Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

NGÀY – THÁNG- NĂM

 

    NGÀY – THÁNG- NĂM

Tháng 01 còn gọi là tháng giêng, hay chánh nguyệt. Tức tháng đầu trong một năm, người ta không gọi tháng một, mà gọi chánh ngoạt, hay tháng giêng. Chánh còn gọi là chính; Nguyệt còn gọi là ngoạt nghĩa là tháng. Chữ Chánh chuyển thành chữ Giêng.

Tháng 12 thường gọi là tháng chạp. Chữ Lạp chuyển thành chữ Chạp. Nghĩa chữ lạp là “ Thịt cá ướp muối”. Là tháng người ta thường ướp thịt cá để chủng bị cúng tất niên ăn Tết theo tập tục người Tàu, nên gọi tháng này là lạp nguyệt  ( nguyệt là tháng).  Như Lạp xưởng, một món ăn làm bằng thịt trộn với diêm tiêu, nhồi vào ruột lợn rồi phơi khô hay sấy khô. Lạp có nghĩa là đèn sáp, đèn bạch lạp, tức đèn sáp.

   Tháng 12 còn gọi là tháng chạp, tháng người ta hay sửa sang lại mồ mả để chủng bị đón Tết. Như vậy chữ tháng 12 gọi là tháng chạp nó phát xuất từ việc chủng bị đón Tết, người ta lo sửa sang mồ mả, chủng bị thức ăn thịt ướp muối để cúng tất niên, nên có tên tháng chạp là vậy.

          Tháng âm lịch có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, được chia làm 3 tuần trong một tháng; mỗi tuần có 10 ngày. Tuần đầu gọi là Thượng tuần, tuần thứ hai gọi Trung tuần, tuần thứ ba gọi Hạ tuần.

          Thí như trong ba tháng hạ đã xong, khi tác bạch an cư Tự tứ thường đọc cữu tuần đã mãn, tức chín tuần đã xong, chín tuần việc an cư kiết hạ đã hoàn tất.

  Thời gian 10 năm gọi là tuần, ví như người  60 tuổi gọi là tuổi lục tuần. Chữ tuần được gọi cho một thời gian nào đó, hoặc ngày, tuần, tháng, hoặc năm v.v… Như trai tuần là tuần ăn chay, như 30, 01,14, 15, 08,23 . Người mất sau khi chết, 7 ngày gọi sơ thất trai tuần, 21 ngày tam thất trai tuần, 49 ngày gọi chung thất trai tuần .vv…

          Dương lịch mỗi tháng có 31 ngày, tháng thiếu có 30 ngày hay 29 ngày. Giữa tháng âm và tháng dương chênh lệch nhau mỗi tháng 1 hoặc 2 ngày. Vì thế cứ ba hay hai năm bên tháng âm có một tháng Nhuận là vậy. Tháng nhuận là năm đó có 13 tháng trong một năm chứ không phải 12 tháng .

          Dương lịch một tháng có 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày. Ngày đầu tuần là ngày Chủ nhật, chủ nghĩa là chính, là đầu, rồi đến ngày thứ 2 cho đến ngày thứ 7 là ngày cuối tuần. Trung Quốc gọi ngày thứ 2 là Tinh kỳ nhật, là ngày đầu tuần. Như vậy có hai cách tính, một là tính theo thông thường nhiều người ứng dụng cho công việc làm trong tuần, thì gọi ngày thứ hai là ngày đầu trong tuần. Còn nếu tính theo thứ tự 1,2,3 thì ngày chủ Nhật là ngày đầu. Như vậy ngày chủ nhật là ngày giao thoa giữa đầu tuần và cuối tuần. Đầu tuần cũng được mà cuối tuần cũng được. Có lẽ ngày Chủ Nhật phát xuất từ trong kinh Thánh  đạo Công giáo nói rằng : Đức Chúa Trời sáng tạo ra thế giới và loài người trong 6 ngày, đến ngày thứ 7 tức chủ nhật Chúa nghĩ. Vì thế Đạo Công giáo và Tin lành họ xem trọng ngày Chủ Nhật, ngày chủ Nhật là ngày của Chúa, mọi người hãy nghĩ hết mọi việc thế gian, dù có bận rộn bao nhiêu đi nữa, cũng phải ngưng nghĩ để đến Thánh đường để tưởng niệm ơn  Chúa, đọc Thánh kinh…. Vì thế đạo Công giáo và Tin lành có ngày sinh hoạt định kỳ vào ngày chủ Nhật trong mỗi tháng.

      Lịch Dương là nét sinh hoạt văn hóa của các nước phương Tây. Còn lịch âm là nét sinh hoạt văn hóa phương Đông, căn cứ vào mặt trăng mà chế tác ra lịch âm. Vì thế ngày trăng tròn là ngày rằm ( ngày 15 ) gọi là bạch nguyệt là ngày có trăng, còn ngày 29,30 không trăng gọi là hắc nguyệt, là ngày không có trăng.

{]{

NGÀY – THÁNG- NĂM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét