Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

TRI KIẾN CHÚNG SANH TRONG CÕI DỤC

 

TRI KIẾN CHÚNG SANH TRONG CÕI DỤC

      Chúng sanh trong cõi dục, chấp lấy ngã làm chỗ nương tựa, từ chấp ngã sinh ra vô số tri kiến sai lầm, từ tri kiến sai lầm che lấp bản tánh thanh tịnh. Bản tánh thanh tịnh bị che lấp, tri kiến bị đắm chìm bởi những lý luận, và bị đốt cháy sự an lạc thảnh thơi của mình và đồng loại của mình.

          Trong cõi dục chúng sanh bị chìm đắm vào nơi những kiến thức, tri kiến, những lý luận và bị những tri kiến, những lý luận đó đốt cháy sự an lạc và hạnh phúc của họ. Chúng ta thường thấy khuôn mặt của những học giả gầy ốm và xương xóc. Trí thức và tư duy của họ đã đốt cháy năng lượng sống trong cơ thể của họ, họ đã bị bận rộn bởi những tri kiến và tư duy, khiến tâm hồn họ và mặt mày của họ khó mà thanh thản được. Có khi vợ và con của họ ngồi một bên mà họ cũng không có cảm giác gì cả, nên họ có nói chuyện với vợ con họ, vợ con họ cũng chẳng hiểu được gì do họ nói. Tại sao ? tại họ đang đắm chìm trong thế giới kiến thức, trong thế giới tư duy, trong thế giới lý luận, nên họ dễ bị những cái đó đốt cháy sự an lạc và thảnh thơi. Họ bị đốt cháy bởi những kiến chấp và kiêu mạn của họ. Tâm kiêu mạn và ái kiến đốt cháy năng lượng thảnh thơi của họ. Bởi vậy, làm đệ tử của Phật, quy y Phật Pháp Tăng, thọ trì 5 giới, tức là mình đặt cho mình một nền tảng, một bước đi siêu việt vượt ra ba cõi. Còn nằm trong ba cõi, thì dù có giàu đến mấy cũng nghèo, dù có sang cho mấy cũng hèn. Vì tất cả đều bị các dục trong ba cõi đốt cháy và không thể có hạnh phúc hoàn toàn. Đó là điểm đặc biệt của đạo Phật, mà người con Phật, học Phật tu theo Phật cần phải nhìn thấy.

 Học Phật là học cái gì ? Tu Phật là tu cái gì ? Là học cách vượt ra khỏi ba cõi – Tu là để loại trừ những hệ lụy ở nơi ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới , chừng nào mầm mống dục nhiễm trong ba cõi được tiêu trừ, thì ta mới có sự thong dong và tự tại.

           Một người Phật tử sống với Tâm và Hình khác đời, thì làm hưng thịnh dòng dõi bậc Thánh, nhiếp phục ma quân, tức  không bị tri kiến sai lầm làm chủ. Biết nghĩ đến công ơn tương quan, cha mẹ, thầy bạn, mọi người và vạn vật để chúng ta có cuộc sống bình yên và hạnh phúc, và sẽ phát khởi đại nguyện, thì người Phật tử đó, sẽ không bao giờ bị lạc hậu. Đó là văn minh vốn có, mà không cần ai hiến tặng cho mình. Những chất liệu đó, ta cần phải thực tập chánh niệm tỉnh giác và từ bi để duy trì giới, định , tuệ khiến chúng luôn luôn có mặt trong mọi hoạt động hiện tiền của chúng ta. Mình không có khả năng báo đền công ơn của cha mẹ, thầy bạn, của mọi người mọi loài và bảo vệ môi sinh hiện tiền, là bởi trong mình không có chất liệu của chánh niệm, tỉnh giác và từ bi.

          Sau 1975 hai miền Nam Bắc đất nước trở về một mối, chấm dứt chiến tranh, cuộc cách mạng bên Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc thành công. Mọi người cùng nói với nhau không cần tu nữa, hòa bình độc lập rồi, về đời tốt hơn, tu chi lúc này, ăn chay, lạy Phật đi chùa lạc hậu lắm rồi. Với những lời rĩ tai và tuyên truyền như vậy, hầu hết giới tu sĩ cũng như giới tại gia đều nghe theo, phần đông giới tu sẽ trẻ tuổi nhẹ dạ cả tin, thối chí thôi tu, cởi áo tu ra đời 90 %. Đạo hữu không đến chùa phần đông chùa bỏ hoang, cơ hội các hợp tác xã lợi dụng chiếm dụng làm kho chứa phân, chứa lúa,  làm nơi hội hộp, làm nhà cho dân ở. . . .. Đất đai ruộng vườn, cơ sở chùa bỏ hoang.  Nếu ai không vững tâm thì sẽ bị cuốn theo làng gió đó  sẽ bỏ đạo thôi tu.

           Một khi tư duy không chánh niệm đã diễn ra,  để khắc phục lại những thiếu sót của tư duy ấy không phải dễ, 48 năm trôi qua hai miền Nam Bắc đã nối liền, nhưng tình người của hai miền vẫn còn đâu đó có sự cách biệt, sự hận thù sự phân biệt bởi do tư duy không chánh niệm tỉnh giác và từ bi mà ra. Ngày 1 tháng 5 năm 2023 đi dự lễ động thổ xây dựng chùa Bửu Lâm do sư cô Thích Nữ Huệ Hiếu làm trụ trì,  thuộc xã Hoa Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An có sự tham dự của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch Thường Trực HĐTS, trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Nghệ An, Hòa thượng Thích Thọ Lạc UVTT HĐTS, trưởng Ban Văn Hóa Trung Ương, phó Trưởng ban Thường trực Phật giáo tỉnh Nghệ An, bên chính quyền có ông  Phan Văn Tuyên chủ tịch UBND huyện Yên Thành cùng các ban ngành tỉnh, huyện, xã tham dự …Trong buổi lễ các Hòa thượng và chủ tịch UBND huyện phát biểu cho biết chùa có từ thời Lý  khai sơn vào năm 1061 đến nay. Ngoài lề buổi lễ các Hòa thượng cho biết trước  kia Nghệ An có tất cả 500 ngôi chùa lớn nhỏ, nhưng qua thời kỳ cải cách văn hóa, nhà nước cho phá dỡ chỉ còn lại một cái và hai vị Ni sư. Đến năm 2008 nhà nước cho khôi phục lại một số chùa bị phá hủy,  trải qua 15 năm tỉnh Nghệ An xây lại được 65 ngôi chùa và có 115 Tăng Ni trụ trì sinh hoạt.  Chùa Bửu Lâm được cấp bằng di tích lịch sử quốc gia năm 2012,  là một trong những ngôi chùa được trùng tu xây dựng. Sư cô Huệ Hiếu về nhận chùa đến nay mới 10 năm nhưng các cơ sở sinh hoạt đã đầy đủ chỉ còn ngôi chánh điện là xong. Nhìn chung sự tư duy đổi mới các cấp chính quyền phía miền Bắc rất thông thoáng cởi mở nên mới có những chùa to đất rộng như thế. Trái lại các chùa miền Nam không bị ảnh hưởng tư duy thiếu chánh niệm lại không bắt kịp sự phát triển với miền Bắc.

          Sự chìm đắm trong kiến thức và tư duy không chân thật, cố chấp, bảo thủ đưa đến hậu quả phá bỏ tất cả những nền văn hóa của ông cha ta dày công xây dựng trên 1000 năm nay. Phật giáo đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời mọi lúc, Phật giáo ngoài việc tu tập giải thoát còn có chức năng xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền đất nước trong những thời kỳ bị thế lực ngoại ban xâm lược. Trong thời bình Phật giáo đóng vai trò hộ quốc an dân. Nhưng Phật giáo phải chịu không biết bao nhiêu cuộc thăng trầm trên bước đường hoằng dương đạo pháp trong lịch sử dựng nước giữ nước. Phật giáo  trải qua những giai đoạn thăng trầm gần như kiệt quệ. Nay với đà phát triển kinh tế và thời đại thông tin công nghệ 4.0, đã giúp cho Phật giáo đem lời Phật dạy và hình ảnh Phật sự đến với mọi người các nơi không phân biệt vùng miền đều được nghe được thấy được hiểu, nên đã giác ngộ tu tập đông đảo. Vì thế chùa cũng theo nhu cầu của những người dân từ đó được xây dựng và khôi phục khang trang hơn, rộng thoáng hơn. Ngày xưa chùa xây chủ yếu để lễ lạy, cúng bái, nhưng ngày nay chùa không những để lễ bái mà chủ đích là để tu học. Chùa ngày xưa phần đông dành cho giới tuổi già nay thì khác giới tuổi trẻ càng đông hơn.

   Ăn chay à để nuôi dưỡng sự hiểu biết và thương yêu trong đời sống hằng ngày của mình, có thời đại nào mà sự thương yêu và hiểu biết lại không cần đến đâu ? Nên chuyện ăn chay là chuyện rất văn minh, vì nó nuôi dưỡng sự thương yêu và phát triển sự hiểu biết trong đời sống con người. Người ăn chay là người có trí thông minh có bản lĩnh, có nguyện lớn, chứ không là những kẻ tầm thường, yếu hèn. Dù thời đại nào có văn minh  mấy đi nữa, thì con người không dám từ chối sự hiểu biết và thương yêu. Một đích ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ thương yêu và mở mang trí tuệ. Tinh chất của thương và hiểu là vốn luyến làm cho cuộc đời bớt khổ thêm vui, đưa đến hạnh phúc. Hạnh phúc là đích đến của mọi người mong cầu, vậy từ chối hạnh phúc là từ chối sự hiểu biết và thương yêu. Nên sự ăn chay hay sự hiểu biết là lẽ tất nhiên không ai phủ nhận, không thể nói là lạc hậu, mà nói là văn minh, không thể nói là mê tín mà là chánh tín. Trải qua thời kỳ bao cấp tu tưởng cục bộ, đã khiến cho con người thu mình vào trong võ ốc, vì thế kinh tế càng khó khăn, ăn không đủ, mặc không ấm, không kín, nói chi ăn ngon mặc đẹp, tâm lý con người lại bất an. Ngày hôm nay ăn chay được nhiều người mến mộ ưa thích tự do không ai phàn nàn chỉ trích, có đạo hay không có đạo ăn chay là việc tự nhiên không bị ràng buộc không bị dòm ngó khó dễ như xưa. Và ăn chay có lợi cho sức khỏe, cho môi trường được cả thế giới đồng tình khuyến khích, ăn chay góp phần giảm thiểu bệnh tật, về tâm lý vật lý, và nhất về môi trường và vệ sinh thực phẩm. Ăn chay đóng góp một phần rất lớn trên vấn đề bảo vệ môi trường và an ninh trật tự xã hội. Trong khi ăn mặn xảy ra nhiều vụ đánh lộn vì say xỉn, nhiều vụ tai nạn giao thông vì ăn uống say xỉn điều khiển xa quá tốc độ v.v.. Như vậy ăn chay rõ ràng không phải lạc hậu mà là văn minh.

          Người Phật tử tu tập thấy rõ hướng đi của mình rồi, thì không e ngại bất cứ sự khó khăn nào, lẽ đương nhiên, hoàn cảnh có khi thế này có khi thế khác, nhưng mình đừng đánh mất hướng đi của mình, hễ đánh mất hướng đi của mình thì mình sẽ bị trôi lạc, không thể nào đến quê hương được. Ta phải bám chặt định hướng, dù hoàn cảnh có khó khăn ta cũng không buông thả. Nếu ta không vạch cho mình hướng đi, thì khi thuận lợi ta thành công, còn khi khó khăn bất trắc xảy ra thì tay trở tay không kịp và ta sẽ bị rớt lại trong cuộc hành trình tiến về giải thoát.

   Việc định hướng cho mình có lúc thành công có lúc không thành công, còn do duyên nghiệp của mình, lúc này đúng nhưng lúc khác lại thấy sai, lúc này được nhiều người ủng hộ lúc khác thì không. Lúc đó ta biết do nghiệp duyên chưa đủ là vậy….

 

 

TRI KIẾN CHÚNG SANH TRONG CÕI DỤC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét