Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

TINH THẦN NHẬP THẾ PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

 

TINH THẦN NHẬP THẾ PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

          Phật giáo là một tôn giáo lớn, vì thế những đường lối cũng như giáo pháp của Đức Phật dạy không chỉ là phương thức chuyển hóa khổ đau, mà còn là triết lý sống. Đường lối tu tập của Đức Phật khi còn tại thế cùng với tư duy hành động không xa rời chúng sanh. Tinh thần Phật giáo đi vào đời được thiết lập từ bước sơ khởi khi đạo Phật bắt đầu hình thành. Ngày nay, thuật ngữ “Phật giáo nhập thế” đã trở nên quen thuộc và phổ biến. Tinh thần nhập thế có nghĩa là không phải chỉ lo tu học Phật pháp mà thờ ơ với đời, cũng không phải sống với đời mà xa rời đạo. Như bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng :

Phật pháp tại thế gian

Bất ly thế gian giác

Ly thế mích Bồ đề

Kháp như cầu thố giác.

Nghĩa là : Phật pháp tại thế gian,  - Không rời thế gian mà tìm sự giác ngộ, Nếu xa lìa thế gian mà tìm cầu sự giác ngộ - Thì không khác gì đi tìm lông rùa, sừng thỏ.  Từ thời Đức Phật cho đến chư vị Tổ sư đều khuyến tấn tư tưởng này. Ở thời nhà Trần đó là “Hòa quang đồng trần” tức hòa nhập với thế gian. Đến đời hiện tại, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp nối truyền thống đó đã đưa ra khái niệm về “Phật giáo dấn thân” hay “Phật giáo đi vào đời”. Nhiều khái niệm thuật ngữ Phật giáo nhập thế. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và định nghĩa về khái niệm này. Học giả phương Tây Allie B King cho rằng “ Phật giáo nhập thế, là một hình thức đương đại của Phật giáo, tham gia tích cực nhưng không bao giờ bạo lực để giải quyết những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, môi trường, ở trạng thái tốt nhất, sự tham gia này, không tách rời khỏi tinh thần của Phật giáo, mà là một biểu hiện của nó”. ( HT Huyền Diệu thuyết phục hai nước Nepal và ….  Chấm dứt chiến tranh năm… )

Tác phẩm Hoa sen trong biển lửa của Hòa Thượng Nhất Hạnh đã giới thiệu tư tưởng đạo Phật dấn thân, hay Phật giáo nhập thế. Đạo Phật đi vào cuộc đời đến công chúng giữa thời buổi nhiễu nhương. Quyển sách này đề cập rất nhiều về phong trào Phật giáo gắn liền với đời sống dân tộc. Nhà phê bình Dạ Thảo nêu lên điểm khác biệt của đường lối Phật giáo đối với các học phái khác : “ Ở bất cứ nước nào trên thế giới cũng vậy, khi bước chân đến, đạo Phật cũng thích nghi ngay với phong tục, khí hậu, nhân tính để biến thành một lối sống cho quần chúng. Ở Việt Nam cũng thế, Phật giáo đã hòa hợp trong cá tính dân tộc, đã cùng dân tộc xây dựng nên một quốc gia độc lập”.

Còn học giả Thích Đồng Thành đưa ra khái niệm về Phật giáo nhập thế như sau “ Trên thực tế, Phật giáo nhập thế là một loại phong trào trong Phật giáo rộng khắp, bao gồm cộng đồng cư sĩ cũng như các tu sĩ, phương Tây cũng như phương Đông. Bên cạnh việc duy trì sự phát triển tâm linh hướng nội, Phật giáo nhập thế cũng nhắm mục đích giảm bớt khổ đau và áp bức xã hội thông qua cải cách chính trị và xã hội. Do đó, Phật giáo nhập thế phản ảnh mặt tích cực của Phật giáo trong việc áp dụng giáo lý một cách hoạt động và xa hơn so với truyền thống.”

Như vậy, các quan điểm của mỗi học giả đã phần nào khái lược tư tưởng này. Tuy hình thức, nội dung diễn đạt có khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng đến giáo lý đạo Phật tiếp cận với quần chúng nhân dân. Đạo Phật từ xưa đến nay, luôn trên tinh thần hòa hợp, từ bước sơ khởi đến phát triển Phật giáo không những không tách mình khỏi thế sự mà còn dấn thân một cách tích cực vào cuộc đời, vào nếp sống con người ở từng địa phương để chuyển hóa, xây dựng cuộc sống cao đẹp, thánh thiện hơn. Đó là đặc tính nhập thế của Phật giáo trong mọi thời đại, mọi không gian, không phân biệt địa phương, chủng tộc, giàu nghèo và giai cấp.

Đời sống của Đức Phật và Tăng đoàn luôn vì mục đích lợi sanh, ngay từ thuở ban đầu sau khi Phật thành đạo, tính nhập thế đã được Đức Phật tuyên dạy :  “ Này các Tỳ kheo, hãy lên đường thuyết pháp, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người”. Đức Phật chỉ dạy hàng đệ tử đem giáo pháp lan tỏa khắp nhơn gian vì lòng thương tưởng cho đời. Đấy là lý tưởng nhập thế tồn tại cho đến ngày hôm nay. Ở nước ta, Phật giáo đời Trần cũng đánh dấu một giai đoạn thật sự hòa nhập vào đời sống cả hình thức lẫn nội dung. Đạo không tách rời đời và đời cũng không thiếu vắng đạo, nó trở thành một hợp thể linh động sáng tạo và diệu dụng trong mọi hoàn cảnh, có thể nói, các vị vua, các vị thiền sư đã vận dụng tính uyển chuyển, tùy duyên hay nhập thế để tạo cho Phật giáo Đại Việt một  nét đặc trưng.

Trong thời hiện đại, tuy việc Phật giáo nhập thế về hình thức có nhiều sự thay đổi, nhưng bản chất vẫn được thiết lập trên nền tảng truyền thống. Hiện nay có nhiều cách thức đưa đạo vào đời, trong đó các việc tổ chức như, khóa tu mùa hè, khóa tu Phật thất, khóa Thiền, khóa tu an lạc, khóa tu gieo duyên, hành hương xứ Phật, búp sen  v.v dành cho các lứa tuổi người lớn, thanh thiếu niên, học sinh và trẻ con, tất cả đều được thực tập tu học. Các khóa tu tập này được nhân rộng lan tỏa khắp cả nước, các tỉnh thành các chùa đều có tổ chức, là những hình thức hữu hiệu đem Phật pháp đến muôn nơi. Các khóa tu Phật thất dành cho người lớn, khóa tu mùa hè dành cho sinh viên, học sinh, khóa tu búp sen dành cho trẻ nhỏ, như vậy Phật giáo Việt Nam ngày hôm nay không còn quan niệm “trẻ vui nhà già vui chùa” như ngày xưa nữa. Ngoài ra còn có các khóa tu trì chú Đại Bi, Dược Sư, Pháp Hoa v.v.. và các đoàn thể tu tập như Đoàn Phật tử, Doanh nhân Phật tử, Tiểu thương Phật tử, y khoa Phật tử, văn nghệ sĩ Phật tử, giáo dục Phật tử v.v.. tổng số ước lượng trên ba ngàn cơ sơ đơn vị tổ chức tu tập trong cả nước.

Với thời đại công nghệ 4.0 việc đem đạo vào đời là một hình thức rất mới mẻ, rất thuận lợi và hữu ích. Bất luận ở đâu, thời gian nào, dù thành thị hay thôn quê, ở hải đảo, vùng sâu vùng xa hay ở các nước ngoài, mọi người đều có thể tiếp cận các khóa tu học đã được tổ chức mới hay đã qua đều có thể tiếp nhận mà không cần một điều kiện nào. Mọi người tuy ở tại nhà nhưng như trực tiếp đối diện được nghe được thấy hình ảnh và âm thanh thuyết giảng của các vị giảng sư, các vị cư sĩ, không gian tu học của các đạo tràng sẽ hiển hiện ngay nơi mình đang ở. Học Phật thời nay không tốn thời gian và không gian như ngày xưa nữa. Người học Phật thời nay so với ngày xưa cách nhau một trời một vực, không những tăng trưởng về số lượng, đơn vị cơ sở, con người mà còn nâng cao sự hiểu biết giáo pháp Phật dạy về chất lượng và số lượng. Và Phật giáo ngày nay không còn đóng khung trong tín ngưỡng tôn giáo mà là chung cho tất cả người có theo đạo hay không theo đạo, cho đến lan tỏa và tiếp nhận các tín đồ khác như Công giáo, Tin lành , Cao Đài, Hòa Hảo  v.v.. đều cùng lắng nghe và theo dõi các bài pháp thoại của chư vị giảng sư thuyết giảng và các hình ảnh Phật sự diễn ra khắp trong cả nước và ngoài nước. Với công nghệ 4.0 mọi người học Phật tìm hiểu Phật pháp quá nhanh và tiện lợi, cộng thêm có rất nhiều giảng sư, pháp sư tài năng uyên bác về Phật học, kinh sách tự do in ấn lưu hành, trên mạng, và các điểm phát hành, cùng sự hành trì thành công của những vị chuyên tu thật học đem chia sẻ với mọi người một cách trung thực và chính xác. Thật là một khoản thời gian không gian tuyệt vời cho những ai thích học ham tu mà trước đây chưa từng có, thời gian còn lại của kiếp người không tu không học bỏ lỡ cơ hội đề trôi qua thật đáng tiếc.

Sự học Phật dung thông cho bốn chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, cả hai phái xuất gia và tại gia cùng diển giảng phật pháp cùng chia sẻ sự tu học đến đại chúng, cùng nghe cùng ứng dụng thực tập, để có sự an lạc hạnh phúc ngay trong cuộc sống đầy nhiễu nhương bất ổn này. Trong Phật giáo có rất nhiều nhân tài cả Tăng Ni lẫn cư sĩ thuyết giảng phật pháp, các bài pháp thoại uyên thâm Phật học của các vị giảng sư và cư sĩ, được nhiều người tiếp nhận, đã đáp ứng nhu cầu tâm lý của người nghe. Chính vì vậy được nhiều người động viên khích lệ nhau cùng nghe cùng tìm hiểu. Đó là cách đem đạo vào đời nhanh nhất, thuận tiện nhất. Với sự biện tài thuyết giảng lưu loát của các vị giảng sư, của chư Tăng và cư sĩ khiến cho người nghe càng nghe càng thích, đó là nguyên nhân tinh thần tìm hiểu Phật pháp vượt ra ngoài giới tuyến Phật pháp, không còn gói gọn trong giới tín đồ Phật giáo mà còn vươn xa đến những con chiên của các đạo Công Giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, Hồi giáo v.v.. Những bài pháp được thuyết giảng trình bày đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống con người và không trái với khoa học thực nghiệm, vì thế giáo lý đạo Phật được nhiều người đón nhận tìm hiểu và thực tập.

Đạo Phật ngày nay không còn khép mình trong ngôi nhà riêng của mình, mà còn lan tỏa và hóa thân đến các đạo khác qua các hình thức tu tập như Thiền tập và ăn chay là hai yếu tố quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Hai phương pháp này giúp họ tháo gỡ được những tâm lý bất an, khổ đau buồn giận mà còn giúp cho họ có một cơ thể khỏe mạnh yêu đời.  Giáo lý đạo Phật giúp cho họ thật sự có hạnh phúc an lạc ngay trong giờ phút hiện tại nầy chứ không phải hứa hẹn đến kiếp sau hay đời sau. Đạo Phật chỉ cho con người cách có hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây, nếu biết áp dụng tu tập đúng phương pháp.

Phật giáo thời cận đại, người tiên phong đưa đạo vào đời là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Ngài đã tổ chức nhiều chương trình tu học cho các Tăng Ni, phật tử trong và ngoài nước từ năm 1964 đến nay. Ngài là người khởi xướng cải cách sự tu học cho lớp Tăng Ni trẻ tiếp cận với văn hóa thế sự, khuyến khích Tăng Ni học thêm thế học để trợ duyên cho việc tu học thêm nhiều thuận tiện, nhờ vậy giới Tăng Ni trẻ có cơ hội thấy rộng nhìn xa trong việc tu tập và hoằng pháp lợi sanh. Hòa thượng là người khởi xướng thành lập trường Đại Học Vạn Hạnh để đào tạo giảng dạy cho lớp Tăng Ni trẻ, thành lập trường thanh niên phụng sự xã hội,  nói lên tinh thần Phật giáo dấn thân vào đời. Đồng thời Hòa thượng còn biên soạn nhiều tập sách như Đạo Phật ngày nay, Nói với tuổi 20, nẽo về cói ý, Bông hồng cài áo, Đường xưa mấy trắng, được tỷ phú người Ấn phát tâm tài trợ đóng thành phim cuộc đời Đức Phật, Hoa sen trong biển lửa, Giận, phép lạ của sự tỉnh thức, Bước tới thảnh thơi, kinh quán niệm hơi thở, Thiền môn nhật tụng, Việt Nam Phật giáo sử luận  v.v… Hòa thượng đã sáng tác trên 120 đầu sách, được phát hành trên các nước phương Tây, nội dung đều nhắm đến thay đổi cách tu cách học cũ, vì thế Phật giáo mới hòa nhập kịp xu thế phát triển của xã hội đương thời.

Cuộc chiến tranh hai miền Nam Bắc (1945-1975) gây tan thương cho quê hương đất nước, tổn thất nhân mạng, thiệt hại của cải nhà cửa ruộng vườn . Năm 1964 nhận thấy sự vô nghĩa của chiến tranh, Hòa thượng không nở ngồi nhìn đất nước luôn chịu chiến tranh, Hòa thượng đơn phương ra nước ngoài vận động hòa bình cho đất nước để chấm dứt chiến tranh. Với tâm niệm tốt nhưng chính quyền miền Nam trước 1975 gán cho cái tội phản chiến, phản chế độ nên Hòa thượng không được trở về lại Việt Nam vào những năm 1966. Trong thời gian ở trên các nước phương Tây, Hòa thượng  đi giảng dạy các trường Đại học và tổ chức nhiều đạo tràng, nhiều khóa tu, biên soạn nhiều kinh sách nói về các phương pháp tu tập đem lại an lạc cho tự thân và tha nhân ngay trong hiện tại. Các sách Hòa thượng biên soạn được các giới trí thức và tuổi trẻ phương Tây đón nhận nồng nhiệt. Vì thế xu hướng Phật giáo nhập thế của Hòa thượng thành công rực rỡ. Có sự tham gia của các nhà trí thức, các nhà chính trị, các tỷ phú, các Mục sư, Linh mục, các nhà trí thức khoa học, nhất là tầng lớp tuổi trẻ phương Tây hưởng ứng đông đảo. Các giới trí thức như kỷ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, giáo sư v.v…sau khi thấm nhuần giáo lý đạo Phật họ từ giả địa vị và quyền lợi họ đang sinh hoạt chuyển qua phát nguyện xuất gia tu học gia nhập Tăng đoàn. Họ cảm nghĩ rằng xuất gia tu học họ sẽ làm lợi ích nhiều hơn cho mọi người và bản thân họ, hơn là chức vụ và tiền tài ở thế tục.

Mỗi một lần tổ chức khóa tu thu hút số lượng người tham dự từ 1000 người đến 10.000.000 người đến từ trên 40 quốc gia. Hòa thượng không những thuyết giảng tại đạo tràng tu học mà còn những nơi công cộng và các giảng đường tu viện của Công giáo, Tin Lành , Hồi giáo họ cũng mời Hòa thượng đến thuyết giảng. Số lượng tín đồ đến thánh đường nghe Hòa thượng thuyết giảng còn đông hơn ngày Noel.

Có thể nói Hòa Thượng Nhất Hạnh là người Việt Nam duy nhất, còn là nhà hoằng pháp thứ hai, sau Lat Ma Tây Tạng trên thế giới trong một thời gian ngắn đã đưa đạo vào đời nhanh nhất và nhiều nhất, để mọi người cùng biết đến đạo Phật, áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống. Điều kỳ lạ nhất là Hòa thượng thuyết giảng nhưng không bao giờ làm phật lòng các đạo khác, Hòa thượng dung hòa được lời dạy của Phật và lời dạy của Chúa, nên mọi người khác tôn giáo không thấy có sự khác biệt. Vì thế nên không có sự chống đối, xung đột, mà còn có sự hòa nhập, cùng tu cùng học nhưng vẫn giữ niềm tin cũ của đạo họ, không bắt buộc phải cải đạo. Mảnh đất phương Tây là thủ phủ của các đạo Công giáo, Tin lành, Do Thái và Hồi giáo, nhưng Hòa thượng vẫn an nhiên tự tại hành đạo thuyết giảng không bị chống đối kỳ thị, mà còn làm cho các đạo khác tăng thêm sự hiểu biết và lòng tin đối với đạo Phật, đồng thời nhờ những tư tưởng Phật học, các đạo khác họ áp dụng và cải tiến cách sinh hoạt cũ của họ để thích hợp với thời đại khoa học phát triển.

Tại nước Pháp Hòa thượng thành lập đạo tràng gọi là Mai Thôn gồm có bốn chùa, chùa Pháp Vân, chùa Sơn Hà dành cho chư Tăng, chùa Cam Lộ, chùa Từ Nghiêm dành cho chư Ni, ngoài ra có  các xóm Trung, xóm Hạ, xóm Đoài, Đầu thôn v.v..để dung nạp các thiền sinh các nơi đến cũng không đủ chỗ dung chứa. Mỗi lần tổ chức có thiền sinh trên 40 nước đến tham dự, như Âu châu, Úc châu, Mỹ châu, Tân Tây lan v.v.. đều quy tập về Làng Mai, số lượng thiền sinh tham dự từ ngàn người trở lên. Mỗi lần tổ chức như vậy, các pháp thoại và hình ảnh của khóa tu được truyền đi các nước. Vì thế sự ảnh hưởng của các khóa tu Lang Mai được nhiều người tuổi trẻ, trí thức biết đến và theo dõi. Ngoài số lượng thiền sinh cư sĩ tại gia còn có cả 1000  Tăng Ni là đệ tử xuất gia của Hòa thượng có mặt khắp các châu lục tu học và hành đạo.

Sự hiện của của Hòa thượng không những ở các nước tư bản mà còn đến thuyết giảng các nước Chủ nghĩa xã hội nữa, như Trung Quốc có mời Hòa thượng thuyết giảng và cho phép xuất bản 30 đầu sách của Hòa thượng biên soạn tại Trung Quốc. Năm 2005 Hòa thượng được nhà nước Việt Nam mời về nước, từ đó về sau Hòa thượng về lại quê hương bốn lần cho đến ngày lâm bịnh. ( 2005, 2007, 2008, 2017). Mỗi lần về là cơ hội để Hòa thượng kết nối lại truyền thống dân tộc và đạo pháp, các giới trí thức và tuổi trẻ hưởng ứng đông đảo. Và các đầu sách của Hòa thượng biên soạn cũng được nhà nước cho phép in ấn và phát hạnh.

Hòa thượng là người có nhiều tài năng, nói được nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp là hai ngôn ngữ Hòa thượng thông thạo nhất. Với vốn luyến ngôn ngữ ngoại quốc như vậy rất thuận lợi cho việc thuyết giảng cho những người phương Tây không cần qua thông dịch. Hòa thượng còn am hiểu rất nhiều lãnh vực khoa học , kinh tế, chính trị, văn hóa, triết học, sử học, thơ văn v.v.. Có thể nói Hòa thượng ngoài chức vụ chính là nhà truyền giáo còn là nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà dịch thuật, nhà biên soạn, nhà ngoại giao, nhà từ thiện, nhà vận động hòa bình, nhà từ thiện v.v…

Hòa thượng áp dụng phương pháp tu học cho đại chúng gọi là “Hiện tại lạc trú” tức thiền chánh niệm, phương pháp tu học này, thích hợp với giới tuổi trẻ và trí thức, đã đem lại sự chuyển hóa thân tâm họ những nổi khổ niềm đau, đồng thời hóa giải những mối xung đột bất đồng trong gia đình, bạn bè, người thân và tập thể.  Phương pháp thiền chánh niệm được chiết xuất ra từ pháp thiền gọi là  “ An ban thủ ý” được Hòa thượng chế tác làm mới theo phong cách truyền thống Việt Nam. Gọi là pháp “ Hiện tại lạc trú” nghĩa là “ Bây giờ và ở đây”.  Sự tu tập này nếu mọi người áp dụng đúng phương pháp thì sẽ tháo gỡ được những khổ đau phiền muộn trong tâm tư, chỉ thực tập trong thời gian ngắn từ một tuần đến hai tuần thì thành công, thấy có ngay an lạc.  Đã có rất nhiều người của các giới tuổi trẻ và trí thức các nước phương Tây thực tập thành công và hiệu quả ngay trong lúc thực tập chứ không hứa hẹn chờ đợi kiếp sau.

Thường lời dạy của các đấng giáo chủ các đạo khác sẽ có thiên đường hạnh phúc cho người có đức tin ở kiếp sau trên nước Chúa, nhưng theo lời Phật dạy thì hạnh phúc hay thiên đường sẽ có ngay bây giờ và ở đây, nếu người nào biết chuyển hóa thân tâm theo nẽo thiện, gọi là “ hiện tại lạc trú”, tức ngay trong hiện tại có an lạc chứ không đợi ngày mai. Ví như khi khát nước thì cứ uống nước sẽ thấy bớt khát ngay, chứ không phải đợi sau khi đào giếng mới uống nước thì còn lâu.

Với cách làm mới sự tu học như vậy, sự tu tập này thích hợp với các giới trí thức và tuổi trẻ, sự tu tập này không mang tính cách tôn giáo và nghi lễ nên được mọi người chấp thuận, không lễ lạy và tụng niệm nhiều, nên không gây cho người thực tập tâm nhàm chán và mệt mỏi. Chỉ ngồi tỉnh tọa theo dõi hơi thở và đi thiền hành là hai động tác cơ bản trong đạo tràng Làng Mai.  Với sự chế tác làm mới lại phương pháp tu học không rập khuôn theo truyền thống cũ mà cũng không xa rời tinh thần tu tập, nên đã chuyển hóa được những nổi khổ niềm đau của mọi người. Ví như một cây, nếu không nứt thêm chồi, thêm nhánh, thêm cành lá, thêm rễ mới, thì cây ấy trước sau cũng phải rụi tàn. Đạo Phật cũng thế, phải biết làm mới cho thích hợp với thời đại mới. Đạo Phật là một thực tại linh động chứ không phải là món đồ cổ để trong bảo tàng. Đạo Phật phải chuyển hóa thay đổi, gọi là “ Hiện đại hóa đạo Phật”. Thế gian gọi là đổi mới, đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế, văn hóa, giáo dục …thì đất nước mới phát triển được, dân chúng mới thoát nghèo thoát khổ. Đạo Phật cũng vậy, nhờ có chuyển hóa mới thích hợp với thời đại mới, và đạo Phật đã thành công theo kịp đà phát triển của xã hội.

 Năm 2005 nhờ chuyến về thăm quê hương VN của Hòa thượng Nhất Hạnh mà Việt Nam được các nước phương Tây tin tưởng cho gia nhập hiệp hội WTO, và từ đó việc trao đổi hàng hóa của Việt Nam với các nước phương Tây dễ dàng thuận lợi, nhờ thế kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc cho đến ngày nay. Như vậy Hòa thượng là cầu nối giữa Việt Nam và các nước phương Tây đem lại sự thân thiện trên lãnh vực kinh tế và chính trị , Hòa thượng là một nhà truyền giáo mà cũng là nhà ngoại giao đặc biệt, mang sứ mệnh hòa giải hòa bình thân thiện . Năm 1973 Hòa thượng được đề nghị trao giải Nobel. Hòa thượng là người có sức ảnh hưởng lớn  trên thế giới. Hòa thượng về Việt Nam 4 lần, 2005, 2007, 2008 và 2018. Hòa thượng sáng lập dòng tu “ Tiếp hiện”. Đối với Phật giáo Việt Nam Hòa thượng có công lao rất lớn trên việc hiện đại hóa đạo Phật, đối với các nước phương Tây Hòa thượng là người truyền cảm hứng cho họ biết đến đạo Phật tìm hiểu và thực tập lời Phật dạy.  Những cuốn sách Hòa thượng biên soạn được nhiều người ưa chuộng như: Phép lạ của sự tỉnh thức, Đường xưa mây trắng, Giận, Hoa sen trong biển lửa, Hạnh phúc trong tay v.v…. Hòa thượng ngoài là một tu sĩ còn là nhà truyền giáo, thuyết giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà triết học, nhà từ thiện, nhà truyền cảm hứng, nhà tâm lý học, học giả, soạn giả, dịch giả, nhà ngoài giao, nhà ngôn ngữ học v.v..  Sau cơn bịnh xuất huyết não, Hòa thượng được các y bác sĩ tài giỏi tận tụy chăm sóc điều trị, Hòa thượng được bình phục nhưng đi lại và nói năng không còn như trước, chỉ ngồi xe lăng. Từ Pháp Hòa thượng về đạo tràng Làng Mai ở Thái Lan điều dưỡng cho gần Việt Nam và năm 2018 Hòa thượng trở về Việt Nam ở chùa Từ Hiếu thành phố Huế, chùa mà ngày xưa Hòa thượng xuất thân tu học. Hòa thượng sinh năm Bính Dần – 1926 viên tịch ngày 22/1 năm 2022  năm Nhâm Dần  thọ 96 tuổi. Hòa thượng tên thật là Nguyễn Đình Lang sau đổi thành Nguyễn Xuân Bảo, tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế là người con kế út trong gia đình. Hòa thượng được các tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây sau Đức Đạt Lai Lạt ma Tây Tạng.

Sau các chuyến về Việt Nam nhiều Thanh thiếu niên ham mộ pháp tu của Hòa thượng, có trên 300 nam cả nữ tình nguyện theo tu học, vì thế Hòa thượng thành lập đạo tràng tại chùa Bát Nhã, gọi tu viện Bát Nhã thuộc thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, khuôn viên rộng 30 hecta. Được một thời gian … nhưng thiếu duyên nên giải tán ngày 30/9 năm 2009. Sau đó đạo tràng này dời qua Thái Lan sinh hoạt, được nhà nước Thái Lan cấp đất xây dựng sinh hoạt cho đến nay.

Cuối năm 2014 Hòa thượng bị cơn xuất huyết não, điều trị tại bệnh viện ở Pháp rồi qua Mỹ sau đó Hòa thượng được hồi phục, nhưng không còn đi lại và nói năng như trước nữa. Hòa thượng trở về Việt Nam lần cuối vào tháng 11/2018 ở tại chùa Từ Hiếu cho đến ngày viên tịch.

 Trên đây chúng ta ôn lại một số nét trong công việc hiện đại hóa đạo Phật Việt Nam nói riêng và đạo Phật các nước phương Tây nói chung. Để chúng ta thấy đạo cũng như đời nếu không uyển chuyển cách sinh hoạt đời thường cũng như sự tu học thì chúng ta không phát triển về vật chất cũng như tinh thần. Đất nước Việt Nam nếu không thay đổi uyển chuyển thì kinh tế và chính trị không phát triển được như ngày hôm nay. Song song theo đó đạo Phật cũng hiện đại hóa, phải thay cũ đổi mới, mới tồn tại và phát triển. Người có công lao lớn nhất dám nghĩ dám làm là Hòa thượng Thích Nhất Hạnh người tiên phong khởi xướng. Chúng ta vinh hạnh tự hào đã có một người  Việt Nam đã làm rạng rỡ nước nhà mà còn vinh danh trên thế giới.

08/3/ 2023.

Tóm lại Hòa thượng ngoài là một tu sĩ còn là nhà truyền giáo, nhà thuyết giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà triết học, nhà từ thiện, nhà truyền cảm hứng, nhà tâm lý học, học giả, soạn giả, dịch giả, nhà ngoại giao, nhà ngôn ngữ học, nhà tư vấn, nhà kết nối tình yêu thương, nhà hóa giải hận thù, nhà vận động hòa bình, nhà hóa giải chiến tranh,  nhà môi trường, nhà  tháo gỡ tâm lý căng thẳng mọi người.  Thiết thực nhất Hòa thượng là đầu tàu đưa Phật giáo Việt Nam Hiện đại hóa và Phật giáo trên thế giới sinh hoạt ổn định và phát triển bền vững.  Hòa thượng tuy đã vắng bóng nhưng hình ảnh những buổi thuyết giảng cuả Hòa thượng trên các nước cũng như ở Việt Nam trong các chuyến về thăm quê nhà vẫn còn trên mạng, mọi người cùng nghe, cùng tìm hiểu và các đầu sách của Hòa thượng biên soạn được các giới sinh viên, trí thức học giả, chính trị v.v luôn tìm hiểu tham khảo.  Và Hòa thượng là người làm cầu nối để Việt Nam gia nhập vào hiệp hội WTO  để Việt Nam giao thương buôn bán với các nước phương Tây, nhờ đó từ năm 2005 đến nay kinh tế Việt Nam vươn ra các nước ngoài, kinh tế phát triển mạnh nhất và nhanh nhất  so với các nước trong khu vực.

  Có thể nói Phật giáo Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nước nhà và các nước trên thế giới, góp phần ổn định kinh tế và thay đổi một số vấn đề chính trị có thể đưa đến thù hận và chiến tranh. Giúp các đạo Thiên chúa, Tin Lành, Hồi giáo đoàn kết sống hòa bình thân thiện với nhau v.v…  Hòa thượng là vị chân tu góp phần xây dựng đất nước và đạo pháp dân tộc, xứng danh là Đạo pháp đồng hành cùng dân tộc./.

Kinh Quán Niệm Hơi thở    Thiền Môn Nhật tụng-   Bước tới thảnh thơi-   Việt Nam Phật giáo sử luận   ( Nguyễn Lang )

{]{

TINH THẦN NHẬP THẾ PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét