PHẬT
GIÁO ĐẠI THỪA CHÂN HAY NGỤY?
Những hành giả tu tập theo Phật giáo Nam truyền
cố chấp cho những gì Phật nói khi còn tại thế là đúng là thật, còn những gì sau
khi Phật nhập diệt, các Đại sư, Luận sư, Tổ sư nói ra đều là không phải lời Phật
nói, là ngụy tạo. Để giải nghi điều này
chúng ta lấy hai sự kiện tu chứng và sự kiện khoa học để chứng minh lời kinh Đại
thừa có phải là lời Phật dạy hay không?
a- Sự kiện tu chứng: Trong dòng chảy lịch sử của Phật giáo,
có rất nhiều vị tu chứng khi Phật còn tại thế và sau Phật nhập diệt, có rất nhiều
vị tu chứng Thánh quả, Tu đà hoàn, Tư đà hoàn, A na Hàm và A La Hán.
Khi đã chứng quả Thánh thì các vị có đủ
ngũ thông: Thiên nhãn thông, Tha tâm
thông, Thần túc thông, Túc mệnh thông ….
Các vị tu chứng đã có thần thông thì có khả năng nghe và thấy những sự
việc đã trải qua mấy ngàn năm và những sự việc chưa đến về sau mấy ngàn năm.
Như vậy khi Phật nhập diệt rồi không có nghĩa Phật không còn tồn tại trong thế
giới nầy và không còn thuyết pháp. Phật có ba thân: Pháp thân, Hóa thân và Ứng
thân. Đối với Hóa thân và Ứng thân với con mắt trần chúng ta có thể cảm nhận và
nghe thấy được, chứ Pháp thân không hình không tướng thì con người chưa tu chứng
thì không thể nghe và cảm nhận được. Vì thế Pháp thân Phật luôn tuyên thuyết giáo
nghĩa khắp cả thời gian và không gian. Các vị đã tu chứng Thánh quả có thể nghe
và thấy được và kết nối được với các thời Pháp Phật tuyên thuyết, mà con người
phàm tục mắt trần tai tục không thể nghe và không thể thấy được. Vì thế không
tin kinh điển Đại thừa là điều dễ hiễu.
Ví
như ngày nay, người ta dùng điện thoại Iphone đời mới, có thể nghe và thấy âm
thanh và hình ảnh bất cứ nơi đâu trên thế giới dù xa hay gần. Sự việc dù trải
qua bao nhiêu năm tháng có thể nghe có thể thấy được. Người không có điện thoại
Iphone hoặc không biết gì về điện thoại thì không tin những gì người có dùng điện
thoại nói lại cho nghe. Kiến thức và trình độ hiểu biết con người thời trước và
con người thời sau cách xa nhau một trời một vực. Các vị tu học theo kinh điển
Nguyên Thủy cũng như vậy, chỉ hiểu biết gói gọn trong thời Phật nói qua Ứng
thân và Hóa thân. Nên sự mầu nhiệm sâu xa của Pháp thân họ không biết và không
tin thì cũng dễ hiểu như vậy.
Các kinh Đại thừa được các vị Tổ sư, Luận sư đã tu chứng nói ra từ Tự
tánh của các vị ấy. Tự tánh là gì? Tự tánh là Phật tánh của mỗi người, các vị Tổ
sư, Luận sư đã chứng đạt được Tự tánh nên các ngài đã kết nối được những pháp
âm Phật thuyết dù trải qua thời gian và không gian. Tự tánh là Phật tánh mà sau
khi tu thiền nhập định sáu năm khổ hạnh, 49 ngày đêm tư duy Phật đã hoát nhiên
đại ngộ được Tự tánh của mình. Ngài bằng nói lên rằng: “Lạ thay tất cả chúng
sanh đều sẳn có giác tánh, Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Và
2000 năm sau ngài Huệ Năng cũng đạt được Tự tánh sau khi được ngài Ngũ Tổ Hoằng
Nhẫn thuyết kinh Kim Cang cho ngài nghe, ngài Huệ Năng nghe xong hoát nhiên đại
ngộ hết thảy vạn pháp không lìa Tự tánh và nói kệ trước Ngũ Tổ rằng: “Hà kỳ tự
tánh năng sanh vạn pháp; Hà kỳ Tự tánh vốn tự đầy đủ…” Nghĩa là “Nào ngờ Tự tánh năng sanh vạn pháp;
Nào ngờ Tự tánh không sanh diệt; Nào ngờ Tự tánh vốn tự đầy đủ; Nào ngờ Tự tánh
vốn không dao động…”
Tự
tánh là tánh giác, tánh hiểu biết của mọi người và chúng sanh, còn gọi là Trí
Bát nhã. Tự tánh này ở phàm không giảm ở Thánh không tăng, Tự tánh không sanh
không diệt, không đến không đi…Người nào đạt được Tự tánh sẽ kết nối được tất cả
các thế giới chư Phật và Bồ tát, Thánh hiền. Vì thế việc kết tập kinh Đại thừa
sau Phật nhập diệt 700 năm thì không có gì lạ. Ví dụ ngày nay sự phát triển của
nền khoa học, công nghệ thông tin với thời đại 4.0 thì việc nghe xa thấy rộng
trên toàn thế giới hay ra khỏi vũ trụ là chuyện bình thường. Cũng vậy với Thiên
nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn của những vị tu chứng công năng nghe thấy còn tinh vi
gấp trăm ngàn lần công nghệ thông tin ngày nay vậy.
b- Sự kiện khoa học:
Nhà bác học Vật lý Einstein (1879-1955) ông nói: “Điểm cuối cùng của
Phật giáo là điểm khởi đầu của khoa học. Những gì tôi biết được đức Phật đã nói
hết trong kinh điển rồi. Nếu sau này có một tôn giáo nào đáp ứng cho khoa học,
thì Phật giáo là tôn giáo sẽ đáp ứng những điều cho khoa học cần khám phá”.
- Về nghiệp, kinh Nhân quả có câu: “Giả sử bách thiên kiếp, sở tác
nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ”. Nghĩa là: Giả sử
trải qua trăm ngàn kiếp, khi đã tạo nghiệp rồi không bao giờ mất, khi nhân duyên hội đủ, thì quả báo hoàn trở lại
nhận lãnh. Nghiệp bao gồm nghiệp thiện và nghiệp bất thiện dù đã tạo tác ra thì
không trước thì sau, người đã tạo sẽ nhận lãnh lại quả báo, tốt hay xấu tùy
theo nghiệp thiện hay nghiệp ác.
Với công nghệ thông tin khoa học ngày nay, người ta có thể truy
tìm hình ảnh và âm thanh của sự kiện đã xảy ra cách đây 300, 200, 100 năm về
trước một cách dễ dàng. Như các cuộc chiến tranh thế chiến thứ nhất, thứ nhì trải
quả bao nhiêu năm mà người ta còn chiếu lại trên màng hình như thật. Âm thanh
hình ảnh không sai không thiếu. Như vậy với công nghệ khoa học ngày nay làm
sáng tỏ lời Phật dạy trên 3000 năm về trước.
Với công nghệ tiên tiến của khoa học ngày nay, con người 300 năm về
trước khoa học chưa ra đời, thì mọi người cũng cho rằng, những máy móc như xe cộ,
điện đài, máy bay, phi thuyền v.v…đều là những chuyện huyền thoại không bao giờ
có thật.
Đơn cử nước Việt Nam ta trước 1863 chưa tiếp cận với nền văn minh
phương Tây, thì không biết không tin gì về khoa học điện đài, máy móc. Câu chuyện
có sự thật và khôi hài cho đoàn sứ giả Việt Nam qua Pháp lần đầu tiên. Theo Quốc
sử quán triều Nguyễn 1863 ông Phan Thanh Giảng được cử làm Chánh sứ, dẫn đầu
đoàn sứ bộ của nhà Nguyễn sang Pháp, cùng với ông Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc
Đan. Ông trở về sau thành một trong ba tiến sĩ đầu tiên của người Việt đặt chân
trên đất trời Tây.
Sứ thần Việt Nam qua nước Pháp, nhìn thấy mọi sự mọi việc khác và
lạ so với Việt Nam. Về nước nhà kể lại những việc nghe thấy bên nước Pháp, nào
là đèn điện ngọn đèn chốc xuống gió thổi thông tắc, mưa không ướt, xe đạp hai
bánh chạy bôn bôn không ngã v.v.. các vua quan Việt Nam nghe không tin nổi có
chuyện lạ như vậy, bèn cho là chuyện phịa đặt, đi ra về nói dốc v.v..
Đem những chuyện trong cõi phàm tục văn minh phương Tây và văn
minh phương Đông kể cho nhau nghe, mọi người không tin nổi, làm sao những lời
Phật dạy được tiếp nhận từ Tự tánh để nói ra cho mọi người nghe và tin nó cũng
giống như vậy.
Trong kinh lấy cuộc sống con rùa và con cá, ví dụ cho hai thế giới
hữu hình và thế giới vô hình. Con rùa cùng ở chung với con cá ở dưới ao, thỉnh
thoảng rùa bò lên khỏi nước kiếm ăn rồi về lại dưới nước. Cá hỏi rùa đi đâu lâu
không thấy vậy? Rùa nói, đi lên mặt đất. Cá hỏi có gì trên đó? Rùa trả lời, nào
cây, nào con người, xe cộ v.v.. Cá không tin, vì dưới nước chưa hề có những thứ
đó, cái tên còn không có huống là việc gì?
Cá lại hỏi rùa, như vậy lên đó bơi lội, quýt đuôi được không? Rùa nói
không. Qua sự diễn đạt của rùa, cá không
tin nổi trên khỏi mặt nước lại có những sự việc như vậy, cá hoàn toàn không tin
bất cứ thứ gì mà rùa đã kể cho cá nghe.
Hành giả tu tập theo Nam truyền không tin kinh Bắc truyền cũng như
vậy. Giống như con người trước khoa học chưa ra đời, giống như con cá ở dưới nước.
Chỉ biết sự hạn hẹp của vùng ao nước chứ không biết được sự mênh mông của bầu
trời và biển cả.
Ví thế trí tuệ phàm phu như ao nước, được tích tụ bởi nhiều dòng nước
chảy vào, người phàm cho là đủ là rộng lớn. Nhưng họ không hề biết rằng nước ở
ao hồ là nước từ các dòng chảy khác đỗ vào chứ không phải tự có, nên một ngày
nào đó, do con người hay do thiên nhiên ao hồ sẽ cạn kiệt. Ngược lại trí tuệ của
Tự tánh là Trí tuệ Bát nhã, Tự nhiên trí, Vô sư trí v.v… rộng mênh mông vô tận
không bao giờ bị cạn kiệt. Ví như nguồn nước dưới đáy giếng hay nguồn nước từ
trong khe suối tuông trào ra bất tận.
Trí tuệ của người tu chưa chứng đạt còn trong vòng phàm tục thì nó
có giới hạn, về mặt thời gian và không gian, nên để hiểu về trí tuệ của người
đã tu đạt được Tự tánh không hề dễ, nên họ không tin là điều dễ hiểu.
Cho những ai có lòng tin về kinh điển Đại thừa thì người đó đã có
phước báu, trước sau gì họ cũng đạt đến giải thoát giác ngộ. Từ câu kinh Kim
Cang ngài Huệ Năng nghe xong giác ngộ được Tự tánh trở thành vị Tổ nổi tiếng
trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc. Từ tư tưởng đốn ngộ của ngài Huệ Năng nói
ra lúc còn làm công quả nhà bếp. “Bồ đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệt phi đài, Bổn
lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai” (Bồ
đề vốn không cây, Gương sáng cũng chẳng đài, Xưa nay không một vật, Chỗ nào
dính bụi nhơ). câu kệ này được viết trên
vách chùa. Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám người gốc quê quán Quảng Nam khi viếng
cảnh chùa, vô tình đọc được bài kệ này. Ngài liền giác ngộ, quy y Tam Bảo sau
trở thành cây đại thọ cho phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, Người khai
sáng ra Gia đình Phật tử Việt Nam, là một trong những giáo thọ đào tạo Tăng tài
cho Phật giáo Việt Nam.
Giáo nghĩa kinh Đại thừa giúp cho con người tu tập vượt thời gian
và không gian, khi đã ngộ được Tự tánh rồi,
trí tuệ Vô sư sẽ phát sanh, không cần phải năm tháng mài mò học hỏi nữa. Vì thế
các Tổ không qua trường lớp, không bằng cấp mà thuyết pháp thao thao bất tuyệt,
độ sanh không mỏi mệt. Vì thế chủ trương của Thiền tông là “bất lập văn tự, kiến
tánh thành Phật”
Lành thay cho những ai tin vào kinh Đại thừa và thiệt thòi cho những
ai chưa tin hoặc không tin vào lời Phật dạy trong kinh Đại thừa. Hãy nghiệm xét
thời đại khoa học tiên tiến 4.0 so với người đạt được Tự tánh, mọi sự mọi việc
sẽ vượt thời gian và không gian không hai không khác. (4.0 là công nghệ lần thứ
4, nó không cần: thời gian, không gian, con người, và thiết bị máy móc, mà thực
hiện được điều mình muốn). Ví dụ chỉ cần quẹt ngón tay trên màn hình điện thoại,
ta cần gì sẽ có thứ đó chạy đến nhà mình, không cần phải tới chỗ .v.v…
Hiểu được công năng của Tự Tánh và công năng của công nghệ 4.0 thì
Kinh Đại thừa là thật sự được nói ra từ Pháp thân của Phật và được nghe từ Tự
tánh của hành giả tu đã chứng đạt . Mong rằng mọi người hiểu được điều này sẽ mở
ra cho mình lộ trình tu học nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn, không phải trải qua
không gian thời gian để tìm thầy học đạo/.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét