Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020

PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC

 

PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC

          Nói đến lịch sử và văn hóa Việt Nam không thể không nói đến Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề dựng nước giữ nước, Phật giáo có sự đóng góp, một sự ảnh hưởng rất lớn với lịch sử dân tộc. Ngay từ buổi ban đầu thập niên 40 -43  sau công nguyên, cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị chống giặc xâm Nguyên  Mông. Trong 8 vị tướng tài giỏi đã có 5 vị ni, có vị ni pháp danh là Phương Dung hiện nay đang thờ tại chùa… ở Hà Nội. Như vậy Phật giáo đã có mặt ngay từ buổi ban đầu của đất nước, gắn liền với sự tồn vong hưng thịnh của đất nước, từ đó cho đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đều lấy Phật giáo làm chỗ dựa, cho đến các thời đại ngày nay sự ảnh hưởng Phật giáo luôn gắn liền với dân tộc trên mọi lãnh vực. Ngày nay Phật giáo không những phát triển trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam mà còn lang rộng trên cộng đồng thế giới. Đã đến lúc Phật giáo cần một cái gì đó hơn là cái chúng ta đang có. Phật giáo có một vai trò rất lớn đứng trên nền tảng đức tin. Trên thế giới người ta nâng cao tầm quan trọng của Phật giáo là từ gốc độ học thuật thuần túy. Nên gọi Phật giáo là Phật học, Phật giáo không những dừng lại ở  mức nghiên cứu học thuật mà còn phải ứng dụng vào cuộc sống. Cần phải xây dựng Phật giáo vào các chương trình giáo dục đại học quốc gia. Phật giáo Việt Nam thời Trần nói lên tinh thần dân tộc giữ nước dựng nước có ba điểm đặc biệt : a/  Anh hùng dân tộc : Người đã từng đánh thắng quân Nguyên Mông. b/ Người  anh hùng có lòng nhân ái : sau trận thắng quân Nguyên, vua xóa tan tị hiềm nội bộ trong và ngoài nước. c/ Người khai sáng thiền Phái Phật giáo Việt Nam , trúc lâm Yên tử.

Vua Trần Nhân Tông là một vị vua anh hùng dân tộc, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống  Nguyên Mông, hai lần thắng lợi. Đế chế Nguyên Mông là một đế chế hùng mạnh nhất vào thế kỷ 13 ( chiến thắng Bạch Đằng )

Là người anh hùng có lòng nhân ái, bao dung lợi tha trong lịch sử không ai sánh kịp.  Khi quân Nguyên Mông vào nước ta lực lượng quân số mạnh khủng khiếp, dữ dằn làm cho quân dân ta khiếp sợ, khiến cho một số quân tướng quan lại đã không giữ được tâm mình, đã dâng sớ xin hàng. Sau khi chiến thắng quân Nguyên xong. Bộ lại khiên các hàm đựng sớ tâu xin hàng lên để đề nghị trị tội các quan và tướng xin đầu hàng. Vua trả lời : Trong lúc quẩn bách người ta có thể làm như thế này hay thế khác, chiến tranh hết rồi không cần chấp làm gì, đem đốt hết, ta không cần đọc một cái sớ nào cả. Triều Trần là một chính sách tập quyền nhưng rất thương dân, vì trong nội bộ có sự hòa đồng rất cao, nên tạo nên sức mạnh mới đánh thắng đội quân hùng mạnh Nguyên Mông.

Người con kế nghiệp là vua Trần Thánh Tông đến thăm hỏi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đang ốm nặng sắp gần qua đời, người có mệnh hệ gì làm cách gì để giữ nước đây?  Hưng Đạo Vương thong thả phân tích cho vua là xưa nay ta thắng được giặc dữ là vì  trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức vì vậy thượng sách giữ nước là do sức dân, khoan thứ sức dân. Một vị tướng giỏi không xây thành đắp lũy, không huy động quân đội mạnh, mà khoan thứ sức dân, tư tưởng ấy có từ vua Trần Nhân Tông.

Là vị vua sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Có lẽ cái đặc biệt nhất của Phật giáo Việt Nam so với các Phật giáo của nước khác là Phật giáo gắng liền với sự thịnh suy của đất nước, trên mọi lãnh vực chính trị văn hóa. Có một vị vừa là vua vừa là tướng cũng là một vị tu hành đắc đạo. Cả hai mặt đạo và đời đều xuất sắc thành công, nên người ta tôn vinh là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Vừa là vua vừa là Phật, vì có tu có chứng, hiện nay thiền phái này thịnh hành rất đông trên mọi miền đất nước.

Người ta quan niệm Phật giáo phát xuất từ những triết lý cao xa, nhưng không phải vậy. Phật giáo phát xuất từ nơi mỗi một con người. Hiện nay trên thế giới xảy ra rất nhiều cuộc chiến tranh, về tôn giáo, về sắc tộc, về lãnh thổ, về tài nguyên. Người ta nghiên cứu làm thế nào để chấm dứt những xung đột này. Phật giáo có khả năng đáp ứng nhu cầu này. Mọi tôn giáo, mọi sắc tộc, mọi đảng phái, chỉ cần một chữ trong đạo Phật, là chữ “ Tĩnh”. Người khi đã tĩnh rồi không còn ai tranh chấp với ai, cho nên chữ Phật trong đạo Phật gọi là Buddha là thức tĩnh, người thức tĩnh vậy. Ai ai cũng có khả năng quay lại với chính mình mà thức tĩnh, chĩ cần sự tĩnh tâm trong đạo Phật là có ngay an lạc và hòa bình. Cũng như đang chạy chỉ cần dừng lại là đã khỏe người ra, chiến tranh hay xung đột, chỉ cần dừng lại là có ngay hòa bình.

Phật giáo và văn hóa Việt Nam có duyên rất lớn, Phật giáo không phải từ ngoài đem vào mà Phật giáo từ trong mỗi con người chúng ta. Phật giáo không những giúp con người an lạc mà còn góp phần vào ý nghĩa về vấn đề lớn lao hơn trong nước và quốc tế.

Sau hai trận chiến thắng quân Nguyên Mông, phía Nam nước ta là nước Chiêm Thành, vua là Chế Mân. Vua Chế Mân lo sợ vua quân nước ta sẽ trả thù, vì đã cho mượn đường quân Nguyên Mông đánh quân ta từ phía nam ra, nên sau khi quân dân ta thắng quân Nguyên xong, vua quan nước Chiêm lo sợ ngày đêm huấn luyện binh sĩ không ngừng để chủng bị đối phó. Các trình báo của triều đình ta luôn luôn gởi tin về tình hình căng thẳng của quân dân nước Chiêm, không biết họ chủng bị lực lượng binh sĩ hùng hậu để đánh ta hay phòng thủ. Vua quan nước ta họp lại bàn thảo kế hoạch đối phó bằng con đường ngoại giao. Nếu đưa quan quân qua gặp thì chưa chắc bên Chiêm nhận lời mà họ còn lo sợ, cái non nóng bên nước Chiêm thành căng thẳng từng ngày. Để cuộc ngoại giao suông sẻ không gây sự lo sợ cho vua quan nước Chiêm Thành, vua Trần Nhân Tông thân hành dẫn đoàn tăng sĩ qua thăm viếng, được sự chấp thuận và hoan hỷ của vua Chê Mân. Trong sự gặp gỡ thăm viếng trao đổi của vua Trần Nhân Tông, bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt là bỏ thù nhà mến láng giếng anh em, qua sự thăm viếng và giải trình này vua Chế Mân hạ nhiệt được cơn lo lắng, vì cảm phục đức độ của vua Trần Nhân Tông nên hiến dâng hai châu Ô và châu Lý để làm tin, nay là tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Để đáp ứng lại tấm lòng chân thành của Chế Mân, vua Trần Nhân Tông hứa gã con gái của mình là Công chúa Huyền Trân làm vợ Chế Mân. Như vậy hai châu Ô và châu Lý là do sự cảm phục đức độ của vua Trần Nhân Tông, mà vua nước Chiêm dâng hiến chứ không phải là sính lễ cầu hôn mà các sử gia đã ghi.

Qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các cuộc thăm viếng, các cuộc gặp ngoại giao với các đối tác nước ngoài phần đông đều là những nhà trí thức Phật học, nhà tu hành đã góp phần ổn định chính trị văn hóa an ninh cho đất nước con người Việt Nam. Phật giáo đem lại hòa bình cho đất nước, mở mang bờ cõi, làm cho giặc lo sợ không dám dòm ngó đương đầu, mà không tốn một viên đạn, một mũi tên, xương máu sức dân và của cải, so với cách tranh đấu bằng vũ lực súng đạn, phải tốn sinh mạng và của cải tài nguyên thời gian. Sau chiến tranh lưu lại sự tang thương mất mát và hận thù. Vì thế nói Phật giáo đồng hành với dân tộc là vậy.

 ( Tham khảo dựa theo các bài nói chuyện của TS Bùi Hữu Dược, TT Thích Chân Quang, nhà sử học Vũ Mình Giang, Dương Trung Quốc,  .. Nguyễn Khắc Thuần )

{]{

PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét