Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

THIỀN VÀ TỊNH THEO CÁCH NHÌN CỦA THIỀN SƯ

 

THIỀN VÀ TỊNH THEO CÁCH NHÌN CỦA THIỀN SƯ

Thiền sư Chân Nguyên nói “ Cực lạc không rời pháp giới, đến chỗ cuối cùng thì chung một giác tánh trong sáng chứ không có riêng. “ Như như diệu trạm không thừa thiếu, bình đẳng Di Đà chiếu mười phương”. Pháp giới bao dung không thiếu không dư, tự tánh Di Đà ai cũng có, và soi sáng khắp mười phương. Như vậy theo cái nhìn của Thiền sư Chân Nguyên đứng về mặt lý tánh thì Thiền và Tịnh không hai không khác.

          Tổ sư Nguyên Thiều ( 1648- 1728) cũng ứng dụng Tịnh độ trong thiền phái làm phương pháp chánh nệm tu tập. Tổ sư dạy     quy tắc niệm Phật cần yếu trong 10 bài trong đó có đoạn : “ Xuất gia cần yếu niệm Phật, niệm niệm yếu sanh Cực lạc, niệm đáo bất niệm nhi niệm, Di Đà tất tùy tha đắc” .  Xuất gia phải cần chuyên niệm Phật, mỗi niệm đều cầu sanh về nước Cực lạc, niệm đến khi không niệm mà có niệm thì Đức Di Đà sẽ hiện ra trước mắt.

          Thiền sư  Vĩnh Minh Diên Thọ cho rằng :

          Có thiền không Tịnh độ

          Mười người tu chín người trật

          Có thiền có Tịnh độ

          Muôn người tu không mất một người

 

          Ai ơi lòng thật chớ nghi

          Tu hành đắc chí liễu kỳ tử sanh

          Tuy rằng vạn quyển thiên kinh

          Chẳng qua sáu chữ Hồng danh rất mầu

  Sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật  rất mầu nhiệm, tóm thâu cả vạn quyển thiên kinh.   “Tuy rằng vạn quyển thiên kinh,  Chẳng qua sáu chữ Hồng danh rất mầu, Vui lòng một chuỗi giới châu, Sớm khuya tưởng niệm công phu mà lần”.

  Trong Văn tế cô hồn Nguyên Du “ Kiếp phù sinh như hình bào ảnh, có câu rằng : vạn cảnh giai không- Ai ơi lấy Phật làm lòng- Tự nhiên siêu thoát ở trong luân hồi.   “Ai ơi lấy Phật làm lòng” tức lấy tâm của Phật làm lòng của mình, lấy nguyện của Phật làm nguyện của mình, lấy hạnh của Phật làm hạnh của lòng mình, vì lòng mình với lòng của Phật là một, nghĩa là cùng một tâm không khác, thì nhất định ngay đó sẽ được siêu thoát cõi luân hồi.

 Trong kinh Bảo Tích phẩm Pháp hội quán Vô lượng thọ Đức Phật giảng về thế giới Cực lạc cho hoàng hậu Vi Đề Hi như sau : “ Phật Di Đà cách đây chẳng xa, bà nên nhiếp niệm quán kỷ cõi nước ấy thì tịnh nghiệp được thành. Nay ta vì bà mà nói rộng các pháp quán, cũng khiến đời vị lai tất cả hàng phàm phu, những người muốn tu tịnh nghiệp được thọ sanh Tây phương Cực lạc quốc độ. Này Vi Đề Hi ! Người muốn sang nước Cực lạc ấy nên tu ba phước :  Một là hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ bực sư trưởng,  có tâm nhân từ chẳng giết hại và tu tập 10 nghiệp lành. Hai là thọ Tam quy, đầy đủ các giới cấm và chẳng sai phạm oai nghi.  Ba là phát Bồ đề tâm, sâu tin nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, và khuyên dạy sách tấn người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp. Này Vi Đề Hi !  Ba nghiệp ấy là chánh nhân tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ vị lai hiện tại”.

          Đức Phật dạy muốn được vãng sanh đầu tiên phải tu ba phước, thực hiện hiếu đạo và tu 10 thiện nghiệp, thọ tam quy, đó là chánh nhân tịnh nghiệp, phải phát Bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa. Nếu hành giả thực hiện trọn vẹn ba phước như vậy thì việc vãng sanh Cực lạc sẽ thành tựu viên mãn./.

{]{

THIỀN VÀ TỊNH THEO CÁCH NHÌN CỦA THIỀN SƯ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét