Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020

NGHI LỄ TRONG PHẬT GIÁO

 

NGHI LỄ TRONG PHẬT GIÁO

          Đức Phật Thích Ca đã giáng sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ xứ Trung Ấn Độ (trước Tây lịch 563 năm). Lúc bấy giờ đã có 94 thứ đạo mà đức Thế Tôn ra đời làm gì nữa?

          Chẳng qua những đạo ấy tuy nhiều mà chưa được toàn: Chân, Thiện, Mỹ. Đức Phật mới ứng thân thị hiện để dạy cho chúng sanh chuyển Mê thành Ngộ, thấy tánh tỏ tâm, vượt khỏi chết, lìa khổ được vui, hầu chứng Đạo quả: Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

          Trước khi Đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa (đời Đông Hán Vĩnh Bình năm thứ 10, tây lịch năm 67) nước này sẵn có Nho giáo và Lão giáo, nên các tổ Trung Hoa dùng phương tiện châm chước hai Đạo có sẵn trên thành nghi lễ của Phật giáo, làm pháp môn hoằng hóa, hướng dẫn những kẻ sơ cơ nhập Đạo một cách rất đắc lực.

          Thời gian sau, Đạo Phật từ Trung Hoa truyền sang và thạnh hành ở Việt Nam (cuối đời Hán bên Tàu, thuộc thế kỷ thứ I) đã trên 20 thế kỷ. Phần đông dân số nước ta là tín đồ Phật giáo (chiếm 80%). Đạo Phật là đạo chí hiếu, cho nên hầu hết nhà nào có đốt hương thờ ông bà đều có thể gọi là tín đồ của Phật giáo.

          Người ta theo Đạo Phật chính nhờ tổ tiên truyền lại hoặc do tình cảm với thân quyến và nhất là do đạo Phật đã đi sâu vào quần chúng để sẻ chia những nỗi buồn trong lúc gia đình họ có người đau kẻ chết, hoặc trong những thời thạnh suy của đất nước. Nhờ vậy, mà đa số dân tộc Việt Nam đã phát tâm quy y ngưỡng mộ đạo Phật.

          Vậy nghi lễ là một pháp môn hoằng đạo rất đắc lực  do pháp môn này nhiên hậu chúng ta lần lượt đưa con người vào chỗ hiểu đúng giá trị cao siêu vì lợi ích rộng lớn của đạo Phật.

---------¯---------

NGHI LỄ TRONG PHẬT GIÁO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét