Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

HAI HẠNG BỒ TÁT

 

HAI HẠNG BỒ TÁT

          Trong kinh Phật giáo Đại thừa mới có Bồ tát xuất hiện. Còn Phật giáo Nguyên thủy chỉ nói đến hạnh nguyện Bồ tát của Phật Thích Ca và nhắc đến ba Đức Phật quá khứ, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni và Phật Ca Diếp. Như vậy, Phật giáo Nguyên thủy rất giới hạn về sự hiện hữu của Phật và Bồ tát nhiều hơn là Thanh văn.

   Vào kiếp quá khứ, gọi là Quá khứ Trang nghiêm kiếp, theo kinh Đại thừa có bảy đức Phật, thay vì ba vị Phật. Đại thừa nói bảy vị : Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp và Phật Thích Ca là gạch nối giữa Phật quá khứ và Phật vị lai. Hơn nữa, ngoài bảy đức Phật nói trên, kinh A Di Đà còn nói có hằng hà sa số Phật trong kiếp quá khứ và hiện tại cùng có nhiều vị Phật trong mười phương …

          Những người phát tâm Bồ đề, hành Bồ tát hạnh, theo kinh Pháp hoa đều sẽ thành Phật, vì vậy trong đời vị lai, có rất nhiều vị Phật không thể tưởng được, như chúng ta hành Bồ Tát đạo thì đều thành Phật, người thành Phật trước, người thành Phật sau. Điều này cho thấy trong kinh Đại thừa mở rộng sự hiện hữu của Phật như thế.

          Kinh Đại thừa giới thiệu Bồ Tát phát nguyện hành Bồ Tát đạo sẽ thành Phật, nhưng trong kinh Pháp hoa Đức Phật Thích Ca khẳng định, Ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp và Ngài thương nhân gian mà sanh lại nhân gian này để cứu độ chúng sanh. Vì vậy, theo kinh Pháp hoa có hai loại Bồ Tát, từ nhân hướng quả như chúng ta tu Bồ Tát đạo thành tựu viên mãn sẽ thành Phật. Ngoài ra còn có Bồ Tát từ quả hướng nhân sanh lại nhân gian để làm thiện tri thức hỗ trợ chúng sanh tu hành.

          Bồ Tát từ quả hướng nhân là Bồ Tát đã thành tựu Phật quả rồi trở lại thị hiện làm Bồ Tát để trợ lý cho Phật độ chúng sanh. Như tiền thân của Văn Thù Sư Lợi là Phật Nhiên Đăng, thọ ký cho Phật Thích Ca thành Phật. Khi Phật Thích Ca thành Phật, Văn Thù thị hiện thân phận Bồ Tát trợ lý cho Phật Thích Ca. Quan Thế Âm Bồ Tát là một cổ Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, hiện thân Bồ Tát trợ lý cho Phật Di Đà và Phật Thích Ca để độ chúng sanh.

          Còn Bồ Tát từ nhân hướng quả là những vị Bồ Tát chưa thành Phật, đang thực hành hạnh Bồ Tát, đến lúc công viên quả mãn mới thành Phật. Bồ Tát Địa Tạng cũng là một vị cổ Phật đã thành Phật rồi, lại phát nguyện làm Bồ Tát, nguyện vào nơi đau khổ nhất để độ chúng sanh. Do hạnh nguyện như vậy mà thành danh hiệu là Địa Tạng. Địa là đất, Tạng là kho, tức là tâm của Ngài như đất. Đất có năng lực cải hóa tất cả những thứ gì đỗ lên đất. Đồ dơ bẩn đổ lên đất, một thời gian sau, những thứ dơ bẩn ấy đều biến mất và chuyển thành chất màu mỡ trong đất. Bồ Tát Địa Tạng cũng vậy, chúng sanh đổ oan đổ xấu ác lên Ngài, chẳng những không làm ô nhiễm được Ngài mà Ngài còn hóa giải được tâm ô trược của chúng sanh trỏ thành thanh tịnh.

          Vì vậy tu học theo hạnh Bồ Tát tức là chúng ta lập hạnh Bồ Tát, khi bị người đem việc xấu ác đỗ lên ta, ta thấy chướng tai gai mắt, khó chịu buồn phiền. Nhưng chúng ta niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, Ngài sẽ hóa giải phiền não này, nên tâm chúng ta được hóa giải theo. Lúc đầu chúng ta tức giận lắm, nhưng nhờ niệm danh hiệu Bồ Tát tâm giận bớt dần và cuối cùng thương được người đỗ xấu ác lên ta. Nghĩa là ta được Bồ Tát Địa Tạng  cứu thoát khỏi địa ngục khổ đau.

          Ngài Địa Tạng thường dạo xem trong địa ngục, để xem ai cứu được thì Ngài cứu. Một hôm Ngài đến uổng  tử thành, là nơi chỉ nhót toàn những người chết trẻ, chết dưới 30 tuổi. Ngài thấy trong thành này trẻ con đông quá, đứa nào cũng kêu Ngài cứu, Ngài liền bước vào thành và hỏi, các cháu ở trong này hãy nhớ lại xem trong đời mình, từ khi sanh ra cho đến lúc bị xe cán chết, bị té xuống sông chết, đánh lộn bị chết v.v.. có làm được việc thiện nào không ? hay toàn là phá làng phá xóm ?

          Trong đó có một đứa bé hỏi Ngài Địa Tạng rằng :  Thưa Bồ Tát, con có làm được một việc thiện thôi, thì có tính được không ạ ? Con suốt đời làm ác, nhưng chỉ có một lần, con thấy con nhện rơi xuống nước, con vớt nó lên trên cành cây. Bồ Tát nói đó là việc thiện, nhớ trưa mai con nhện sẽ đến cứu con. Chú bé này chờ đến giờ ngọ, có một con nhện đang thả sợ tơ xuống, bảo chú nắm sợi dây tơ để nó kéo lên. Chú bé nắm sợ dây tơ vừa lên đến miệng thành, thì quay đầu ngó lại, nhìn thấy đằng sau chú có một đám đông đeo theo sợi dây. Chú nổi giận la lên rằng: Tao cứu nó, thì nó đến cứu tao, còn tụi bay không cứu nó mà đeo theo làm chi, và chú co chân đạp mạnh họ, thế là cả chú và tất cả đều rơi xuống lại uổng tử thành./.

  Trích bài HT Trí Quảng Báo Giác Ngộ- số : 270- 9/ 2018

{]{

HAI HẠNG BỒ TÁT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét