PHÁ CHẤP
TRONG VIỆC TU TẬP
Phá
chấp là việc tối quan trọng trong vấn đề tu tập củng cố định lực và trí tuệ. Chấp,
là kết quả của sự tích tụ. Có tích tụ mới có chấp thủ. Mọi khổ đau nan giải đều do chấp mà ra. Ngồi thiền, tụng
kinh, hay đọc sách giỏi bao nhiêu mà chấp
không phá thì phiền não vẫn còn nguyên, định huệ thành hạn cuộc. Học hỏi kinh
điển, thực hành công phu chính là để phá đi những chấp trước này.
Có
những cái chấp chỉ cần đọc sách học kinh sách thì có thể phá được, vì nó hình
thành không sâu (kiến hoặc- tức phiền não thô). Nhưng có những cái chấp phải cần
đến công phu tu tập mới giải được, vì nó
thuộc “Tư hoặc phiền não”, tức phiền não
sâu xa vi tế, là câu sanh ngã chấp. Ví như bịnh đau đầu sổ mũi thì tự ở nhà mua
thuốc uống sẽ hết, nhưng có những bịnh nan y, bịnh nặng phải đến bệnh viện nhờ
bác sĩ mới chữa trị được. Việc tu tập
cũng vậy.
Trong
việc tu tập phải tuỳ duyên, tuỳ căn cơ nếu cứng ngắc quá thì cũng không thành.
Nói cứng ngắc vì mang tính chất quy tắc và cục bộ, không nhìn thấy mặt nhân
duyên của pháp. Thiếu lòng từ, vì chỉ căn cứ vào quy tắc mà không nghĩ đến cái
khó khổ của người ta. Có nhiều trường hợp
mẫu mực, quy tắc quá dẫn đến cố chấp. Thứ gì tích tụ nhiều mà không ý thức được,
cứ theo đó mà thực hiện thì trở thành cố
chấp là việc không tránh khỏi. Chấp thì khó mà tuỳ duyên. Chính vì không tuỳ
duyên được mà khổ hiện thành. Ví như người mẹ quá thương con mà đặt ra cho con
nhiều quy luật, vì quá nhiều quy luật ràng buộc, khiến trở thành áp lực cho con, đứa
con khó mà phát huy được tiềm năng của nó.
Chúng
ta đang bị một loại phiền não chi phối, mà mọi cố gắng hành trì quy củ chỉ là sự đè nắng và nhẫn chịu. Do chấp vào một
cái gọi là quy tắc lớn nhỏ v.v.. mà phiền não hiện hành không nguôi. Cách giải
quyết là phá chấp thì phiền não tự tiêu, quy cũ cũng không cần đến. Khi trí tuệ chưa hiển lộ, thứ gì cũng khiến
mình bất mãn trở ngại. Nhưng khi có trí tuệ rồi, mọi việc được mất, hơn thua,
đúng sai, thuận nghịch không đặt thành vấn đề nữa. Người chưa có trí tuệ cảnh
thuận lại đưa mình đến hố sâu vực thẳm, còn người có trí tuệ gặp cảnh nghịch
giúp mình thoát nạn và vươn lên. Người tu tập gặp hoàn cảnh trái ý nghịch lòng,
là cơ hội thử thách để tiêu trừ cái ngã chấp và pháp chấp. Thành ra cái đáng sợ
là cái thuận duyên không phải là cái nghịch
duyên, lấy việc nghịch duyên mà tạo phước.
Mối liên hệ giữa chấp và tập.
Trong các bộ kinh thuộc hệ A – hàm, chúng ta
thường nghe đến chữ “Tập”. Muốn hết khổ thì phải trừ “Tập”. Trong các kinh thuộc
hệ Đại thừa thì thường nghe đến từ “chấp”. Bồ tát trừ chấp không từ sự. “Tập”
và “chấp” hai từ mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, nhưng thực tế chúng có mối
liên hệ mật thiết với nhau.
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ
Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học
trò yêu quý của ông.
Trong
thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng
phiêu bạc điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng rơi vào cảnh rau
cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày nhịn đói nhịn khát. Tuy vậy, không một ai
kêu than, thối chí. Tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. Mau mắn thay, ngày
đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem
biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử bèn phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng
kiếm rau, còn Nhan Hồi thì nhận việc nấu cơm.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét