Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

TÁNH GIỚI CỦA TAM QUY

 

TÁNH GIỚI CỦA TAM QUY

Ba Quy Y: Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng.

Ba pháp quy y tuy là khởi đầu những cũng là mục đích, vì sao? Khi đã quy y rồi sẽ trở thành Phật tử. Quy y để học phật để thành Phật. cho nên ba quy y không phải là giới nhưng nó có sự chế tài  của ba pháp quy y. Không rơi vào thần linh, tà kiến và ma chướng. Nên tất cả giới 5, 10, 250 giới đều đặt trên nền tảng của Tam Bảo. Mất một trong ba  quy  y dù có giữ giới nghiệm  túc cũng như không, rốt cuộc đi vào sự quản lý của Ma. Kinh Hoa Nghiêm nói dù làm các thiện nghiệp nhưng quên mất tâm Bồ đề  thì các việc làm thiện đó là việc làm của ma.

 Ba quy y là phần căn bản để thay đổi nhận thức, hay gọi thay tâm đổi tánh.Năm giới là thay đổi hành động, tức bỏ ác làm lành. Trước nhận lãnh Tam quy y, sau đó phát thệ nhận lãnh Tam kết. Tam quy và Tam kết không phải là giới mà nó thành một loại giới cơ bản hơn trong các loại giới. Vì tất cả giới dù là 5 giới, 10 giới, 250 giới, 370 giới đều đặt trên nền tảng Tam Bảo mà lãnh thọ giới pháp. Tam quy giống như một nền móng kiên cố, để sau đó người ta muốn xây trên nền móng đó bao nhiêu tầng cũng được. Nếu nền móng không có dù một tầng xây cũng phải đỗ ngả.

Thế nào là Tam kết, là khi đã phát nguyện quy y Phật rồi, từ nay về sau cho đến trọn đời không quy y Trời thần quỷ vật. Vì các cảnh giới này còn trong sanh tử khổ đau. Quy y pháp rồi, từ nay về sau cho đến trọn đời không quy y với ngoại đạo tà giáo. Vì các ngoại đạo này không có phương pháp đưa con người ra khỏi đường khổ sanh tử. Quy y Tăng rồi, từ nay về sau cho đến trọn đời không quy y với thầy tà, bạn ác, hoặc đảng phái không chân chính. Vì  thầy tà và bạn ác, phe phái  không đưa ta ra khỏi con đường khổ, chỉ ở trong con đường tà kiến mà thôi.

Người đã quy y rồi và giữ đúng tinh thần của Tam quy gọi là Duy quy y. Đã giữ trọn Tam quy thì người đó có lợi ích ở đời này và các đời sau như.

Quy y Phật rồi không bị đoạ vào địa ngục. Quy y pháp rồi không đoạ ngạ quỷ. Quy y Tăng rồi không đoạ súc sanh. Vì năng lực của Phật bảo là Giác, có giác thì không mê, không mê thì không đi vào con đường tăm tối, đi con đường chánh kiến, nên không bị giam cầm. Năng lực của Pháp bảo là từ bi, có từ bi sẽ hoá giải tham lam. Nhân tố trở thành ngạ quỷ là do tham lam. Từ bi thể hiện thì hoá giải được tham lam. Tham lam hết thì kiếp ngạ quỷ không còn.  Năng lực của Tăng bảo là hoà hiệp và thanh tịnh. Có hoà hiệp và thanh tịnh thì mê mờ ngu si được hoá giải. Ngu si hoá giải thì ra khỏi kiếp súc sanh.

Vậy sau khi quy y rồi, y như giáo phụng hành, người ấy sẽ thành người giải thoát ngay trong hiện đời. Người ấy là người có chánh kiến vì có lòng tin Phật Bảo, có Từ bi vì thực hành pháp bảo, có sự thanh tịnh giải thoát vì y nơi Tăng bảo mà hoà hợp.

Khi đã quy y như pháp, thì người ấy nhận thức thay đổi. Thay đổi nhận thức gì? Thay đổi nhận thức tà kiến mê lầm thành nhận thức chánh kiến. Thế nào là tà kiến, tà có nghĩa là cong vạy, không thẳng đường, không chân chánh, hậu quả dẫn đến khổ đau. Giống như con kiến bò trên vành miệng chén nó đi, đi mãi mà không ra khỏi miệng chén.  Nguyễn Du “Kiến bò miệng chén biết ngày nào ra”. Cái nguy hại khổ đau của tà kiến là vậy, đi trong mê mà không biết đi trong mê.

Khi nhận thức thay đổi thì hành động thay đổi. Tâm lý vật lý thay đổi thì ngay ở đây trở thành một con người mới. Cũng con người đó mà nay trở thành mới. Người ấy không còn tham lam, tức giận, bỏn sẻn keo kiệt khúc mắc… như ngày trước nữa. Người ấy chấm dứt khổ và ra khỏi khổ đời này và đời sau. Người ấy sẽ làm lợi ích cho mọi người mọi loài ở đây và bất cứ nơi đâu   Quy y Tam bảo có công năng lợi ích như thế, mọi người cần phải quy y và thực hành đúng tinh thần quy y mới thật sự có lợi ích.

Khi đã nhận thức rõ và thực hành Tam quy thì 5 giới dễ giữ khó phạm. Khi nhận thức thay đổi thì hành động theo đó mà thay đổi, nên có muốn phạm cũng không phạm được. Giống như người chưa biết về thức ăn của chó, cho thịt chó là thứ thực phẩm ngon. Nhưng khi biết loài chó nó ăn toàn đồ dơ bẩn mà sống, ăn cức, ăn gà chết, heo chết,  v.v... người ấy biết chó ăn như vậy, thức tỉnh thịt chó có ngon mấy cũng không thèm.

Ba quy y và 5 giới là một bên hướng dẫn ta thực hành cả hai sự và lý. Tam Quy là lý quy y, ngũ giới là sự quy y. Lý và Sự cùng thực hiện thì mọi sự mọi việc sẽ thành công, kết quả mỹ mãn. Sở dĩ phần đông người tu tập không hoàn bị cả Sự và Lý nên không được giải thoát mà bị khổ đau phiền não luôn làm bạn đồng hành.

Cái điều quan trọng và may mắn nhất cho những người hiện đang còn sống, cơ thể mạnh khoẻ là thời gian vàng để con người thực hiện lòng tin nơi Ba ngôi Tam Bảo, thực hiện đủ trọn cả Sự lẫn Lý. Tức người còn sống khi quy y thì Quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ 5 giới. Chính ba quy y và 5 giới này là phần hướng Thiện để làm tiền đề cho con đường hướng Thượng kế tiếp. Nghĩa là từ ba Quy y là cơ sở để phát huy tuệ giác, hay giác tánh thành Phật thành thánh sau này. Cho nên đến với đạo Phật không phải như mọi người nghỉ thông thường là việc bỏ ác làm lành. Bỏ ác làm lành mới có một phần hướng Thiện cũng chưa xong, lấy đâu hướng thiện? Cho nên người đến với đạo Phật là để tu thành Phật. Vì thế bước đầu cửa ngỏ vào đạo là Tam Quy nhưng cũng là cái mục đích cuối cùng là để thành Phật.

Còn người đã chết, nếu được quy y thì chỉ có quy y Tam Bảo thôi chứ không có thọ ngũ giới, tức lý quy y thôi. Vì sao không  có phần sự quy y, vì không còn cái thân ngũ ấm như người sống, lấy đâu giữ giới. Họ muốn ăn cắp chân tay không hoạt động được, họ muốn nói không có miệng để nói ra tiếng. Nếu có muốn thực hiện, họ phải dựa vào một cái thân người khác để thể hiện cái ý muốn của mình mà thôi.

Cho nên ba quy y gọi là Tam Bảo, bà thứ quý báu nhất,đưa người ra khỏi bể khổ sông mê đời kiếp kiếp, loại báu lâu dài không bị nước trôi, lửa dữ, giặc cướp, vua quan, bà con quyến thuộc làm phá hoại.

Vì thế mọi người nên quy y và thực hành đủ lý và sự quy y để có cuộc sống đầy đủ hạnh phúc cho đời này và nhiều đời sau./.

{]{

Tam Bảo Tam quy: Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng là phần giới thứ nhất. (Tánh Giới). Năm  giới: Không sát, không trộm, không tà, không dối, không rượu là phần giới thứ hai. (Tướng giới)

   Quy y là mới vào cửa Đạo, gọi là Tu Đạo. Kế đến phải học tập kinh điển để hiểu gọi là Kiến Đạo. Và phải thọ trì giới pháp thì mới dẫn đến con đường Chứng đạo. Như vậy trên lộ trình tu tập có ba chặng: Tu đạo, Kiến đạo và chứng đạo.

{{{

Thà  có thể chẳng thọ, cho không nên thọ mà không trì. Bằng không thì lạm truyền giới pháp, chẳng những không đề xướng được tinh thần của giới luật mà còn đem giới pháp khiến người đời chế giễu mất trang nghiêm.           

{{{

   Giới có pháp thọ cũng có pháp xả, thọ rồi xả, xả rồi thọ lại cũng được. Sau khi thọ giới cần phải trì giới. Nếu như xả giới tuy làm nghiệp ác cũng không phạm có tội phạm giới, mà công đức trì giới kia vẫn còn. Do đó chúng thọ 5 giới nên nghĩ tưởng suốt đời. Nếu không thể  giữ giới được thì tuỳ thời mà có thể xả từng giới hoặc toàn bộ.                      

{{{

  Gặp nhân duyên bức bách, không cần đối trước 5 chúng mà xả, chỉ cần  muốn xả tuỳ thời tìm một người hiểu được lời mình nói, nói một lần “Tôi xả giới đó” liền thành xả giới.  Nếu tự nhiên tâm muốn sắp phạm giới, thì nên xả về sau sám hối thọ lại cũng được.

 (Năm chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ny, Thức xoa na, Sa di và Sa di ni)

  Trong 5 loài: Thiên, nhơn, Địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.  Chỉ có loài người thọ giới và đắc giới. Còn Rồng thọ trai pháp, thọ công đức lành nhưng chẳng đắc trai.

   Trong loài người cũng có người không đủ tư cách thọ 5 giới, đó là người phạm tội ngũ nghịch và tự phá tịnh giới, hoặc phá tịnh giới của người khác.(Tội ngũ nghịch: 5 thứ tôi nặng: làm thân Phật chảy máu, giết A La Hán, giết cha, giết mẹ, phá hoà hiệp Tăng).

   Người truyền giới cần phải hỏi người thọ giới cầu giới cũng không đắc giới. Tội ngũ nghịch người đời nay chỉ phá hai việc, giết cha, giết mẹ, còn Phật và A La Hán thời nay khó có. Còn phá chuyển pháp luân Tăng, người nữ không thể phá được (vì người nữ không thể xưng là Phật). Duy chỉ có Đề Bà Đạt Đa mới phạm hai lỗi này.

  Sau khi thọ giới phạm tội trọng bất khả hối gọi là tự phá tịnh giới.                                           

                               {{{

 Đắc giới chia làm ba phần:

1/ Vừa nghe pháp ngữ của giới sư tâm liền khai thông phát tâm rộng lớn, nguyện đoạn trừ tất cả tội ác, nguyện độ tất cả chúng sanh.

2/ Ngay lúc thọ giới nghe giới sư khai đạo duyên tất cả hữu tình vô tình, tâm nguyện không lớn, chỉ cần thoát sanh tử, không có tâm độ sanh.

3/Ngay lúc thọ giới, nghe pháp sư khai đạo, vì tánh kém cỏi hoặc vì tâm ý tán loạn cho nên duyên cảnh chẳng khắp, chỉ đắc giữ giới tướng không thể phát huy công dụng của giới.

  Nếu như tâm ý tán loạn, hoặc giả không nghe rõ lời giới sư, hoặc giả nghe như không nghe biết gì hết,  chỉ quỳ xuống đứng lên như thế chỉ có gieo căn lành nhưng không được đắc giới.         

{{{

Người tại gia có thể bố thí cầu phước, nhưng công đức của thọ trì 5 giới còn vượt lên tất cả công đức bố thí tài vật

Ngay nơi hiện đời, người trì 5 giới có thể giảm bớt những phiền não và tai nạn hiểm nghèo. Ít nhất không còn nhân vì sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu mà sinh ra tai hoạ.

Kinh nói trì mỗi giới có 5 vị thiện thần  ủng hộ bảo vệ bên mình. Khiến cho cuộc sống đều được an ổn, gặp dữ hoá lành.

Phật pháp không những làm cho con người ta được an lạc vĩnh viễn mà còn cho người ta an lạc ở hiện đời. Thọ trì 5 giới là cửa ngỏ để lấy hai thứ báu an lạc này.                          

{{{

Có hai loại thọ giới: a/ Tiệm thứ thọ giới  b/ Đốn lập thọ giới.

Tiệm thứ thọ giới gồm các giới: 5 giới, 10 giới, 250 giới.

Đốn lập giới: gồm: Bồ tát giới và Bát Quan Trai giới.            {{{

 Hai nguồn tai hoạ lớn của chúng sanh là dâm dục và ăn uống là gốc của sanh tử luân hồi.  Ăn uống là trợ duyên tăng thượng của sanh tử. Dâm dục là nguyên nhân căn bản của sanh tử, tất cả chúng sanh đều do không đoạn dâm dục, vì thế không lìa sanh tử.  Vì muốn vượt sanh tử nên giữ giới          .        

{{{

Dâm, vì ức chế dâm dục nên phải trì trai. Sinh hoạt xuất thế bắt đầu thực hiện từ hai giới dâm và trì trai.  Ăn uống là trợ duyên của sanh tử. Dâm dục lại do ăn uống đầy đủ mà nổi dậy. Chính vì thế trì trai không phải là giới, nhưng lại là thể của giới. Công đức thọ giới đã lớn mà tội phạm giới còn lớn hơn.                 

{{{

   Sinh hoạt của con người xuất gia lấy nhiếp tâm nhàn tịnh làm chức nghiệp và chí nguyện lấy thiền định, tụng kinh, thính pháp làm chính yếu.

{{{

Mục đích tối cao của tôn giáo đều là tìm cầu sự giải thoát ra khỏi nhục dục và sự tự do của tâm linh                   

{{{

Có ba hạng xuất gia: a/ Thân tâm đều xuất. b/ Thân xuất mà tâm không xuất.  c/ Tâm xuất mà thân không xuất.  

{{{

Phương thức sinh hoạt xuất gia của Phật giáo có tác dụng nhiều tầng:

a/ - Đối với chính mình cầu thoát sanh liễu tử.

b/ - Đối với mọi người cảnh tỉnh dắt dìu

c/ - Đối với Phật pháp vì trụ trì hoằng dương                            

{{{

Xuất gia mà không cầu giải thoát là trái với tinh thần xuất gia.

Không cảnh tỉnh dìu dắt là trái với tinh thần Phật giáo.

Không trụ trì hoằng dương là cô phụ cái ân của Phật.  

                                        {{{

Giới là cội gốc của các thiện Pháp, hay làm chánh nhân của Tam thừa. Giới là của báu trong Phật pháp, hay hộ trì thiện pháp khiến chánh pháp trụ lâu ở đời, cho nên phải nhất tâm lãnh thọ.

                                        {{{

TÁNH GIỚI CỦA TAM QUY Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét