Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

TÍN NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM

 

TÍN NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM

 Việt Nam là đất nước đa tín ngưỡng, đa tôn giáo, theo nhận định của Ban tôn giáo chính phủ Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo. Riêng lãnh vực tôn giáo Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ chiếm  27% dân số, 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Điều này cho thấy tín ngưỡng là một nét văn hóa nổi bậc của nền văn hóa Việt Nam. Niềm tin tín ngưỡng tôn giáo hòa quyện với đời sống tinh thần con người được duy trì và thừa kế từ đời này sang đời khác.

Tôn giáo ảnh hưởng gia đình trên các mặt giáo dục, tình cảm, hiếu thuận, duy trì truyền thống. Việt Nam thống kê có khoảng 60.000 vụ/ năm về xu hướng ly hôn tương đương 25% vụ/1000 dân, có nghĩa là 4 đôi đăng ký kết hôn thì có một đôi ra tòa. Có 4 nguyên nhân dẫn đến ly hôn. 1/ Mâu thuẫn về lối sống,  27,7%- 2/ Ngoại tình 25,9 %,- 3/ Kinh tế 13% -  4/ Bạo lực gia đình 6,7%.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào rõ ràng về sự liên quan giữa tôn giáo và ly hôn. Tuy nhiên, từ thực tế cuộc sống có thể suy luận những người theo đạo có thể giảm khả năng ly hôn ly thân là điều khá đặc biệc. Những người ly hôn ly thân thì lại làm tăng khả năng theo đạo. Mặc dù không phải tôn giáo nào cũng có nội dung quy định những ràng buộc về đời sống hôn nhân và bổn duy trì hôn nhân của tín đồ. Song niềm tin và sự thực hành tôn giáo có sự ảnh hưởng khá mạnh mẻ đến hành vi của các cá nhân trong đời sống hôn nhân và sự bền vững gia đình.

Trong Phật giáo, cần nhận ra rằng hôn nhân được coi là quyết định hoàn toàn thuộc về đời sống riêng tư, cá nhân và không phải là nhiệm vụ tôn giáo. Tuy nhiên, trong mối quan hệ vợ chồng, Phật giáo dạy rằng, để duy trì cuộc sống hôn nhân bền vững, mỗi người khi làm vợ, làm chồng không chỉ giữ gìn và thắp sáng lửa tình yêu chia sẻ niềm vui, nổi buồn mà còn có tính trách nhiệm bổn phận với nhau và với chính cuộc sống mà cả hai cùng tạo dựng. Do đó, để có được sự bền vững trong hôn nhân phải có sự hiện diện của 5 giới  của người cư sĩ, và kèm theo đó 5 bổn phận của vợ và chồng.

5 Bổn phận của chồng đối với vợ là : 1 thương yêu, 2/ chung thủy, 3/ săn sóc đời sống vật chất , 4/ Trao quyền quản lý gia đình, 5/ Kính trọng gia đình vợ.

5 Bổn phận của vợ đối với chồng    1/  Kính trọng chồng, 2/ Chung thủy với chồng, 3 Quản lý gia đình tốt , 4/ Siêng năng làm việc, 5/ Đối đãi thân thiện với gia đình chồng./.

 

{]{

TÍN NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét