Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

RẮN TRONG VĂN HỌC NHÂN GIAN VÀ TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT.

 

RẮN TRONG VĂN HỌC NHÂN GIAN VÀ TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT.

Trong nhân gian Việt Nam con rắn được xem là biểu tượng không tốt, nhưng các nước khác xem rắn là biểu tượng của thần linh. Như Ấn Độ người ta thờ thần rắn. Trung Hoa xem biểu tượng con Rồng là thiêng liêng.

          Việt Nam việc gì không minh bạch rõ ràng họ nói vẽ rắn thêm chân, hay khẩu Phật tâm xà. Nói thì ngôn ngọt mà trong lòng độc ác.v.v...

          Trong kinh Phật cũng lấy ẩn dụ rắn cho việc bất an trong cuộc sống con người. Phật kể một câu chuyện ẩn dụ như sau: Có một người trưởng giả nuôi bốn con rắn chung trong một cái hộp: Một con rắn nước, con rắn hổ lửa, con rắn hổ gió và con rắn đất. Nuôi thế nào bốn con rắn trong một cái họp mà không cắn lộn với nhau. Một con chết là ba con kia chết theo, bốn con rắn này tính khí khác nhau không bao giờ hòa thuận, như vậy nuôi cho nó sống an toàn là việc không phải dễ. 

          Bốn con rắn dụ cho bốn chất trong cơ thể con người: Chất nóng là con rắn hổ lửa, chất gió là con rắn hổ gió, chất nước là con rắn nước, chất cứng là con rắn đất. Cơ thể là cái họp nuôi chứa bốn con rắn trên. Ông chủ nuôi con rắn là Tâm mình. Hằng ngày ông chủ Tâm lo cho bốn con rắn này đừng xung đột với nhau thì an vui, nếu không thì một trong bốn con rắn này nổi giận thì đau đầu nóng lạnh, nhứt mỏi, uể oải không an thân được.

          Câu chuyện về rắn : Lê Quý Đôn là nhà bác học lỗi thời của Việt Nam thời chế độ phong kiến. Lê Quý Đôn tên thật là Lê Danh Phương, lúc nhỏ ông lười học, cha ông bắt phạt ông phải quỳ và bảo ông phải làm một bài thơ, mỗi câu đều có tên con rắn. Ông làm bài thơ có con rắn như sau :

          Chẳng phải liêu điêu chẳng phải nhà

          Rắn đầu biếng học lẽ không tha

          Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ

          Nay thét mai gầm rát cổ cha

          Ráo mép chỉ quen lời dối trá

          Lằn lưng khỏi vệt năm ba

          Từ nay châu lỗ xin siêng học

          Kẻo hỗ mang danh tiếng thế gian.

            Trong bài thơ trên đều có tên rắn : Rắn liêu điêu, rắn Hổ lửa, rắn Mái gầm, rắn Ráo, rắn Khoang, rắn Châu lỗ và rắn Hổ mang.

{]{

RẮN TRONG VĂN HỌC NHÂN GIAN VÀ TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT. Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét