KHÔNG
NƯỚC KHÔNG TRĂNG
Ở nước Nhật có sư cô tên Si- Zô -Nô tu
tập với vị thiền sư Bút- Zô. Sư cô Si- Zô- Nô tu tập thời gian lâu mà không đạt
được thành quả nào. Vì cô muốn học hỏi Thiền chứ không sống với Thiền. Sống trọn
vẹn với cái hiện tại gọi là Thiền. Ví như ta vào nhà hàng chỉ đọc các tên thực
đơn không thôi thì không bao giờ chúng ta no bụng và cảm nhận được hương vị các
món ăn được ghi trên thực đơn. Đọc thực đơn thì không bao giờ no được, hãy nếm
biết, nhận ra ngay hương vị của thức ăn chứ đọc tên không thì không biết được
mùi vị của thức ăn. Vì thế an trú trong hiện tại thì ngay trong giây phút đó có
bình an, có hạnh phúc.
Vị sư cô này, một hôm đi xách nước
tình cờ cái gàu đựng nước đỗ bể, nước chảy tràng lang ra đất cô ta bằng hoát
nhiên ngộ đạo, cô làm bài thơ ghi lại giây phút ngộ đạo như sau:
Bài thơ tựa đề Không nước Không trăng,
để kỷ niệm giây phút chứng đạo cô làm bài thơ:
Bằng cách này hay cách khác
Tôi cố giữ cái gàu cũ
Từ lúc các thanh tre đã yếu
Và gần gãy, cho đến khi đáy gàu rơi
ra.
Không còn nước trong gàu,
Không còn trăng trong nước
Tôi ngộ ra chân lý cuộc đời.
Gàu cũ và nước dụ cho kiến thức của chúng ta
chấp chứa trong tâm, ta cho là chân lý. Nhưng thực sự những chân lý đó nó giống
như cái bóng trăng, chân lý thực nó ở trên trời. Kinh điển cũng vậy, không ở
trên chữ nghĩa, ngôn từ hay lời nói, nó giống như bản đồ, như ngón tay chỉ mặt
trăng. Khi gàu bể nước không còn, trăng
cũng không có, Sư cô mới nhận ra mặt trăng thật vô cùng rộng lớn và sáng tỏa
muôn phương.
Từ lúc cái gàu gãy cho đến khi đáy gàu
rơi ra, tôi nhận ra không có nước trong gàu, không có trăng trong nước, ngay
trong giây phút đó tôi nhận ra mặt trăng thật ở trên trời. Giây phút buông xuống,
sư cô nhận ra chân lý, nhận ra sự thật trong cuộc đời. Vì thế Thiền là sự sống.
Nói đến Thiền, người ta nghĩ chỉ có ngồi
Thiền, nếu nghĩ như vậy thì Thiền trong
sự hạn chế, mà Thiền nó có trong bốn trạng thái đi, đứng, nằm, ngồi. Thiền là sự
sống, người nào tiếp xúc với sự sống gọi là Thiền. Khi đi biết mình đi, khi đứng
biết mình đứng, khi ngồi biết mình ngồi, khi nằm biết mình nằm v.v… mọi động
tác tâm mình đều biết gọi là Thiền.
Tiếp xúc với sự sống là cái bây giờ và
ở đây, là hơi thở. Là mọi sự mọi vật chung quanh mình đang tiếp xúc. Sự sống là
cái đang là thân và tâm hợp nhất, khi thân và tâm hợp nhất mình sẽ có năng lượng
của chánh niệm. Muốn tiếp xúc với sự sống thì mình phải buông cái tâm lao xao,
dao động xuống, mình mới đi vào Thiền được. Sống với giây phút hiện tại là ta
đang cảm nhận cái đang diễn ra là ta đang tiếp xúc với hiện tại. Vì thế Thiền là để cảm nhận chứ không phải để
học hỏi.
Cảm nhận cái bây giờ và ở đây, thân ở
đây và tâm mình ở đây, đó là Thiền. Muốn tiếp xúc với sự sống, thân và tâm trở
về một mối hợp nhất là ta có chánh niệm. Ăn ta biết ăn là Thiền ăn, uống ta biết
ta uống gọi Thiền uống (Thiền trà). Đi ta biết ta đi, thiền đi hay Thiền hành
v.v…trong cuộc sống mọi nơi mọi lúc đều có thể Thiền được. Khi thân và tâm hợp
nhất, mình có chánh niệm, mình có năng lượng của Định, từ Định mình có Tuệ, có
Tuệ rồi mình sẽ thấy được nguyên nhân của phiền não của sự đau khổ. Mình có khả
năng chuyển hóa khổ đau thành an vui. Định là sự dừng lại, có sự dừng lại thì
có khả năng hóa giải khổ đau, sầu muộn v.v…
Tu là tiếp xúc với hiện tại, tu mà
không tu, không làm cho ai phiền não khổ đau, đó là không tu mà tu. Ngược lại nói
mình tu, mà lại không tu, vị ấy nói ra và làm những việc cho những người khác
đau khổ, buồn bực v.v. thì tu mà lại không tu.
Phần đông chúng ta đến với đạo là để học
hỏi, để tìm hiểu chứ không phải để sống với đạo, sống trọn vẹn với đạo mới gọi
là tu. Ví như ta đọc tên thức ăn, chứ không ăn thì không no bụng và không cảm
nhận được hương vị của thức ăn, cũng thế chúng ta cứ đọc kinh, tìm hiểu nghĩa
kinh mà không sống trọn vẹn với ý kinh, không cảm nhận ý kinh thì ta không bao
giờ cảm nhận được chân lý.
Vì thế sư cô Si-Zô-Nô cả thời gian dài không cảm nhận được đạo lý,
cô cứ nghĩ tụng đọc kinh điển, công phu công quả, sẽ tìm ra chân lý. Trong giây
phút vô tình chiếc gàu tre cũ đổ bể nước trong gàu chảy ra, những kiến thức học
được tích lũy từ kinh điển, nay nó giống như nước trong gàu. Gàu bể nước không
còn thì trăng ở đâu? Không còn trăng, từ
đó mới ngộ ra nước và trăng không thật. Mặt trăng không ở trong nước và ở trong
gàu, nó ở trên bầu trời bao la, sáng soi vô tận.
Sự tu học chấp vào chữ nghĩa, vào kinh
điển cho là chân lý thì muôn đời không ngộ ra được tự tánh sẵn có của mình. Tự
tánh sẵn có của mình đang hiện hữu với mình trong từng giây từng phút, từng hơi
thở, từng bước đi, từng động tác ngày đêm, thức cũng như ngủ. Vì thế có vị thiền
sư nói lên bài kệ sau khi ngộ được tự tánh: “Ngày ngày cùng Phật dạo chơi, đêm
đêm ôm phật ngủ”. Mới nghe như lạ, mà thật tự tánh là Phật tánh nó luôn hằng hữu
với ta trong mọi thời mọi lúc.
Mê tự tánh thì là phàm phu chúng sanh,
ngộ tự tánh rồi thì thành Thánh thành Phật, giữa mê và ngộ không cách xa. Nhưng
đối với phàm phu chúng ta thấy quá khó, còn đối với Phật Thánh thấy quá dễ. Ta
thường nghe câu “mê nhất kiếp ngộ nhất thời”, hay “quay lưng thì thấy bờ”. Bờ
đây là bờ giác ngộ, bờ giải thoát. Trong các tôn giáo, vị giáo chủ hứa hẹn tín
đồ của họ sẽ có thiên đường ở kiếp sau khi chết. Nhưng đạo Phật nói: “Niết bàn,
hay Tịnh độ, ở đây và ngay bây giờ”. Nếu những ai chưa tin vào tự tánh của
mình, thì không hiểu câu nói trên.
Vì thế ta sẽ tin rằng sự bình an, sự
giải thoát không xa, không khó, nếu chúng ta biết nhận ra tự tánh sẵn có và thường
hằng, ta luôn chánh niệm trong mọi lúc mọi nơi thì không sớm thì muộn ta sẽ gặp
lại ông chủ của ta lâu nay không để ý, không nhận ra. Khi đã nhận ra ông chủ rồi
ta sẽ không còn lang thang phiêu bạc khổ đau nữa./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét