THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG
Thời vua Lê Thánh Tông có một câu chuyện
thương tâm và đau lòng như sau. Chàng trai họ Trương tên là Trương Sinh, lấy vợ
tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Hai vợ chồng trẻ này vừa làm lễ thành hôn
không lâu, thì có lệnh tuyển quân của triều đình đi bảo vệ biên cương đất nước. Thế là anh chàng họ
Trương phải tuân lệnh triều đình nhập ngũ lên đường thi hành nghĩa vụ. Mặc dù vừa
cưới vợ nhưng lệnh vua phải đi để bảo vệ
đất nước.
Thế là ở nhà còn lại người vợ trẻ quê
nhà, nhưng lúc anh ra đi thì vợ anh vừa mang thai, có lẽ anh chưa biết mà vợ
anh cũng chưa cho anh hay mình đã có thai.
Suốt ba năm thi hành nghĩa vụ, chưa có một lần về thăm nhà, với thời đại
lúc đó không biết viết thư và cũng không có điện thoại như bây giờ, nên mọi tin
tức từ quê nhà gần như không được có thông tin nào để biết. Người vợ trẻ thui
thủi một mình sinh con và nuôi con, trong lòng luôn trông đợi người chồng trở về.
Hết hạn nghĩa vụ ba năm, người chồng trở về đoàn viên cùng gia đình. Chàng
Trương trở về thấy được vợ con thì trong lòng vui lắm, tràn đầy hạnh phúc, hạnh
phúc bên vợ con, hạnh phúc đã xong nghĩa vụ.
Theo tục lệ, mỗi khi hoàn thành công
việc gì, người ta đều nghĩ đến ơn nghĩa sinh thành của tổ tiên ông bà gia hộ mới
có ngày thành công hôm nay. Vì thế chàng Trương bảo vợ đi chợ mua đồ về nấu
cúng tạ ông bà, cô bác khuôn viên, để tạ ơn ra đi bình an trở về yên ổn.
Người vợ đi chợ mua đồ, chàng Trương ở
nhà giữ con, chỉ có hai cha con ở nhà, khi vợ đi rồi đứa bé vắng mẹ đòi mẹ
khóc, chàng Trương bồng con dỗ nín, xưng ba với con. Nhưng đứa bé không cho bồng
mà cự tuyệt nói: “ông không phải ba tôi, ba tôi tối mới về với mẹ tôi cơ!” Nghe đứa bé nói vậy, chàng
trai nghe như sét đánh, run bật cả người,
mối nghi ngờ bắt đầu từ đây. Đứa bé này không phải con mình, vợ mình không còn
chung thuỷ với mình, vợ mình ngoại tình, phụ mình v.v.. nhiều suy nghĩ tiêu cực
trong đầu anh luôn tuông ra, khiến anh không còn thấy có hạnh phúc nữa. Ông bà ta nói, cái gì ở nhà không biết thì hỏi ông già, ra đàng không biết thì hỏi mấy đứa trẻ thì
nhanh nhất. Vì ông già từng trải cuộc đời nên ôm hiểu nhiều việc, còn con nít
nó ngây thơ không biết nói dối nói thêm, nên việc con nít nói không sai sự thật.
Thế
là vợ anh đi chợ về cặm cụi nấu xong dọn lên anh cúng, cúng xong anh bỏ nhà đi
không nói một lời với vợ là đi đâu, anh
đi ra ngoài làng xóm ở không chịu về. Từ trưa đến tối, từ tối đến khuya người vợ
chờ và chờ mãi không thấy anh về, rồi một ngày hai ngày, ba ngày…. Người vợ
không thấy về, cô ta mới bắt đầu suy nghĩ lo âu, tâm trạng của bà hoang mang, bế
tắt, tuyệt vọng, vì thế tìm con đường chết cho xong cuộc đời, bà ra nhảy xuống
sông trầm mình chết.
Sau khi vợ chết, người ta mới báo cho
chàng biết, anh mới về lo tang chôn cất vợ xong, tối lại anh bồng con dỗ cho nó
ngủ, nó khóc không chịu cho anh bồng, đứa bé nói: “ông không phải cha tôi, cha
tôi trên vách kia kìa”. Thì ra bóng anh hiện ra trên vách qua ngọn đèn dầu, như
mẹ nó lúc sinh tiền trước khi dỗ con ngủ, bà đều chỉ bóng mình trên vách cho
con biết đó là cha con, đứa bé đinh ninh trong đầu bóng người trên vách sau ngọn
đèn là cha mình vậy thôi. Lúc này tâm trạng anh đảo lộn cực độ, ân hận vô cùng
cho việc đối đãi tệ bạc của mình với vợ.
Chàng Trương Sinh nhận ra nổi oan của
vợ, hằng ngày ẳm con ra ghềnh sông chỗ bà tự vận mà khóc, về sau lập miếu thờ.
Chàng cũng có lập đàn giải oan cho vợ, nhiều người thấy bóng có hình bà Trương
thấp thoáng trên sông, và từ đó miếu bà Trương được nhiều người quan tâm chú ý,
cúng vái cầu xin có nhiều linh hiển. Vì thế người ta hay thắp hương liên tục.
Nhân một lần vua Lê Thánh Tông đi kinh lý ngang qua thấy miếu vợ chàng Trương
hương khói nghi ngút bèn cảm tác bài thơ rằng:
Nghi
ngút đầu ghềnh toả khói hương
Miếu
ai như miếu vợ chàng Trương
Ngọn
đèn dầu tắt đừng nghe trẻ
Làn
nước chi cho luỵ đến nàng
Qua
đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá
trách chàng Trương quá phụ phàng.
Và vua cho khắc bài thơ trên tấm bia
trước miếu bà Trương. Vợ của chàng họ Trương đã tự vận ở dòng sông Hoàng Giang,
vì bị người chồng nghi oan ngoại tình. Từ câu chuyện này, và bài thơ của vua
Thánh Tông sau có nhiều nhà thơ nhà văn viết về câu chuyện thiếu phụ Nam Xương
rất nhiều, sau là một trong những bài thơ ấy.
Nghĩa
thắm tình xưa cũng hết rồi
Vầng
trăng ai nở xẻ làm đôi
Thương
thay bóng lẻ vừa rưng lệ
Xót
bụi hồng đơn mới trổ chồi.
Câu
chuyện đến đây là hết. Trên đời này có vô số câu chuyện thương tâm như vậy do sự
hiểu lầm mà ra, khi sáng tỏ sự việc thì, Hởi ôi không còn lấy lại được nữa! Nếu không tin sâu nhân quả, không học Phật,
không có sức kham nhẫn rất dễ gặp những việc tương tự như trên./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét