PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO KHÔNG?
Nói về tôn giáo, trước hết xem sự định nghĩa chữ tôn giáo,
rồi ta mới phân định về đạo Phật. Chữ tôn giáo tiếng Anh gọi là Religion, có
nghĩa là tôn thờ một đấng thần linh làm đối tượng giáo chủ cho một tín ngưỡng .
Và tôn giáo hội đủ các yếu tố như : Giáo
chủ, giáo lý, giáo luật, giáo nghi và đồ chúng. Giáo chủ là người sáng lập ra
chủ thuyết về tôn giáo đó, giáo luật là quy luật, nội quy của tôn giáo, giáo lý
là những lời khuyên dạy của vị giáo chủ, giáo nghi là hình thức nghi lễ cúng tụng. Đồ chúng hay giáo đoàn là những người tin theo vị giáo chủ và tuân
thủ và thực hành giáo lý, giáo luật và giáo nghi.
Cũng giống như một quốc gia gồm có : Vua,Tổng thống hay Chủ
tịch, thứ đến là những điều lệ quy luật hay luật pháp của nước đó, và quan
quân, quân đội cùng nhân dân của nước đó.
Một đất nước dù nhỏ hay lớn không phải là tôn giáo, nhưng tất cả đều ảnh
hưởng về hình thức tôn giáo, và cũng có nghi lễ của nước đó. Như lễ nhậm chức,
lễ chào cờ v.v.. của một quốc gia.
Tôn giáo lấy vị giáo chủ làm đối tượng tôn thờ, còn quốc
gia lấy lá cờ Tổ quốc làm đối tượng cho hồn thiêng của đất nước để tôn thờ. Những
ai vi phạm lá cờ Tổ quốc của nước đó là xúc phạm đến cả một dân tộc đất nước của
họ. Vì thế tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trên đời sống của con người trên mọi
quốc gia, dù đất nước đó có văn minh hay lạc hậu cũng đều như vậy.
Cũng như cha mẹ, ông bà của ta khi còn sống, ta xem bình
thường như mọi người, chưa bao giờ chúng ta lễ lạy hay cung kính, nhưng sau khi
chết chúng ta thắp hương vái lạy không ngừng. Đó cũng là hình thức tín ngưỡng
tôn giáo nhân gian, không ai bảo ai phải tin linh hồn người sau khi chết, không
ai bảo lạy người sau khi chết, thế mà ta vẫn có tâm lý ấy.
Có người nói tôi không tin bất cứ một tôn giáo nào, hay một
điều gì tôi chưa thấy, chưa biết, chưa hiểu, hiểu biết rồi tôi mới tin. Anh nói
anh không tin bất cứ điều gì thì trước hết anh tin cái điều anh không tin. Đó
cũng là cái lòng tin chứ sao anh nói anh không tin. Nói cho cường điệu nhưng thật
ra những điều trên đời này có cái gì ta hiểu hết đâu mà vẫn dùng vẫn sống với
nó hàng ngày. Ví dụ cơ thể ta, như cái đầu ta gồm mắt tai, mũi, miệng, lông mi
lông mày ta có thấy đâu mà ta nói của ta khi người khác đụng đến. Hay máy móc,
điện từ luôn có trước mắt hay chung quanh ta không bao giờ ta thấy được, mà ta
vẫn dùng đến nó và cần đến nó.
Xét về nguyên thủy
khi Đức Phật còn tại thế, từ khi Phật thành đạo đến lúc Phật nhập diệt,
thì sự sinh hoạt của Tăng đoàn phật giáo
không có tính cách tôn giáo. Chỉ một hình thức sinh hoạt như Thầy với học sinh,
nên có thể gọi Phật giáo là một đường lối giáo dục thì chuẩn hơn. Vì thế người
ta gọi là Phật giáo , nghĩa là lời dạy của Phật. Phật là người giác ngộ, giáo
là lời dạy. Phật giáo là sự dạy bảo của đức Phật. Tiếng Anh đọc là Buddha teacher.
Như vậy Phật giáo không mang màu sắc tín ngưỡng thờ cúng, hay tôn thờ một vị thần
thánh nào. Nhưng sau khi Phật nhập diệt do sự tôn sùng cung kính Phật, đệ tử xuất
gia và tại gia, người ta bắt đầu tạo ra hình tượng, và đọc tụng lời Phật dạy.
Chuyển từ hình thức tu tập ban đầu thành hình thức tôn thờ nhiều hơn, rồi trải
qua các quốc độ Phật giáo hòa nhập với các tín ngưỡng nhân gian của các nước
đó, Phật giáo càng thêm nhiều hình thức nghi lễ và tập tục tín ngưỡng nhân
gian. Rồi một số thành phần xuất gia lồng ghép tín ngưỡng nhân gian trong sinh
hoạt Phật giáo cho nên nhìn vào Phật giáo giống như tín ngưỡng của các tôn giáo
khác không phân biệt được, đâu là chánh đâu là phụ. Dù sao đi nữa tin vào Phật
giáo có chánh hay không chánh cũng không đưa đến những đau khổ phiền não như
khi chưa tin một điều gì.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét