Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

CÔNG NĂNG DIỆU DỤNG BỒ TÁT ĐỊA TẠNG

 

CÔNG NĂNG DIỆU DỤNG BỒ TÁT ĐỊA TẠNG

          Kinh Đại phương quảng thập luận 1 cho rằng Địa Tạng có nghĩa là Phục Tạng ( kho báu được chôn trong lòng đất ), nghĩa là tất cả các vật phẩm quý báu đều ẩn tàng trong đất, đều là “ địa tạng”.

          Luận Cứu cánh nhất thừa bảo tánh 4 : dùng kho báu giấu kín trong lòng đất để dụ cho Như Lai Tạng.

          Về mặt nghĩa lý hiện tượng cụ thể  “ đất” có đặc trưng như sinh trưởng, vững chắc, là nơi trú ngụ của vạn vật, bất động, tính bao dung của người mẹ. Vì có thể sinh vạn vật nên đất có năng lực và sức mạnh tàng chứa vật phẩm quý báu. Vì thế có thể dùng hình tượng cụ thể của đất để tượng trưng, ví von với công đức đặc biệt của Bồ Tát Địa Tạng. Nói một cách chi tiết, “ Địa” ( đất ) có những ý nghĩa như sau : 1/ Sinh: Mặt đất sinh ra vạn vật, ngụ ý Địa Tạng Bồ Tát có thể sinh ra mọi thiện pháp.  2/ Nhiếp nghĩa là có thể thu hút. Mặt đất thu nhiếp vạn vật, đất đai có thể thu hút tất cả sinh vật, có thể sống an toàn trong tự nhiên, ngụ ý Địa Tạng Bồ Tát thu nhiếp mọi thiện pháp trong tâm đại giác của mình.  3/ Tải nghĩa là chuyên chở, mặt đất chuyên chở vạn vật, đất đai chở theo tất cả khoáng vật, thực vật, động vật, khiến chúng an ổn trong thế giới, giống như Bồ Tát có thể mang theo tất cả chúng sanh, từ bờ bên này đầy dẫy những khổ đau, chuyển sang bờ bên kia an lạc, ngụ ý Địa Tạng có thể gánh vác hết thảy chúng sanh. 4/  Tàng có nghĩa là chứa đựng, đất đai tàng trữ nhiều kho tàng, của cải, vật chất, ngụ ý Địa Tạng Bồ Tát thu tàng nhiều diệu pháp.  5/ Trì có nghĩa là cầm giữ, đất đai có thể giữ tất cả vạn vật, khiến chúng có thể sinh sôi, ngụ ý Địa Tạng Bồ Tát trì giữ mọi diệu pháp, giúp chúng sanh được tăng trưởng.  6/  Y nghĩa là có thể nương tựa, đất là nơi tất cả vạn vật có thể dựa vào, như Địa Tạng Bồ Tát là chỗ dựa cho tất cả chúng sanh.  7/ Kiên cố bất động có nghĩa là kiên cố không bị lay động, đất đai vững chắc không thể di chuyển cũng như diệu tâm Bồ đề của Địa Tạng Bồ Tát, kiên cố như kim cương, không thể phá vỡ.

  Ngoài ra Bồ Tát Địa Tạng là vị Bồ Tát có lòng từ bi và năng lực đáp ứng đại nguyện, vì thế giáo đồPhật thường gọi ngài là Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương, để biểu thị công đức của Ngài.

  Bên cạnh đó, theo phẩm Tự trong kinh Đại phương quảng thập luận 1, kinh Chiêm sát thiện ác nghiệp báo quyển thượng, Bồ Tát Địa Tạng  thương xót chúng sanh chịu khổ trong đời ác ngũ trược, cho nên Ngài thị hiện vô số thân ở trong loài súc sanh hoặc địa ngục để giáo hóa họ giúp họ tiêu tai tăng phước và thành tựu thiện căn lành. Do sự hóa hiện vô số thân này mà Bồ Tát Địa Tạng còn được gọi là Thiên Thể Địa Tạng.

          Trích : Báo Giác Ngộ- số : 270- 9/ 2018 – Huỳnh Thanh Bình

{]{

CÔNG NĂNG DIỆU DỤNG BỒ TÁT ĐỊA TẠNG Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét