ÂM VANG
PHẬT ĐẢN VESAK PL 2569-2025
Lễ
Phật đản năm nay đặt biệt từng bừng cờ hoa, xe hoa, lọng hoa. Trên đường lộ thì
xe hoa, dưới sông nước thì thuyền hoa, hoa đăng, trong các ngõ hẻm thì lọng
hoa. Nơi nơi đều tổ chức lễ Phật đản thật hoành tráng và ấn tượng. Tuy ngày Phật
đản đã đi qua nhưng âm vang vẫn còn đọng lại trong tâm khảm mọi người con Phật.
Sự
xuất hiện của một bậc Thánh nhân đã làm thay đổi tư tưởng, ý thức hệ và quan niệm
sống của nhân loại. Sự thành đạo của Phật chính là mở ra một trang sử mới trong
lịch sử con người. Trước đó người ta nghĩ chỉ có ở trên trời cao mới có sự giác
ngộ, còn chúng sanh thì chỉ là chúng sanh muôn thuở. Nhưng Đức Phật thành đạo
Ngài đã tuyên bố rằng “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Chính Đức Thế Tôn đã đưa vị trí con người lên
vị trí cao nhất, Đức Phật là một con người có đủ khả năng giác ngộ, chúng ta
cũng là một con người cũng có đủ khả năng giác ngộ như Phật. Đức Phật ví như vàng đã được tinh luyện, còn
chúng ta là vàng còn nằm trong quặn đất
chưa được tinh luyện. Đức Phật như viên kim cương đã được mài dũa, còn
chúng ta kim cương còn nằm sâu trong lòng đất. Tâm giác ngộ của chúng ta bị che
lấp sâu trong tâm thức chúng sanh, bởi những tham, sân, si nghiệp chướng. Ngài
trụ thế 80 năm trên cõi đời, Ngài đã thị hiện Niết bàn, Niết bàn là vắng bóng
khổ đau, Niết bàn là không có vô minh, không có ái dục, không có tranh chấp,
không có nắm giữ, cố chấp, với tâm hồn vắng lặng nơi đó là Niết bàn.
Sau
khi trà tỳ thân tứ đại của Đức Phật lưu lại nhiều xá lợi, các bộ tộc tranh
giành xá lợi. Dòng họ Sikaya nói là Đức Phật là người thuộc dòng họ của chúng
tôi, đất nước vương quốc Maganda là xứ sở Ngài
từng ở họ cũng đòi giữ phần xá lợi, bộ tộc Mallas nói Phật là thân hữu của
chúng tôi, là bậc đạo sư của chúng tôi. Cuối cùng có một Bà là môn tên là Đô Na đứng ra hoà giải, được sự hoà giải xá lợi
chia cho 8 quốc gia khác nhau đem về phụng thờ : Nước Câu Thi Na, Ba kiên la,
Sư già na, A lặc già, Tỳ Nậu, Tỳ gia ly, Ca tỳ la vệ, Ma già đà. Sau đó người
ta tạo những hộp trắc bằng đồng, bằng đá để đựng xá lợi. Sau vua A SoKa tạo dựng nhiều bảo tháp tôn
trí xá lợi Phật.
Xá
lợi Phật là sự kết tinh của công phu tu tập giới, định, huệ, nó là sự trầm tích
của thế giới tâm linh. Ấn Độ tuyệt đa số theo Bà la môn giáo, nhưng với xá lợi
Phật họ xem là quốc bảo của quốc gia. Việt Nam cung thỉnh xá lợi, Chính quyền Ấn
Độ họ cho đoàn người qua Việt Nam khảo sát nơi tôn trí xá lợi rồi họ về mới chấp
nhận đồng ý cho thỉnh. Muốn thỉnh xá lợi Phật Việt Nam phải có công hàm gởi qua
chính quyền nước Ấn Độ. Việt Nam qua thỉnh họ yêu cầu cung đón xá lợi phải như
cung đón như một nguyên thủ quốc gia đi trên chiếc chuyên cơ quân sự của chính
phủ Ấn Độ. Chính Phủ Ấn Độ đã trân quý xá lợi như thế, và đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam được cung rước xá lợi về Việt
Nam trong một đại lễ mang tính toàn cầu, như giọt nước từ bi tưới tẩm tâm hồn
người Việt Nam.
Xá
lợi Phật vào thế kỷ thứ 13 bị quân Hồi giáo và Bà là môn giáo tàn phá, rồi bị
chôn vùi dưới lòng đất. Đất nước Ấn Độ bị người Anh đô hộ cai trị trong bối cảnh
đó vào năm 1898 có nhà khảo cổ người Anh tên là Willam Claxton Peppe khai quật
tìm thấy xá lợi Phật Thích Ca được đựng trong một cái hộp, tại làng Piprahwa Ấn Độ. Và từ đây xá lợi Phật được
công bố, người phương Tây mới tin Phật là con người có thật chứ không phải là
nhân vật huyền thoại.
Mặc dù thời tiết mưa gió thất thường nhưng mọi
người con Phật vẫn giữ niềm tin, hàng ngàn người xếp hàng xuyên đêm để đợi
chiêm bái xá lợi Phật. Xá lợi dự định tôn trí bốn nơi để mọi người
chiêm bái, đầu tiên là chùa Thanh Tâm thành phố Hồ Chí Minh, sau đó tôn trí Núi
Bà Đen, và ra Hà Nội tôn trí chùa Quán Sứ, rồi chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam rồi trở
về Ấn Độ.
Xá
lợi là bảo vật linh thiêng, là quốc bảo của đất nước Ấn Độ mà cũng là Bảo vật của
nhân loại, cách đây 1200 năm ngài Huyền Trang cũng đã chiêm bái xá lợi Phật, và
đã rơi nước mắt khi được diện kiến chiêm bái và ngài có bài kệ than thân phận của
mình sinh ra không gặp Phật như sau:
Phật
tại thế thời ngã trầm luân
Kim đắc nhơn thân Phật diệt độ
Áo
não thử thân đa nghiệp chướng
Bất
kiến Như Lai Kim sắc thân.
Đối
tượng niềm tin của chúng ta là Tam bảo, Phật, pháp, Tăng, là nơi trú ngụ an
toàn, là nơi che chỡ, là nơi tin cậy vững bền, là nơi nương tựa, là nơi dẫn dắt
chúng ta. Giữa ban đêm đen tối mà có được ngọn đèn là quá hạnh phúc, giữa cuộc
đời đầy ô trược đen tối có được bậc đạo sư là điều vô cùng hạnh phúc và may mắn,
không có gì hạnh phúc hơn. Một người
không có lý tưởng, không có ai dìu dắt, người đó sẽ lạc lõng bơ vơ. Vì thế
chúng ta tin sâu nguyện thiết, bày tỏ sự thành kính của ta với bậc thiện lành.
Muốn tin vào Phật đạo phải tin bằng lòng tin
chân chánh, có chánh tín rồi chúng ta mới hướng đến tịnh tín. Chánh tín là con
đường vào cửa đạo và hướng đến giác ngộ giải thoát. Khi đã có niềm tịnh tín tức
niềm tin thanh tịnh rồi thì không lay động , không thối chuyển, và muốn có lòng
tin bất động, người tu tập phải có trí tín mới phân biệt chánh tà, mê tín, cuồng
tín dẫn đến đi sai đường lạc lối. Trong truyện Tây du ký Ngài Huyền Trang dụ
cho Tịnh tín còn Tề thiên dụ cho trí tín. Có tịnh tín mà không có Trí tín dễ
rơi vào tà ma ngoại đạo. Trước hết là suy nghiệm thứ đến trải nghiệm rồi thực
nghiệm mới cảm nhận được thực chất của năng lượng của đạo. Nếu chỉ trải nghiệm mà không thực tập
thì đạo lực còn mong manh chưa đến đích. Trong kinh Hoa Nghiêm đề cao lòng tin
như sau:
Tín
vi đạo nguyên công đức mẫu; Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn; tín năng siêu
xuất chúng ma lộ; tín năng thể nhập Tam ma địa; tín năng vượt thoát sanh tử hải;
tín năng thành tựu Bồ đề.
Đức Phật xác lập chữ tín làm nền tảng cho sự tu tập. Nói đức Phật thành
đạo và nhập Niết bàn, thực ra Phật không có thành Phật, mà Phật là người giác
ngộ thực chứng chân lý, là người thể nhập chân lý. Thế Tôn có ra đời hay không
ra đời chân lý vẫn là chân lý. Giác ngộ là nhận ra chân lý, thực chứng chân lý. Đức Phật không phải là người sáng tạo
ra chân lý, mà chân lý đã có sẳn, đức Thế Tôn là người nhận ra chân lý, là người
khám phá ra chân lý. Đức Phật là người
thấy rõ tường tận tiến trình của cuộc sống nhân sinh và định luật của vũ trụ. Đức
Phật dạy chúng ta đến để mà thấy chứ không phải đến để mà tin, vì thế đạo Phật
gọi là đạo Trí tín, tức tin bằng sự hiểu biết, chứ không chỉ đơn thuần là niềm
tin. Tin là động cơ ban đầu rồi tiến đến tịnh tín và trí tín.
Lễ
Phật đản Vesak khơi dậy lòng tin của mọi người, khiến mọi người hân hoan phấn
khởi, giữa cuộc đời đầy đau khổ bởi thiên tai và nhân hoạ luôn rình rập con người
sống trong lo sợ sầu đau.
Xá
lợi có hai loại xá lợi thân và xá lợi pháp, tro cốt là xá lợi thân, lời dạy
vàng ngọc của Phật là xá lợi pháp. Xá lợi là một biểu tượng, giáo pháp là một
biểu tượng, giáo pháp của Phật là giá trị văn hoá toàn cầu, đạo Phật ngày nay
không còn gói gọn phạm vi nơi chùa chiền, tự viện mà là ở khắp mọi nơi mọi chốn,
không giới hạn bởi không gian và thời gian, con người màu da chủng tộc và tôn
giáo, là của tất cả. Tuy lễ Phật đản đã đi qua nhưng vang vọng âm vang ngày lễ vẫn còn mãi trong tâm trí mọi người
con Phật khắp năm châu bốn biển./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét