TRÍ TUỆ VÀ
KIẾN THỨC
1- Kiến thức: Là sự hiểu biết tích chứa từ thầy,
bạn và các nguồn thông tin khác. Dù có thông minh đến đâu cũng chỉ là kiến thức
được học hỏi từ bên ngoài. Kiến thức này gọi là hữu sư trí. Nghĩa là kiến thức
có được từ nơi thầy, bạn. Kiến thức này có giới hạn, người ta ví dụ kiến thức
thế gian giống như một hồ nước, nhìn thấy
hồ nước rộng lớn nhưng có thể bị nắng bốc hơi, bị hạn hán có thể trở nên không cạn, hay nhiều người đến lấy có
thể bị khô cạn. Hơn nữa hồ nước là do tích tụ nhiều nguồn nước chảy vào hồ, chứ
tự lòng hồ không cho ra nước. Vì thế có thể cạn khi gặp tiết trời hạn hán, hoặc
nhiều người cùng đến lấy hồ có khả năng bị cạn. Kiến thức của phàm phu không thể
so sánh với trí tuệ của người tu chứng.
2- Trí tuệ: Là
chỉ cho sự hiểu biết rộng lớn của người tu đã thấu đạt được tự tánh. Khi thấu đạt
được Tự tánh thì sự hiểu biết này gọi là trí tuệ. Trí tuệ trong kinh gọi là Bát
nhã Ba la mật. Tự tánh hay Phật tánh là
Trí Tuệ Ba La Mật trong kinh Bát Nhã. Trí tuệ này rộng lớn vô cùng vô tận và
đưa chúng sanh qua khỏi bờ sanh tử nên gọi là Trí Tuệ Bát Nhã Ba La mật đa. Ba
la Mật đa gọi là đáo bỉ ngạn tức qua bờ bên kia, bờ giải thoát. Trí tuệ
này dụ như cái giếng nước, tuy không rộng lớn mênh mông như cái hồ. Nhưng nó
không bị khô cạn, không bị bốc hơi bởi nắng hạn. Nước ở giếng sẽ cho ra nước bất tận không bao
giờ cạn, dụ cho trí Bát nhã, còn kiến thức thế gian như hồ nước, có khả băng bị
hạn hán sẽ bị cạn. Trí tuệ của sự giải thoát, gọi là Bát Nhã Ba la mật. còn kiến
thức là thứ trí tuệ cuả hàng phàm phu sẽ dẫn đến khổ đau và bất an.
Thế gian học
để tích chứa, tích lũy kiến thức, còn học Phật để trở thành người có Trí tuệ.
Kiến thức và trí tuệ khác nhau. Kiến thức như cái hồ nước, còn trí tuệ như cái
giếng nước. Hồ nước thì rộng lớn, nhưng có thể cạn, hồ nước do tích tụ của nhiều
nguồn nước. Còn giếng nước thì nhỏ hẹp,
nhưng không thể bị cạn, giếng nước thì nước tự trong nguồn nước chảy ra nên
không bị khô hạn.
Kinh Bát Nhã
gồm 600 quyển các nhà dịch thuật rút gọn lại còn 262 chữ. Gọi Bát Nhã Ba La Mật
Đa Tâm Kinh, là kinh nói về cốt tủy của Trí Bát Nhã. Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa
Tâm kinh chính là bản đồ dẫn chúng
ta trở về với Vô sư
trí, tự nhiên trí bên trong chúng
ta. Vì thế trong các kinh bản kinh Bát Nhã là kinh quan trọng nhất, trọng yếu
nhất. Nếu thâm sâu hiểu được những điều
trọng yếu trong kinh Bát Nhã thì có thể thông suốt các bộ kinh khác.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét