ĐỂ BIẾT NGƯỜI TU TẬP CÓ SỰ THÀNH TỰU
Người
tu hành thành tựu sự giải thoát, là người phát tâm tu học tinh chuyên, chất liệu
chánh niệm, thoát tục biểu hiện rõ trong đời sống. Đó là tâm thiện thường sanh,
tâm ác thường diệt, đời sống giàu lòng từ bi, tự tại và an lạc.
Thiền
tích cực là nhập thế vô ngại, không vướng mắc; Tịnh Độ nhập thế làm tất cả hạnh
lành trong đời sống nhân sinh, xã hội là năng lực phước đức hồi hướng Tây
phương. Đó là bản sắc Phật giáo Đại thừa, cũng là vai trò của đạo Phật trong
tinh thần tuỳ duyên bất biến, bất biền tuỳ duyên.
Hoà thượng Thanh Từ giải thích và phân định
nghĩa chữ Từ bi trong đạo Phật như sau: Từ là ban vui, Bi là cứu khổ. Thấy người đói khổ, bệnh tật nghèo nàn, đem
cho họ đồ ăn thức uống, giúp họ hết đói hết khổ, hết bịnh, đó chưa phải là từ
bi trong đạo Phật nói đến. Vì con người hết ăn rồi cũng đói lại, hết giàu rồi
cũng phải nghèo, hết bịnh rồi cũng đau, cũng chết. Nên cái giúp đó là giúp cái
hết đau hết khổ tạm thời, nên chưa phải thật sự là từ bi.
Cái Từ bi của đạo Phật nhắm đến là cái khổ sanh tử
luân hồi, nên ngoài việc giúp cho chúng sanh hết khổ về Thân còn phải giúp cho
chúng sanh hết khổ về Tâm. Đó là đem Trí tuệ bố thí cho chúng sanh ngộ ra Tự
tánh họ sẽ thoát khỏi con đường khổ đau lâu dài đó mới là từ bi chân thật.
Người ta nói cho con cá không bằng cho cần
câu, cho cần câu không bằng cho cách câu. Vì cho con cá hôm nay ăn hết rồi ngày
mai không còn, và cho cần câu mà không bày cách câu, thì cũng không có cá để
ăn. Vì thế việc làm thiện, việc bố thí không theo lộ trình của Lục độ vạn hạnh
của Bồ tát thì cũng chỉ dừng lại việc cho con cá và cần câu mà thôi, chưa giải
quyết chấm dứt sự khổ của chúng sanh.
Lục
độ của Bồ tát là, Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn và thiền
định nếu không có Trí tuệ thì dễ đi và đường tà. Vì thế năm công hạnh đầu đều
được chỉ đạo bởi trí tuệ mới là mục đích của tu theo đạo Phật hướng đến./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét