợi hết lời về  Đức Phật Thích Ca. Một nền văn minh tinh thần  đã thể hiện nội dung siêu việt qua hình tướng đơn sơ, hợp khoa học của nền văn hoá Phật giáo trên 2000 năm nay. Điều ấy đã nói lên được tinh thần  đóng góp của Phật giáo vào kho tàng văn hoá của nhân loại không ít.

       NAM MÔ LIÊN TRÌ HẢI HỘI PHẬT BỒ  TÁT
Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch
           Cung Kính Đức Phật A Di Đà và Chư vị Bồ Tát
                             trên Hải Hội Liên Trì
Đời vua Diêu Tần có pháp sư tên Cưu Ma La Thập, dịch bản kinh A Di Đà từ Phạn ngữ sang tiếngTrung Hoa.
Sơ lược lịch sử Cưu Ma La Thập:Ngài La Thập là con của một vị công chúa nước Quy Tư Tây vực. 7 tuổi đi tu, 12 tuổi đăng đàn thuyết pháp. Kiến Nguyệt thứ 15 (379) Ngài Đạo An khuyên Phù Kiên mời La Thập về Trung Quốc. Kiến Nguyệt thứ 18 Phù Kiên sai tướng Lữ Quang đem bảy vạn quân đánh Quy Tư. Vua nước Quy Tư thất bại, Lã Quang bắt La Thập đem về, giữa đường nghe tin Phù Kiên bị Diêu Trường giết và soán ngôi Lã Quang giữ La Thập ở Cô Tràng, lập lên nước hậu Lương tự xưng Đế.
Năm Hoằng Thuỷ thứ 3 (401) Diêu Hưng con Diêu Trường đem quân đánh Hậu luơng- Lã Long là  con Lã Quang bại trận đầu hàng, Cưu Ma La Thập được đưa về Trung Quốc. Lúc đó ông đã 58 tuổi, vua Tầng là Diêu Hưng đón La Thập theo lễ Quốc Sư cho ông ở vườn Tiêu Diêu giảng Phật Pháp, khác hẳn với Lữ Quang. Diêu Hưng rất kính trọng La Thập và thường tham gia học hỏi kinh Phật  với ông.
      Tám đặc tính của Hoa Sen
Đạo Phật chọn hoa sen làm biểu tượng, làm lý tưởng sống, bởi hoa sen là loài hoa tượng trưng cho pháp giới của chư Phật với 8 điều kỳ diệu. Tám đặc tính ứng dụng của Hoa Sen như sau:
 1. Không nhiễm. 2. Trừng Thanh. 3. Kiên nhẫn. 4. Thanh Lương.5. Hành trực.  6. Ngẫu không. 7. Viên dung. 8. Bồng hưu trực
1. Đặc tính không nhiễm: Hoa sen từ bùn lầy mọc lên nhưng không nhiễm bùn sình, nói lên ý nghĩa người tu biết chuyển hoá ô nhiễm thành thanh lương, đi vào đời nhưng không bị đời làm ô nhiễm; “Hoà hợp nhưng không hoà tan”. Từ môi trường ô nhiễm nhưng vươn lên vững chãi  thảnh thơi ung dung tươi mát biết chuyển hoá ô nhiễm thành trong sạch thơm tho, hoa sen có mặt từ cuộc đời và đứng vững chãi giữa cuộc đời. Như đạo Phật đứng ngay trong lòng sanh tử mà giải thoát, đứng nay trong chúng sanh mà thành Phật. Ngay trong tâm địa chúng sanh mà nhận ra Phật tánh. Người tu phải biết chuyển hoá các chất liệu khổ đau phiền trược của cuộc đời thành chất liệu giải thoát an lạc
2. Trừng Thanh: Hoa sen là loài hoa tạo ra xung quanh mình một vùng nước trong sạch, là loài hoa biết tự lóng trong để  tiếp nhận cái tươi đẹp của đất  trời. Người tu phải biết từ chối sự hấp tấp vội vã ồn náo mà trở về với tâm thanh tịnh, huân tập những đức tính tốt đẹp, thực hành lời dạy của Phật. Tự lắng trong tâm trí, mang lại an lạc cho chính mình và những người chung quanh và cải tạo xã hội đem lại sự tốt đẹp cho đời,  đâu có người tu, ở đó sẽ giảm bớt sự xô xát ồn ào, những tệ nạn xã hội.
3. Kiên nhẫn: Mầm sen có một sức sống mãnh liệt dù ở môi trường không thuận lợi, dù ở nơi khô khan nắng hạn, hay ở môi trường băng giá, hoặc vùi lấp ở đất sâu hoa sen vẫn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt trong thời gian dài nếu hội đủ điều kiện nhân duyên là sen có thể nảy mầm phát triển. Loài hoa này dạy cho ta một đức tính kiên nhẫn trong mọi tình huống để chuyển hoá tự thân và ngoại cảnh để hướng tới lý tưởng đã chọn cho cuộc đời mình.
4. Viên dung: Các loài hoa đều nở về mùa xuân, nở tưng bừng phô hết hương sắc để mời gọi ong bướm hút nhuỵ. Riêng hoa sen nở từ 1 giờ sáng đến 5 giờ khép lại. Trong khoảng thời gian đó, ong bướm đang say ngủ, đó cũng là thời  điểm tinh khiết nhất của vũ trụ. Hoa nở vào thời điểm ấy để đón nhận timh hoa của trời đất. Khi vạn vật bừng tỉnh, hoa sen khép lại không loài côn trùng nào lấy được nhuỵ của hoa sen.
5. Thanh Lương: Các loài hoa khác thi nhau nở về mùa xuân, mùa nắng ấm dịu dàng, sen lại nở về mùa hè để làm dịu đi  cái nắng gay gắt, mang lại không khí tươi vui mát mẻ, làm thanh thoát cho môi trường nóng bức chung quanh, làm  tươi lại những gì đã khô héo, đưa thời gian lại trở về với không gian, đưa khổ đau trở về an lạc và đưa an lạc vào trong lòng khổ đau. Để chuyển hoá cuộc đời, người tu phải đối trị phiền não thành Bồ Đề, chuyển hoá sân hận, tham lam,ích kỷ, si mê trở thành Từ bi,  Trí tuệ và hỷ xả. Chuyển hoá hoàn cảnh lẫn nội tâm đến trạng thái thanh tịnh như tự mình giải thoát ra khỏi những nóng bức của vạn pháp đem lại an vui cho đời.
6. Hành trực: Hoa sen là loài hoa mọc thẳng, từ gốc đến ngọn thẳng tắp, không cong vẹo. đặc tính hoa sen cho chúng ta ý nghĩa sống, đời sống  ngay thẳng chân chính, tự lập không dựa dẫm vào ai, có nghị lực, tôn trọng lẽ phải, yêu thiện, bỏ ác, chọn thật bỏ giả, chuộng đẹp trừ xấu. Tự giải thoát cho mình khỏi cái võ ích kỷ, bảo vệ sự thật và công bằng theo tinh thần đạo Phật. Đạo của sự thật và bình đẳng.
7. Ngẫu không: Hoa sen có cành ngay thẳng và trong ruột rỗng không. Lý sắc không là lý Trung Đạo trong kinh Bát Nhã. Lý không là lý đã phá mọi chấp trước của con người phàm tục ở đời, mọi chấp trước về ngã và pháp, do chấp có ngã và pháp nên con người sinh ra phiền não. Phá không có ngã, không có pháp, phiền não tự tiêu trừ. Các thiền sư chứng được lý sắc không của Bát nhã trí nhìn thấy các pháp đều không.
          Trăm năm trước thân ta không có
          Trăm năm sau có cũng như không
          Cuộc đời sắc sắc không không
          Ai hay không có có không là gì?
          Có thì có tự mảy may
          Không thì cả thế giới này cũng không
             Thử xem bóng nguyệt dòng sông
         Ai hay không có, có không là gì?
8. Bồng hưu trực: Hoa sen vừa nở ra là đã có quả, có cả hương thơm đầy hột. Đây là đặc tính đặc biệt của hoa sen với ý nghĩa nhân quả đồng thời (Nhân quả hiện  bày). Chính trong nhân hiện tại đã chứa quả vị lai, cũng chính trong nhân hiện tại đã có hình bóng của quả quá khứ. Nhân và quả nối tiếp nhau, đắp đổi cho nhau như những vòng xích của một sợi dây chuyền.
       Tám điêù  kỳ diệu của biển
1. Biển từ cạn ra sâu dần, giáo pháp Như Lai sắp đặt từ thấp đến cao
2. Mặt biển lúc nào cũng giữ lúc bình không lên cao mà cũng không hạ xuống thấp quá.
    Giới luật do Như Lai công bố ra rồi thì dầu phải bị hại đến tính mạng của mình đi nữa các đệ tử của Như Lai cũng chẳng hề dám làm sai luật ấy.
3. Biển cả không dung chứa tử thi, bất cứ thi thể nào bị rơi xuống biển đều bị nước tạt vào bờ. Trong giáo pháp, kẻ lợi dụng, kẻ xấu xa hung dữ, kẻ trà trộn vào Tăng chúng chẳng nghiêm trì giới luật, sớm muộn gì cũng tách rời giáo đoàn.
4. Nước các sông chảy vào biển đều mất hẳn tính chất của nó và phải bị hoà lẫn với nước biển, 4 hạng người trong  xã hội khi đã gia nhập vào trong giáo hội thì bỏ hẳn tên tuổi và địa vị của mình ngoài xã hội, mang lấy chủng tộc Sa môn, đều trở nên con cháu trong dòng họ Thích.
5. Tất cả các nước sông đều chảy vào biển nhưng mặt biển vẫn giữ mức trung bình của nó, chứ không tràn lên hay hạ xuống. Cũng thế, dầu cho có nhiều bậc Thánh Tăng sau khi làm xong phận sự trên cõi thế đã nhập Vô dư Niết Bàn đi nữa hay còn hưởng hữu dư y Niết Bàn Giáo hội Tăng già cũng giữ mức trung bình chứ không vì đó  mà phải thưa thớt hoặc đông đảo thêm.
6. Nước trong biển tuy do nhiều nguồn nước chảy ra nhưng vẫn giữ mùi vị mặn tự nhiên của nó. Giáo lý Như Lai chỉ có một phẩm vị là sự giải thoát.
7. Đáy biển là một kho tàng chứa nhiều vật quý báu trân châu. Giáo pháp Như Lai là một kho tàng tích trữ nhiều pháp cao siêu để đưa con người đến chỗ dứt khổ được vui như Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Bát chánh đạo v.v...
8. Biển cả là nơi trú ẩn của những loài thuỷ tộc to lớn và các chúng sanh có nhiều thần lực. Giáo pháp của Như Lai có nhiều bậc đại căn, đại trí giàu tinh thần và nghị lực đã đắc đạo quả thánh.
* 1/.  Từ cạn đến sâu
   2/.  Mặt nước biển giữ mức trung bình
   3/.  Biển không dung chứa tử thi
   4/.  Nước các nguồn chảy vào mất tên
   5/.  Nước biển duy chỉ có một vị mặn
   6/.  Biển là kho tàng chứa nhiều vật báu
   7/.  Biển là nơi nuôi chứa các vật lớn
   8/.  Biển không ai đo tới đáy
   9/.  Biển rộng lớn không lường
  10.  Trăm sông đều chảy về đó
  11/. Dung chứa không đầy
  12/. Nhiều nguồn nước chảy về  nhưng biển vẫn giữ  được vị mặn của nó.
PHẬT THUYẾT KINH A DI ĐÀ
     Kinh: Tiếng Phạn gọi là  Tu Đa La (Su tra). Tàu dịch khế kinh có ba nghĩa: 1/. Khế cơ 2/. Khế lý 3/. Khế thời.
     Khế lý: Nghĩa là:  Trên hợp với chân lý chư Phật
     Khế cơ: Dưới hợp với căn cơ chúng sanh
     Khế thời: hợp với thời tiết (thời gian và không gian)
     Các đề kinh thường kết hợp có ba phần: Nhơn- Pháp - Dụ. Có 3 đơn- 3 kép và đủ cả 3 chỉ có 1. Chung lại có 7 cách lập đề.
    1. Đơn nhơn: Ví dụ Phật thuyết  A Di Đà Kinh
    2. Đơn pháp: Ví dụ Bát nhã Ba La Mật Kinh, Niết Bàn kinh
    3. Đơn dụ: Ví dụ Phạm Võng kinh, An lạc kinh
    4. Nhơn pháp: ví dụ Văn Thù vấn Bát nhã Kinh, Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh
    5. Pháp dụ: ví dụ: Diệu pháp Liên Hoa Kinh
    6. Nhơn dụ: ví dụ: Như Lai Sư tử Hống Kinh
    7. Nhơn pháp dụ: Ví dụ: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh
     Nam Mô: Tiếng Phạn cũng đọc là Nẵng Mồ: Dịch nghĩa quy y, quy mạng, chí tâm hướng Phật, tức quyết chí vân theo, cung kính nương theo, tôn kính Phật mà gởi đời mình cho Phật.
Từ khi Phật chứng đạo dưới cội Bồ đề đến lúc nhập Niết Bàn. Phật thuyết pháp 49 năm chia làm 5 thời kỳ gọi là ngũ thời thuyết giáo.
1. Tiểu thừa giáo: Chuyên nói nhơn không, chưa thấu nguồn gốc của pháp không
2. Đại thừa Thuỷ giáo: Là những lời thuyết pháp chưa tột chỗ cực điểm của Đại Thừa nên gọi là thỉ giáo trong đó có người thành Phật, có người không thành Phật, còn gọi là phần giáo.
3. Đại thừa chung giáo: Chỉ ra lý diệu hữu của trung đạo, nên nói định tánh xiển đề sẽ thành Phật mới tột chỗ cực điểm của Đại Thừa nên gọi chung giáo vì đúng với thật lý nên gọi là thật giáo, phần nhiều luận về pháp.
4. Đốn giáo: Hoàn toàn không nói đến pháp tướng, chỉ nói về chơn tánh, hễ nhất niệm bất sanh tức gọi là Phật không trải qua thứ  lớp tầng bực
5. Viên giáo: Gồm thâu cả bốn giáo trước sự lý vẹn toàn
     - Pháp môn: Phương pháp, phép tẵc để dạy đời gọi là Pháp. Những pháp này là con đường đi vào đạo của các vị Thánh nên gọi là môn.

      Mười hai phần giáo

     1. Tu Đa La: Khế Kinh

     2. Kỳ dạ: ứng tụng hay trùng tụng: Lối văn thường 4,7,8 chữ làm một câu, văn thuật lại những ý nghĩa của trường hàng.

     3. Thọ ký: Còn gọi là biệt ký.
     4. Dà Đà: Phúng tụng hoặc cô khởi, là những bài kệ hoặc 2,3,4,5,6 câu. Nói cô khởi là lối văn không thuật lại  ý nghĩa đoạn văn trường hàng mà chỉ riêng  từng bài kệ mà thôi.
     5. Ưu Đà Na: Tự thuyết: đây là những kinh do Phật dùng trí tuệ để xem xét căn cơ chúng sanh rồi tự Ngài nói ra.
     6. Ni Đà Na: Nhân duyên
     7. A Ba Đà Na: Là những thí dụ
     8. Y Đế Mục Đà Da: Bản sự: Những kinh văn nói chỗ tu nhân của các vị Bồ Tát đệ tử về thời quá khứ hoặc những ngôn giáo sự nghĩa có liên quan đến đời trước.
     9. Xà Đà Dà: Bổn sanh là những kinh nói về nhân duyên thọ sanh của Phật hoặc các đệ tử trong nhiều đời trước
     10. Tu Phật lược: Phương quảng là những kinh văn đại thừa phương đẳng, nội dung hàm chứa nghĩa lý cao siêu rộng rãi như mười phương hư không
     11. A Tỳ Đạt Ma: Vị Tằng hữu hoặc hy pháp là những kinh văn nói về những thần lực, những nghiệp duyên, những công đức tối thắng, lạ lùng ít có mà phàm phu khó hiểu khi tin.
     12. Ưu Bà Đề Xá Na: Luận nghị: Lối kinh văn có tính cách vấn đáp, biện luận hoặc phân biệt các tướng mạo, các lẽ  chánh tà.
     Trong 12 bộ chỉ có Tu Đa La, Kỳ Dạ và Dà Đà là thể tài chính thức của kinh giáo, còn 9 loại kia  chẳng qua y theo  các sự kiện sai biệt của các pháp điển mà lập ra.
  Tạng giáo đẳng nhiếp (Phân làm 3 phần)
            1. Tạng nhiếp: Kinh A Di Đà thuộc tạng Tu đa la.
            2. Giáo nhiếp.
            3. Phần nhiếp.
Kinh A Di Đà thuộc về Bồ Tát Tạng, kinh này diễn nói pháp đại thừa như y báo, chánh báo đều trang nghiêm, tín nguyện vãng sanh v.v... tất cả đều là hạnh lợi tha, tự lợi, là bổn phận của Bồ Tát để giáo hoá chúng sanh làm cho cõi Phật được thanh tịnh.
Kinh A Di Đà thuộc về đốn giáo gồm cả chung giáo và viên giáo (bao gồm 3 giáo) thuộc về 2 phần Tu Đa La và Ưu Đà Na (tự thuyết)
(8Thời thuyết giáo:Tiểu,Thuỷ,Chung, Đại, Đốn, Thông, Biệt, Viên.)
  Bài kệ tóm lược các thời thuyết giáo của Đức Phật trong 49 năm.
Hoa Nghiêm tối sơ, tam thất nhựt
A Hàm thập nhị, phương đẳng bát
Nhị thập nhị niên, Bát Nhã Đàm
Pháp Hoa Niết Bàn, cộng Bát niên.
Năm lớp huyền nghĩa về kinh A Di Đà
1/ Kinh này lấy “Đơn nhơn” làm “danh”. Danh tức là đề vậy. Đề có hai tên:
  a) Phật thuyết A Di Đà kinh
  b) Nhứt Thế Chư Phật Sở Hộ Niệm kinh.
Ở đây chỉ giải đề thứ nhất, tức đức giáo chủ cõi Ta Bà là người năng thuyết cực quả cõi cực lạc. A Di Đà là giáo chủ cõi cực lạc là người sở thuyết cực quả.
2/ Kinh này lấy “thật tướng” làm thể. Thể tức lý vậy. Thật tướng là tâm của chúng sanh, nó vốn không hình tướng, không sanh diệt, nhưng sở dĩ chúng ta bị sanh diệt là do giả ảnh của vọng tưởng.
3/ Kinh này lấy “tín nguyện, trì danh” làm tôn. Tôn tức tôn yếu vậy. Như trong kinh nói “Ưng đương phát nguyện”là khuyên phát nguyện, lại nói “chấp trì danh hiệu”khuyên hành trì.
4/ Phán đoán “giáo nghĩa”. Kinh A Di Đà thuộc về thời phương đẳng trong 5 thời thuyết giáo của Đức Phật nói trước kia và cũng thuộc về viên giáo trong 4 giáo (Thông giáo- Tạng giáo- Biệt giáo- Viên giáo)
Trong 50 năm thuyết pháp của Đức Phật chia ra làm 5 thời 8 giáo làm tướng.
5 thời:1/ Hoa Nghiêm thuyết trong 21 ngày đầu. 2/ -A Hàm thời Lộc Uyển thuyết trong khoảng 12 năm. 3/ Thời phương đẳng trong vòng 8 năm, Phật thuyết các kinh Đại Thừa bàn rộng 4 khoa giáo: tạng, thông, biệt, viên. 4/ Thời Bát Nhã gồm có 22 năm- Bát Nhã nói về quyền lý, thông giáo và biệt giáo. Nhưng chính nói về thật lý viên giáo. 5/ Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn gồm có 8 năm thuyết Pháp Hoa, một ngày một đêm thuyết Niết Bàn.Thời Pháp Hoa thuần nói về Đại Thừa viên giáo hàng Thanh Văn đều được thọ ký làm Phật. Niết Bàn nói về 4 giáo, đồng thời cũng tiêu dẫn cả 4 giáo, đến đây cũng như thục tô biến thành đề hồ.
Vậy kinh A Di Đà này Phật nói vào trong thời phương đẳng, được thâu vào viên giáo vì những người mà trình độ học Phật bằng 2 giáo, tạng và thông, kia không tin hiểu nổi có cõi tịnh độ ở thế giới phương khác nên không tín nguyện vãng sanh. Vã lại cõi cực lạc là cõi đồng cư nên trọn gồm 3 cõi phương tiện. Thật Báo và Tịch Quang. Nên kinh này được thuộc viên giáo mà 9 phẩm rõ từng lớp nên nghĩa nó kiêm luôn biệt giáo với lý viên đốn thì kinh này đồng nhau với Pháp Hoa và Hoa Nghiêm.
                                           ]]˜

KỲ VIÊN ĐẠI HỘI

I  -   PHẦN TỰA
a/ TỰA CHUNG: (Thông tự)
Tôi nghe như vầy: một thuở nọ Đức Phật ở tại nước Xá Vệ nơi rừng cây Thái tử kỳ Đà và vườn của ông trưởng giả Cấp Cô Độc cùng 1250 vị Tỳ kheo, đều là bực đại A la hán mọi người đều hiểu biết như: Trưởng lão Xá-Lợi -Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Dà, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đoạ, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà, các bực đại đệ tử như thế cùng với các vị đại Bồ tát như: Ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương tử, Ngài A Dật Đa Bồ tát, Càn Ha Đề Bồ tát, Thường Tinh Tấn Bồ tát, cùng với các vị đại Bồ tát như thế và ông Thích Đề Hoàn Nhơn vô lượng trời, đại chúng đều câu hội.
Đại ý: Đoạn này thuộc phần tựa chung do nhà kiết tập nêu ra 6 pháp chứng tín để làm bằng chứng cho người sau tin chắc rằng kinh này do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra “Như thị”: Như thế, bao gồm ý nghĩa chứng tín, thật tướng của các pháp xưa nay không dời đổi, gọi là “Như”đúng với lý chân thật mà nói gọi là “thị”nghĩa là những lời sau đây hợp với lý như thật và chính Ngài A Nan đã thân nghe Phật nói đúng như vậy những lời ấy quyết định đáng tin.
 “Như thị ngã văn”: “Tôi nghe như vầy” 4 chữ “như thị ngã văn” để đầu các kinh có 4 ý nghiã như sau: 1/ Tuân theo lời di giáo của Phật. 2/ Dứt nghi. 3/ Sanh tín tâm. 4/ Lìa lỗi lầm,  4 món như trên làm duyên cho câu “tôi nghe như thế”đặt vào đầu kinh.
Nhất thời: “Một thuở” chẳng phải một lát ngắn, chẳng phải ức vạn kiếp, cũng chẳng phải 3 thời, 5 thời thuyết của Phật sau khi thành đạo, và cũng chẳng phải các năm tháng nhất thời thông thường, là chỉ từ lúc chúng sanh có cơ cảm Phật nói kinh A Di Đà cho đến cuối xong đều gọi một thuở vậy.
Lục chủng thành tựu: Các kinh điển thường ở phần mở đầu đều có phần chứng tín có phần duyên khởi. Kinh A Di Đà chỉ có phần chứng tín mà không có phần duyên khởi.
  1/ Như thế: tín thành tựu             (biên bản, đề tài)
  2/ Tôi nghe: văn thành tựu          (thư ký: A Nan)
  3/ Nhất thời: thời thành tựu        (thời gian)
  4/ Phật: chủ thành tựu                 (chủ toạ)
  5/ Tại xá vệ quốc: Xứ thành tựu (địa điểm)
  6/ Đại tỳ kheo tăng: chúng thành tựu (thành phần tham dự)
Đại chúng gồn có 3 thành phần: Thanh văn- Bồ Tát- Trời và người.

 NGUYÊN DO NÓI KINH

b/ PHẦN TỰA RIÊNG.
Lúc bấy giờ Đức phật kêu ngài Trưởng lão Xá Lợi Phất bảo rằng: từ đây qua Phương Tây cách hơn 10 muôn ức cõi Phật có một thế giới tên là Cực Lạc, thế giới ấy có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương thuyết pháp.
Đại ý: Đoạn này thuộc phần tựa riêng Đức Phật tự Ngài kêu Trưởng lão Xá Lợi Phất để giới thiệu y báo và chánh báo của cõi Tây phương cực lạc làm nguyên do sắp nói pháp môn tịnh độ cho chúng sanh tu niệm.
      Giải thích: Trưởng lão: có ba nghĩa:
      1- Niên kỷ trưởng lão: người có tuổi đạo hoặc tuổi đời lớn.
      2- Pháp tánh trưởng lão: người hiểu rõ Phật pháp, thông đạt tự tánh, mặc dầu tuổi nhỏ nhưng có trí tuệ vô lượng, biện tài vô ngại để giảng giải Phật pháp gọi là pháp tánh trưởng lão.
      3- Phước đức trưởng lão: người có nhiều phước đức, ai cũng thích, ai cũng ưa cúng dường vị ấy. Nhân vì vị ấy tiếp nhận sự cúng dường của người nào cũng có thể khiến cho người ấy gieo trồng phước hạnh cho nên nhơn đó mà có được đức hạnh.      
      10 vạn ức thành một ngàn ngàn triệu, một quốc độ của một đức Phật có 1000 triệu thái dương hệ, gọi là Tam thiên Đại thiên thế giới. Tam thiên nghĩa là 1x3 lần 1000
     1x1000 = Tiểu thiên lại 1000x1000 = Trung thiên
     1000.000 x1000 = Đại thiên  = 1.000.000.000.
Tây phương: Phương mặt trời lặng, tiêu chỉ cho sự tịch lặng, của phiền não. Số 10: Tiêu chỉ thập  thiện = Rời thập ác, Thập triền, Thập sử.

II-   PHẦN CHÁNH TÔNG

        A)   Y BÁO TRANG NGHIÊM
       Lại nữa này Xá Lợi Phất. Vì sao cõi ấy tên là Cực lạc?
Vì chúng sanh trong cõi đó không bị các thứ khổ, chỉ hưởng nhiều điều vui nên gọi là Cực lạc và Xá Lợi Phất: Cõi nước Cực Lạc có 7 lớp bao lơn, 7 lớp mành lưới, 7 lớp hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, thế nên nước đó tên là Cực Lạc. Này Xá Lợi Phất, trong cõi  Cực lạc còn có ao bằng 7 chất báu, trong âý  đầy dẫy nước  tám công đức, đáy ao dùng toàn cát vàng trải khắp đất,còn những thềm đường ở bốn bên ao đều bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hiệp lại thành. Trên thềm  đường lại có lâù các cũng đều nghiêm sức bằng vàng bạc lưu ly, pha lê, xa cừ xích châu,  mã não. Trong ao có hoa sen lớn như vầng bánh xe, hoa màu xanh thì phát ra ánh  sáng xanh, hoa màu vàng thì phát ra ánh sáng màu vàng. Hoa mầu đỏ phát ra ánh sáng màu đỏ, hoa màu trắng phát ra ánh sáng màu trắng, đều tinh tế nhiệm  mầu thơm tho trong sạch. Này Xá Lợi Phất, cõi Cực lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
    Đại ý: Đoạn nầy Đức Phật tự giải nghĩa hai chữ Cực Lạc và mô tả diệu cảnh ấy qua các thứ báu như mành lưới, bao lơn, hàng cây, nước tám công đức, hoa sen báu v.v...đều do công đức tạo nên.
    - Khổ: Nghĩa đen là cay đắng, nghĩa bóng là những thứ làm cho thân tâm khó chịu từ bên trong ra, hoặc từ ở ngoài vào.
Ở cõi Ta bà có ba thứ khổ và tám thứ khổ thường dày vò và chi phối con người.
Ba Khổ là: Khổ Khổ, là các khổ chồng chất; -Hoại khổ: cái khổ tan biến ;- Hành khổ: là cái khổ biến chuyển thay đổi.
Ba khổ nầy gọi là tổng khổ, vì ai cũng phải nằm chung trong ba khổ ấy, không ai tránh khỏi.
Tám khổ: Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, chết khổ (Khổ tự thân). Ái biệt ly khổ (khổ gia đình) ; Cầu mong không được khổ,  thù ghét gặp nhau khổ (khổ về xã hội).Ngũ ấm xí thạnh khổ: Khổ về cái thân năm ấm (khổ bao gồm thời gian không gian)
Tám khổ nầy gọi là biệt khổ, vì có cái khổ người có người không, có người không hoàn toàn chịu hết tám khổ, mà chỉ có một vài ba cái thôi.
Trái lại ở cõi Cực lạc lại có ba thứ vui và tám thứ vui thường làm cho con người tự tại giải thoát.
Ba thứ vui: Vui trong vui, vui không biến chuyển, và vui trí bất động.
Tám thứ vui: Vui hoá sanh, vui không già, vui không bịnh, vui không chết, vui được toại nguyện, vui không biệt ly, vui không thù hiềm, vui thường thanh tịnh.
Bát công đức thuỷ: Nước tám công đức:
     1- Trừng thanh: Lắng sạch    : khác  :  vẫn  đục.
     2- Thanh lãnh:  Trong mát    : khác  :   Lạnh, nóng
     3- Cam mỹ    :   Ngon ngọt, tốt đẹp   khác: quá mặn, quá lạt,
     4- Khinh nhuyến: nhẹ nhàng, mềm mỏng ;  khác: nặng, chìm.
     5- Nhuận trạch: Đượm nhuần, trơn suốt, khác: thối nát, phai màu,ướt át,nhợt nhạt,
     6- An hoà: yên ổn ,   khác: chảy mau, dữ tợn.
     7- Trừ cơ khát: trừ đói khát ;   khác: sinh ra lạnh bụng.
     8- Trưởng dưỡng chư căn:  nuôi dưỡng thân tâm và các căn, khác: làm tổn hoại các căn.
Lan và thuẩn: Lan là những cây ngang,Thuẩn là những cây dọc.
7 lớp lan thuẩn đại biểu cho Giới: 7 lớp lưới giăng đại biểu cho Định,
7 lớp hàng cây đại biểu cho Huệ. Ba thứ đều mang số 7 cũng biểu thị cho 37 phẩm trợ đạo.
Giới: ngăn ngừa điều ác, thường làm ác việc lành, Lan can biểu thị cho Giới.  Định có nghĩa là không ra vào:
      '' Mắt thấy hình sắc trông không có,
        Tai nghe việc trần tâm chẳng hay ''
7 hàng cây cao lớn, biểu thị cho trí tuệ cao cả. Có trí tuệ tức cao cả, không trí tuệ là thấp.
Thất trùng: tiêu biểu thất giác chi trong 37 phẩm trợ đạo, hay còn tiêu biểu Thất Thánh tài (Tín, Tấn, Giới, Tàm quý, Đa văn, Thiền định, Trí tuệ)
Tứ bảo:  tiêu biểu cho 4 đức tính:  Thường, Lạc, Ngã, Tịnh .

                           Y báo trang nghiêm    (tiếp theo)
Nầy Xá Lợi Phất, lại trong cõi nước của Đức Phật đó thường trổi nhạc trời, đất toàn bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời đều rưới hoa Mạn đà la, chúng sanh trong cõi ấy, thường mỗi sáng sớm đều lấy đảy đựng đầy các thứ hoa tốt đẹp, đem cúng dường cả 10 phương ức cõi Phật ở các phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc dùng cơm và đi kinh hành.
Nầy Xá Lợi Phất cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Đại ý: Đoạn này nói sự sanh hoạt của chúng sanh ở nước cực lạc như rãi hoa cúng dường, nhạc trời chúc tụng, phạn thực kinh hành v.v.... Tất cả đều do công đức tạo nên.
Thiên nhạc: Nhạc trời là thứ nhạc từ không trungvang lên để cúng dường Phật.
Thiên nhạc: Thanh trần: đất vàng Sắc trần hoa: Hương trần và sắc trần, các thức ăn là vị trần. Đựng hoa đi cúng dường Phật, tung hoa cúng dường, đi dạo chơi là xúc trần. Đây là 5 căn đối với 5 trần để hưởng những thứ vui.
- Lục thời: Sáu thời: Ngày có ba: Thìn, Ngọ, Thân. Đêm có 3: Tuất, Tý, Dần.
- Mạn đa La: Một loài  hoa đẹp, màu trắng.
- Công đức: Công phu và đức hạnh cùng hợp với nhau, sự nghiệp của mình có ích cho người ta. Tự mình ra sức làm điều lành, kêu là công. Nết na chứa ở  trong mình, lòng dạ mình mộ điều lành kêu là công đức. Công đức = Phước đức. Tích công luỹ đức gọi là phước đức.
                      Y báo trang nghiêm (Tiếp theo)
Lại nữa, nầy Xá Lợi Phất, nước kia thường có những giống chim màu sắc xinh đẹp lạ thường như chim Bạch hạc, chim Khổng tước, chim Oanh vũ, chim Xá lợi. chim Ca lăng, chim Tầng già, và chim Cọng mạng. Những thứ chim ấy, ngày đêm 6 thời hót lên những tiếng hoà nhã, những tiếng chim kia diễn nói các pháp. 5 căn, 5 lực 7 phần Bồ đề, 8 phần Chánh đạo các pháp như thế, chúng sanh trong cõi đó khi nghe tiếng  chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
  Đại ý: Đoạn này nói lên công dụng của các giống chim nói pháp để chúng sanh nghe phát tâm tu niệm.
            37 Phẩm Trợ Đạo
Tứ niệm xứ:  - Quán thân bất tịnh
                 - Quán tâm vô thường
                 - Quán pháp vô ngã
                 - Quán thọ thị khổ
Tứ chánh cần: - Ác tâm dĩ sanh, cấp linh đoạn diệt
                 - Ác tâm vị sanh, cẩn phòng bất sanh
                 - Thiện tâm vị khởi, cấp linh sanh khởi
                 - Thiện tâm dĩ khởi, linh tăng trưởng
Tứ như ý túc: - Dục thị ý túc,    - Niệm như ý túc
                 - Tấn như ý túc,     - Huệ như ý túc
Ngũ căn:      - Tín căn, - Tấn căn,- Niệm căn, - Định căn,- Huệ căn
Ngũ lực:       - Tín lực, - Tấn lực, - Niệm lực, - Định lực,- Huệ lực
                         Ngũ lực:  Sức mạnh của 5 căn
Thất Bồ đề phần:-Niệm,Trạch pháp,Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xã.
Bát Chánh đạo phần:- Chánh kiến, chánh ngữ, chánh tư duy, chánh  nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn,  chánh niệm, chánh định.
Ngũ căn: 5 điều  căn bản của hành  giả:
1. Tín căn:     Đức tin,      2. Tấn căn  :   Siêng năng
3. Niệm căn:  Nhớ nghĩ    4. Định căn:  Tập trung tư tưởng một chỗ.
5. Huệ căn:   Nhận định sáng suốt.
Thất Bồ đề phần: 7 phần giác  ngộ:
1. Trạch pháp: Chọn pháp tu hành
2. Siêng năng
3. Khinh an: Nhẹ nhàng, an ổn
4. Hỷ: vui vẻ
5. Niệm: Nhớ nghĩ
6. Định: Yên lặng
7. Xã: Không theo đuổi nhớ tưởng
                Bát Chánh Đạo:
1. Chánh kiến: Kiến thức chân chánh
2. Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chánh
3. Chánh ngữ: Lời nói chân chánh
4. Chánh nghiệp: Nghề nghiệp chân chánh
5. Chánh mạn: Đời sống chân chánh
6. Chánh tinh tấn: Siêng năng chân chánh
7. Chánh niệm: Nhớ nghĩ chân chánh
8. Chánh định: Thiền định chân chánh
                     Y Báo Trang Nghiêm (Tiếp theo)
Nầy Xá Lợi Phất ông chớ nghĩ rằng các thứ chim ấy, thật do tội ác mà sinh ra. Vì sao? Vì cõi Đức Phật kia không có ba đường dữ, huống nữa là có thật, nhưng thứ chim ấy đều do Đức Phật A Di Đà vì muốn cho tiếng pháp được lưu thông cùng khắp nên biến hoá ra đấy thôi.
Này Xá Lợi Phất, ở nước Đức Phật kia gió thoảng nhẹ làm rung các hàng cây báu và những mành lưới báu vang ra những tiếng pháp nhiệm mầu. Ví như trăm ngàn thứ nhạc đồng một lúc trổi lên, người nghe những âm thanh này đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng.
    Đại ý: đoạn này đức Phật giải đáp những nghi vấn có thể có nơi ngài Xá Lợi Phất và nói sự lợi ích của pháp âm đối với hành giả.
   Đường dữ: Con đường do những hạnh nghiệp xấu xa tội lỗi tạo ra, hoặc gọi là ác thú.
                   Bát Âm của Phật
1. Cực hảo âm: Tiếng rất tốt, rất êm dịu
2. Nhu khuyến âm: Tiếng êm dịu, nhu thuận
3. Hoà thích âm: Tiếng điều hoà đúng đắn
4. Tôn huệ âm: Tiếng nói ra làm cho người tôn trọng  và khai minh trí tuệ
5. Bất nữ âm: Tiếng hùng hồn, chẳng giống tiếng đàn bà con gái
6. Bất ngộ âm: Tiếng tròn trịa, minh mẫn chẳng lầm lẫn
7. Thâm viễn âm: Tiếng rất sâu xa, ở gần nghe chẳng lớn, ở xa nghe cũng vừa
8. Bất kiệt âm: Tiếng chẳng hết, khiến người nghe đều ngộ đạo


         B/.     CHÁNH BÁO THÙ THẮNG
Này Xá Lợi Phất, theo ý ông nghĩ thế nào? Đức Phật kia vì sao gọi là A Di Dà? Này Xá Lợi Phất, hào quang sáng suốt của Đức Phật ấy không lường, chiếu khắp mười phương cõi nước không bị ngăn ngại thế nên gọi là A Di Đà. Lại nữa Xá Lợi Phất thọ mạng của Đức Phật ấy và nhân dân của Ngài sống lâu không lường, không ngằng kiếp  A Tăng Kỳ, nên gọi là A Di Đà.
Này Xá Lợi Phất, Đức Phật A Di Đà từ khi thành Phật cho đến nay đã hơn 10 kiếp. Lại nữa Xá Lợi Phất, Đức Phật ấy có vô lượng vô biên hàng đệ tử Thanh văn đều là những bậc A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết  được, các hàng Bồ Tát cũng lại như thế. Này Xá Lợi Phất, cõi nước của Đức Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Đại ý: Đoạn này, Đức Phật tự nêu ra danh từ A Di Đà, rồi tự giải thích và giới thiệu hàng thánh chúng của Đức Phật A Di Đà(Chủ và bạn cõi cực lạc của Phật A Di Đà)
Quang minh: Hào quang sáng suốt rạng nơi mình gọi là quang, chiếu đến người gọi là minh.
Quang minh là hiện tướng của trí tuệ có lực dụng và  hiện phát, có thường quang gọi là phóng quang.
Thọ mạng: Sự sống lâu của ba thân
1. Pháp thân: Thì vô thỉ vô chung
2. Báo thân: Thì hữu thỉ vô chung
3. Ứng thân: Thì hữu thỉ hữu chung
Đệ tử: Đệ là em, tử là con, sanh sau Phật thì gọi là em. Được Phật cho pháp thân huệ mạng gọi là con. Vậy chúng ta vừa là con, vừa là em của Phật.
                               Khuyên phát nguyện
         Lại nữa Xá Lợi Phất ! Nếu có chúng sanh nào được sanh về cõi nước Cực Lạc đều là bậc bất thối chuyển, trong ấy có nhiều những vị  nhất sanh bổ xứ  số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng con số vô lượng vô biên A Tăng Kỳ Kiếp mà nói thôi.
       Này Xá Lợi Phất! Chúng sanh được nghe kinh này nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì sẽ đặng cùng với các bậc thượng thiện nhân như thế mà đồng cư hội một chỗ.
Đại ý: Đoạn này đức Phật trình bày địa vị bất thối ở cõi cực lạc, để khuyến khích chúng sanh phát ngyện vãng sanh.
    Bất thối chuyển: Bậc không còn lui sụt, bất thối có 4 bậc:
    1. Niệm bất thối: Phá hết vô minh, thấy rõ Phật tánh
    2. Hạnh bất thối: Đoạn hết kiến hoặc và tư hoặc
    3. Vị bất thối: Tuy còn mang ác nghiệp vào cõi đồng cư nhưng vĩnh viễn dứt hết mọi ác duyên thối chuyển.
    4. Tất cánh bất thối: Danh hiệu Phật đã lọt vào tai vĩnh viễn không bao giờ quên mất giống như hạt kim cương ăn vào bụng không bao giờ tiêu(Mầm thiện vẫn còn)
Ở cõi cực lạc còn có điểm đặc biệt là xứ bất thối, thành tựu do 5 điều
1. Sống lâu không bệnh
2. Bạn tốt dắt dìu
3. Thuần chánh không tà
4. Thanh tịnh không nhiễm
5. Thường gặp Phật và Bồ Tát.
Ở cõi Ta Bà thì trái lại
1. Hay bệnh chết yểu
2. Bạn xấu ác duyên
3. Ngoại đạo tà kiến
4. Lục trần khuấy nhiễu
5. Khó gặp Phật và Bồ Tát

Khuyên trì danh

Này Xá Lợi Phất! Không thể dùng chút ít nhân duyên, thiện căn phước đức mà được sanh về nước đó. Này Xá Lợi Phất! Nếu có kẻ thiện nam nguời nữ nào nghe nói Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu ấy hoặc trong một ngày, hai ngày hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc 5 ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày được nhất tâm bất loạn thì người ấy đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà  cùng hàng Thánh chúng Bồ Tát hiện thân đến trước họ. Người ấy lúc chết tâm không điên đảo liền được vãng sanh về cõi Cực lạc của Đức Phật  A Di Đà.
Này Xá Lợi Phất! Ta thấy sự lợi ích ấy  cho nên nói  ra lời này. Nếu có chúng sanh nào nghe những lời  nói trên đây nên phải phát nguyện sanh về cực lạc.
Đại ý: Đoạn này Đức Phật nói về sự lợi ích của pháp môn tịnh độ và khuyến khích chúng sanh phát nguyện sanh về Cực lạc.
    Thiện căn: Căn lành chỉ cho các thứ. Tín nguyện và trì danh. Đó là thân nhân duyên hoặc là định thiện.
    Phước đức: Những đức tính tốt bên ngoài tức chỉ cho những sự tán thiện như đọc tụng, bố thí, trì giới v.v..
    Chấp trì: Nắm giữ, có sự và lý hiểu rõ tôn chỉ của pháp môn tịnh độ và quyết chí niệm Phật. Tín nguyện không quên.
    Nhất tâm: Một lòng niệm Phật, không có một ý nghĩ thứ hai xen vào.

III. PHẦN LƯU THÔNG

1. CHƯ PHẬT ĐỒNG TÁN:           Phổ khuyến
     Này Xá Lợi Phất ! Như ta ngày hôm nay chẳng những khen ngợi công đức và lợi ích không thể nghĩ bàn của Đức Phật A Di Đà mà thế giới phương Đông cũng có Đức Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Đại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm, như thế hằng hà sa các Đức Phật đều ở nước mình hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam Thiên Đại Thiên mà nói lời thành thật rằng: Chúng sanh các ngươi phải tin kinh: “Xưng Tán Công Đức Không Thể Nghĩ Bàn, Tất Cả Chư Phật Đều Hộ Niệm Kinh này.''
  Này Xá Lợi Phất thế giới phương Nam có: . . . . .
  Xá Lợi Phất thế giới phương Tây có: . .  . .  . .  .
  Xá Lợi Phất thế giới phương Bắc có: . . . . . . . . .
  Xá Lợi Phất thế giới phương Dưới có:. . .  .  .  . .  .
  Xá Lợi Phất thế giới phương Trên có:.  .  .  . .  .  . .
  Chúng sanh các ngươi phải tin kinh: '' Xưng Tán Công Đức Không ThNghĩ Bàn mà Tất Cả Chư Phật Đều Hộ Niệm kinh này.''
  Này Xá Lợi Phất: theo ý ông nghĩ như thế nào, vì sao gọi là kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
  Xá Lợi Phất, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào nghe kinh này, hoặc danh hiệu của các Đức Phật mà thọ trì thời những kẻ thiện nam người thiện nữ ấy đều được hộ niệm của tất cả chư Phật và được quả bất thối chuyển Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Thế cho nên Xá Lợi Phất các ngươi nên tin theo lời ta và chư Phật đã nói.
                                             { { {



khuyến lưu thông
Đại ý: đoạn này: Đức Phật Thích Ca dẫn lời của chư Phật ở sáu phương và giải thích danh nghĩa của quyển kinh này để phát khởi lòng tin mạnh mẽ của chúng sanh.
Bất tư nghị: không thể nghĩ bàn. Hoặc lý, vì lý thâm diệu, hoặc vì sự lạ lùng ít có mà không thể dùng tâm suy nghĩ. Có 5 thứ tâm con người không nghĩ suy hết.
1/ Chúng sanh 2/ Nghiệp lực. 3/ Long lực.4/ Thiền định.5/ Phật pháp
  Hộ niệm: tưởng nghĩ và giúp đỡ.
  Chẳng thể nghĩ bàn có 5 nghĩa.
1.Ngang ra vượt khỏi ma giới, chẳng đợi tu dứt hết kiến tư hoặc
2. Tức nơi cực Lạc đồng cư độ mà ngang đủ bốn độ phi do dần dần chứng lấy.
3. Chỉ tu bằng cách trì niệm hiệu Phật chẳng mượn công tu các pháp như tham thiền, quán tưởng và các phương tiện khác.
4. Chỉ một tuần thất làm kỳ hạn không trải qua nhiều tháng nhiều năm, nhiều dời nhiều kiếp.
5. Trì niệm một danh hiệu Phật, tức là tất cả chư Phật đều hộ niệm, chẳng khác trì luôn tất cả Phật danh, đấy đều do nơi đại nguyện đại hạnh của đức đạo sư A Di Đà đã thành tựu, nên nói.Đức Phật A Di Đà có các lợi về công đức chẳng thể nghĩ bàn,chúng ta nên phát tâm tin, nguyện và trì niệm danh hiệu của Phật, thì đều khế hợp với đức của Phật.
  phần phổ khuyến có 3 phần
  - Khuyến tín lưu thông.
  - Khuyến nguyện lưu thông.
  - Khuyến hạnh lưu thông     .
  a). Khuyến tín lưu thông
  Trong đoạn khuyến tín lưu thông,trước là chư Phật nêu cái tên kinh lên sau Phật Thích Ca thích nghĩa tên kinh. Dưới đây là chư Phật trong 6 phương nêu cái tên bộ kinh này lên.
   Đoạn văn kinh từ: '' Xá Lợi Phất, ư nhữ ý vân hà?.... nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết.''
  Đoạn này Phật Thích Ca giải thích nghĩa cái tên bộ kinh này.
  b). Khuyến nguyện lưu thông.
  Kinh văn từ: '' Xá Lợi Phất nhược hữu nhân dĩ phát nguyện kim phát nguyện..... ưng đương phát nguyện sanh bỉ quốc độ.''
  c). Khuyến hạnh lưu thông
Kinh văn từ: ''Xá Lợi Phất như ngã kim giả...... nan tín chi pháp''. Trong đoạn kinh khuyến hạnh lưu thông, trước là lời chư Phật khen ngợi Đức Giáo chủ Thích Ca, sau là lời Đức giáo chủ kết lại mà than thở.    
{œ

KẾT KHUYẾN

    Từ ; ''Phật thuyết thử kinh dĩ..... tác lễ nhi khứ.''
                        khuyến nguyện lưu thông
Này Xá Lợi Phất, nếu có người đã phát nguyện nay phát nguyện, đang phát nguyện, muốn sanh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà thì những người này đều được không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Ở nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh, hoặc nay sanh hoặc đang sanh, thế nên Xá Lợi Phất, các người thiện nam và thiện nữ nếu có người nào tin tưởng nên phải phát nguyện sanh về cõi nước ấy.
Đại ý:  đoạn này, Đức Phật nhấn mạnh thêm sự lợi ích của pháp môn Tịnh độ để khuyến chúng sanh phát nguyện sanh về Cực lạc.
                                   khuyến hạnh lưu thông
CÔNG ĐỨC KINH NÓI
Này Xá Lợi Phất, như ta ngày hôm nay, khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của các Đức Phật, thì các Đức Phật kia cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta mà nói như thế này:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay làm những việc ít có, khó làm ở trong cõi Ta bà đời ác 5 trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược, mà thành bậc Chánh đẳng Chánh giác vì tất cả chúng sanh nói ra cái pháp mà tất cả thế gian này khó tin.
Này Xá Lợi Phất phải biết rằng ta ở trong đời ác 5 trược làm những việc khó làm mà được qủa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì tất cả thế gian nói ra cái pháp khó tin này, thật là rất khó.
Phật nói kinh này xong, Ngài Xá Lợi Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả thế gian trời, người, A tu la  v.v... nghe lời Đức Phật đã dạy đều vui màng tin thọ làm lễ mà lui ra.
Đại ý: Đức Phật chỉ ra những khó khăn khi nói ra pháp môn Tịnh độ, đối với chúng sanh ở cõi Ta Bà, đồng thời làm cho chúng sanh thấy sự quý báu của pháp môn ấy mà phát tâm tu niệm để được vãng sanh Cực lạc.
{ { {
  - Kiếp trược: thời kỳ giảm thọ, các thứ trược đều hưng khởi.
  - Kiến trược: Các thứ chấp trước tà kiến
  - Phiền não trược: các thứ xấu như tham, sân, si
  - Chúng sanh trược: thân tâm hoà hợp dơ nhớp
  - Mạng trược: sự sống ngắn ngủi.
{œ
  + Mệnh trược: đời sống đau khổ
  + Kiến trược: nhận thức sai lầm
  + Phiền não trược: tâm trạng xấu ác
  + Chúng sanh trược: con người độc dữ
          + Kiếp trược: cuộc đời ngắn ngủi.

1- Kiếp trược: Đó là thời gian ô trược, sự ô trược thời gian do đâu mà có?  Thời gian ấy bốn trược kia càng ngày càng tăng thêm, càng ngày càng dữ dội và lấy sự gia tăng của bốn trược kia làm bản thể của nó, phải có  sự giúp đở của bốn trược:  kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược mới có thể biến thành kiếp trược được. Cho nên kiếp trược lấy sự gia tăng của bốn trược kia làm bản thể hừng hực mãi không ngừng làm tướng của nó. Như lửa càng cháy càng bùng lên là tướng của nó.
2- Kiến trược: Lấy 5 lợi sử làm bản thể của nó. Năm lợi sử: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ,. Kiến trược nầy lấy sự hiểu biết lầm lạc về sáu giác tri làm tướng, xưa nay là đạo lý đúng như thật nhưng nó lại tưởng là thiên lệch thành ra tà tri kiến, ấy gọi là biết lầm về sáu giác tri.
3- Phiền não trược: Lấy 5 độn sử làm bản thể của nó: Năm độn sử: là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Lấy phiền não bức bách làm tướng.
4- Chúng sanh trược: Trược này lấy ba duyên hoà hợp làm tự thể; Ba duyên: Duyên cha, duyên mẹ và Nghiệp duyên của chính mình. Lấy sự luân hồi không dứt làm tướng. Có ba duyên hoà hợp rồi mới luân hồi không dứt, lặn đầu này trồi đầu kia, nay họ Trương, đời sau họ Lý v. v..
5- Mạng trược: Mạng là sức nóng, hơi thở và thức, lại có thuyết gọi là tuổi thọ.   
                                    Soạn xong 10.8. Kỹ Mão (19-9-1999)
                                                   PL 2543. Tam Bảo Tự    
                                  Vi tính tháng 7 năm Giáp Thân (8-2004)
œ&
                     4 sự lợi ích nghe pháp.
  1/ Nghe rồi thân tâm sung sướng vui mừng
  2/ Nghe rồi sanh tâm thích làm thiện
  3/ Nghe rồi chừa bỏ hết tội ác, tật xấu
  4/ Nghe rồi hiểu thấu vào chỗ chánh lý của thực tướng
  Tứ tất đàn: hoan hỷ, sanh thiện, phá ác, nhập lý.
{ { {
Phần chánh tông kinh A Di Đà chia làm 3.
  1/ Giải bày rộng rãi y báo và quả chánh báo rất mầu nhiệm ở cõi cực lạc để khởi lòng tin.
  2/ Đặc biệt khuyên chúng sanh nên cầu sanh vào cõi cực lạc để cho chúng sanh phát nguyện (phát khởi chí nguyện bằng lời thề nguyện).
  3/ Chính bảo người tu phải chấp hành danh hiệu (là niệm Phật) để lập hạnh  (lập hạnh tu).
  3 Phần: tín, nguyện và trì danh là tông chỉ
Thiết yếu của một bộ kinh, phần tínphần nguyện gọi là Tuệ hạnh, là hạnh tu trí tuệ, phần trì danh gọi là Hành hạnh, là hạnh tu thực hành. Được sinh Tịnh độ hay không được sinh hoàn toàn là bởi mình có tín và nguyện hay không. Được sanh ở phẩm cao hay phẩm thấp hoàn toàn là bởi mình trì danh đã lâu năm hay mới. Cho nên tuệ hạnh là cái dẫn đường đi trước. Hành hạnh là phận sự chính tu giống như con mắt và đôi chân, cả hai đều vận dụng thì mới đi sinh vào cõi cực lạc kia được.

œ&

KINH A DI ĐÀ GIẢNG GIẢI Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét