TRANH
BIỆN ĐỂ CÓ CHỖ NGỦ
Ở nước Nhật những vị lữ khách qua đêm
muốn đến chùa được chấp nhận cho ngủ, phải trải qua một cuộc tranh luận về Phật
pháp, nếu thắng thì được ngủ trong chùa còn thua thì ngủ ngoài chùa, đó là một
truyền thống.
Trong một ngôi chùa nọ, ở phía Bắc nước
Nhật, chùa có hai vị tăng ở trong chùa cùng tu. Người sư huynh thì uyên bác,
còn người sư đệ thì dốt nát mà lại chột một mắt. Lúc ấy có một vị tăng du hành
đến xin tạm trú qua đêm, nhã nhặn thách thức một cuộc tranh luận về giáo pháp
thâm diệu. Vị sư huynh hôm ấy đã mệt mỏi vì nghên cứu kinh điển nên bảo sư đệ
thay thế sư huynh ra tiếp. Sư huynh bảo sư đệ hãy ra tiếp, hãy đối thoại trong
im lặng, người sư đệ nghe lời căn dặn của sư huynh và cuộc tranh luận diễn ra
trong im lặng.
Người sư đệ và vị sư lữ khách cùng đến
trước điện Phật và ngồi xuống. Hai bên cùng ngồi xuống trong tư thế im lặng. Một
lác sau vị sư lữ khách vội vã đến thưa cùng sư huynh rằng: “Sư đệ của ngài quá
tuyệt vời, ông ấy đã hạ bần tăng rồi. (Vị
khách tăng này rất có trí tuệ và uyên thâm, nhưng cuối cùng thua người dốt nát
và chột mắt, bởi vì người này đấu pháp trong im lặng).
Nghe vị khách tăng ca ngợi vị sư đệ dốt
nát mà chột mắt sư huynh ngạc nhiên liền hỏi:
Hãy nói cho ta nghe việc đối thoại đó như thế nào? Vị sư huynh biết người sư đệ mình không có kiến
thức về phật pháp mà có thể thắng được một vị học thức uyên thâm, nên rất ngạc
nhiên. Người sư huynh muốn biết thì người khách tăng mới kể rằng: À thế nầy,
trước tiên bần tăng giơ lên một
ngón tay, tượng trưng cho đức Phật, đấng giác ngộ, có một không hai. Sư đệ của
ngài giơ lên hai ngón, ám chỉ đức Phật và giáo pháp của ngài. Bần tăng giơ lên
ba ngón, tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng. Và sư đệ của ngài liền giơ lên nắm đấm
trước mặt bần tăng, ám chỉ cả ba đều phát xuất từ nhất thể.
Người
khách tăng đưa lên bốn từ Phật, Pháp, Tăng và nhất thể, nhưng vị sư đệ này dốt
nát không học, nên cũng chẳng biết gì. Nhưng theo cái nhìn của của người học thức
uyên thâm, thì sư đệ này quá tuyệt vời rồi đã chiến thắng mình rồi.
Mình đưa lên một ngón thì người kia
đưa hai ngón, ý nói Phật thì phải có Pháp; đưa lên hai ngón, thì người kia đưa
ba ngón, nghĩa là có Phật có Pháp thì phải có Tăng. Người kia đưa lên nắm đấm
thì cả ba đều nhất thể, đến từ bản thể là nhất thể. Em của ngài quá tuyệt vời,
là vị tu chứng, một người có kiến thức vô cùng uyên thâm.
Phải biết nhận ra sự sai lầm và xóa bỏ
sự sai lầm chúng ta mới làm mới được mình. Lúc ta đi học mỗi khi viết sai chữ
nào thì ta dùng viết xóa đi, và viết lại chữ khác, hoặc ta xé bỏ tờ đó đi, ta
viết lại tờ mới. Ta xóa chữ đi rồi, ta xé bỏ tờ đó rồi ta viết lại trang mới,
và ta không còn nghĩ lại cái chữ cũ và trang giấy cũ. Bỏ qua quá khứ, bỏ qua
sai lầm trong tâm chúng ta nó cũng như vậy, ta mới có cơ hội làm mới. Ta mới an
vui và có hạnh phúc, có bình an. Bằng không, chúng ta luôn luôn đau khổ, khổ
quá ta đòi chết, chết sẽ luân hồi trở lại. Vì vậy, chết cũng giống như một giấc
ngủ, sau khi ngủ rồi sẽ thức dậy. Cái chết cũng vậy, mỗi ngày chúng ta đã ngủ
và đã thức, cũng vậy như ta đã từng chết rồi lại tái sanh. Vì vậy đừng nghĩ chết
là hết.
Có nhiều người tuổi thơ quá đau khổ,
nên lớn lên cái đau khổ nó luôn ám ảnh, nên cuộc sống lúc nào cũng cảm thấy
không bình an. Đạo Phật nói quá khứ đã qua không còn là sự thật, nên không nên
nghĩ về quá khứ. Ta đã bị bóng ma quá khứ nó đánh mất đi những gì tốt đẹp ở hiện
tại. Hiện tại ta đang hạnh phúc mà ta đánh mất hạnh phúc. Đó là điều rất đau, mất
đi cái hạnh phúc hiện tại. Có rồi không biết giữ, mất rồi lại hối tiếc. Vì thế
hãy khéo buông bỏ quá khứ, an trú trong giây phút hiện tại, nhận ra những hạnh
phúc hiện tại và nuôi dưỡng những hạnh phúc đó thì không mất mà mình được,
không những được một mà được rất nhiều, hạnh phúc mình đã có không cần phải tìm
kiếm.
Sau đó vị sư đệ chạy vào phòng sư
huynh và hỏi: Lão quấy tăng ấy đâu rồi? Người sư đệ tâm trí rất giận dỗi. Người
sư huynh nói: “Ta đã biết việc tranh luận sư đệ đã thắng cuộc rồi. Người sư đệ
ngạc nhiên nói: Thắng cái quấy gì, thắng con khỉ gì? Em định nện cho lão ta một
trận…”
Người sư huynh bảo sư đệ kể cho ta
nghe chuyện gì xảy ra nào ?
Người sư đệ bắt đầu kể: Thế nào ư! Vừa
gặp tôi, lão đó giơ lên một ngón tay, ý muốn ám chỉ tôi chột mắt, ý muốn nhục mạ
em chỉ có một mắt. Lão là khách nên em ráng lịch sự nhẫn nhịn. Rồi lão lại đưa
2 ngón tay lên, ý rằng lão có hai con mắt, kế đến tên mất dịch đó giơ lên 3
ngón, muốn nói rằng chỉ hai người có ba con mắt. Em cấu quá định đấm cho lão một
quả, nhưng lão lại chạy đi mất, và chuyện chỉ có vậy thôi.
Người đã thắng mà không biết mình thắng,
người sư huynh cũng ngạc nhiên không biết mgười sư đệ mình đã thắng.
Khi mình không có an trú trong hiện tại,
thì mình không thể có khả năng nhận diện hạnh phúc mình đang có, thì mình sẽ dẫm
đạp trên hạnh phúc của mình, rồi mình sẽ trải qua năm tháng đau khổ dày vò, buồn
khổ.
Tâm của mình nó luôn dao động, nên nó
không cho mình an trú trong hiện tại. Tâm của mình nó không cho mình dừng lại,
nên nó dẫn dắt mình đi rất xa, xa với thực tại, vì thế chúng ta đánh mất bình
an và hạnh phúc. Cho nên phải khéo điều phục tâm, đừng cho tâm rong chơi chạy về
quá khứ và rong ruổi về tương lai. Thì hạnh phúc ở đây và bây giờ, không còn chờ
đợi ngày mai hay kiếp sau./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét