Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA

 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẠI THỪA
 VÀ TIỂU THỪA

          Bên Đại thừa thì thủ theo cái tinh thần trong lời Phật dạy mà tiến hóa; Bên Tiểu thừa thì cứ một mực trì thủ lời của Phật dạy ở trong các kinh chứ không thay đổi. Một bên tự cho mình hiểu rõ cái ý sâu xa của Phật. Một bên tự cho mình theo đúng lời Phật dạy. Đó là chỗ khác nhau giữa hai phái Đại thừa và Tiểu thừa.

          Tức bên Đại thừa y theo ý nghĩa lời Phật dạy mà thay đổi và chuyển hóa cách sinh hoạt tu tập, từ hình thức đến nội dung. Còn bên Tiểu thừa y theo lời Phật dạy mà chấp thủ không thay đổi cách sinh hoạt từ hình thức đến nội dung. Tức một bên y theo nghĩa, một bên y theo ngữ. Trong tứ y Phật dạy : y theo pháp không y theo nhơn, y theo nghĩa không y theo ngữ, y theo liễu nghĩa không y theo bất liễu nghĩa và y theo trí bất y theo thức.

          Quan niệm Tiểu thừa luân hồi và Niết bàn là hai thể khác nhau, còn Đại thừa chỉ có một, phiền não tức Bồ đề.

          Đại thừa quan niệm Luân hồi hay phiền não là do vọng tâm tạo ra, thật ra bản chất nó không thật có. Ví dụ trong đêm tối ( dụ cho vô minh ) nhìn thấy sợi dây tưởng là con rắn ( vọng tưởng ) rồi sanh ra sợ hãi, tránh né ( dụ phiền não ) . Nhưng khi có ánh sáng phát ra ( giác ngộ )  thì nhìn lại sợi dây không phải là con rắn, thì nổi sự hãi và lo âu tan biến ( Niết bàn). Dụ cho hết vô minh chấm dứt sanh tử phiền não.

          Luân hồi là mê lầm, Niết bàn là giác ngộ là hai phương diện của một sự thực.

Những nỗ lực của Phật giáo Đại thừa nhằm giải thích bản thể của vũ trụ, bác bỏ quan điểm cho Trời Đại Tự Tại làm chủ tể cả vũ trụ, tạo tác ra vạn vật.

          Phật giáo Đại thừa  đã đề ra các thuyết  Không luận, Tam Thân luận, A Lại da thức luận, Chân Như luận, Lục Đại luận,  để giải thích bản thể của vũ trụ vạn hữu.  Duyên Khởi luận, A Lại da duyên khởi, Pháp Giới duyên khởi,  Lục Đại duyên khởi và Thật Tướng duyên khởi.

          Thuyết Tam thân của Đại thừa là Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.

Pháp thân ví như mặt trăng; ánh trăng ví cho Báo thân, bóng trăng ví cho Ứng hóa thân.

          Trong thế gian chỉ có một mặt trăng là Pháp thân, Ánh sáng của mặt trăng chiếu khắp thiên hạ là Báo thân và những bóng mặt trăng hiện ra ở các vũng nước là ứng thân.

Do thuyết Tam thân nên Phật giáo Đại thừa nhận có nhiều Phật ở đời quá khứ, hiện tại và vị lai, các kinh của Phật giáo Đại thừa nói rằng trong một trụ kiếp có 1000 vị Phật xuất thế để thuyết pháp độ sanh.

          Phật giáo Tiểu thừa chỉ thờ một đức Phật Thích Ca như một  ông thầy lập giáo dạy chúng, chứ không thờ các vị Phật và Bồ tát khác, còn Phật giáo Đại thừa theo thuyết Không luận  Tam Thân luận, nên nói đến những vị Phật và Bồ tát khác, ngoài Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra.

{]{

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét