Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

LÒNG TRI ÂN


LÒNG TRI ÂN

          Cuối năm 2019 đầu năm 2020, tại thành phố Vũ Hán Trung Quốc xảy ra một đại dịch, gọi là Covid-19 đã nhiễm bệnh và chết trên 3.000 người tại Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc lúng túng không đủ các nhu yếu phẩm để đáp ứng nhu cầu trong cơn đại dịch. Do đó đứng trước sự nguy hại như vậy các nước Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam v.v... đồng ủng hộ cho người dân Trung Quốc. Trong đó đặc biệc Nhật Bản có hàng ngàn kết quà gởi tặng với lời động viên “cố lên Vũ Hán” và câu: “Sơn xuyên dị vực- Phong nguyệt thông thiên”.  Trung Quốc là nước có 14 nước láng giềng chung quanh, từ xưa cho đến nay Chính quyền Trung Quốc luôn có những mối liên hệ không mấy tốt đẹp với các nước láng giềng của mình như biển đảo và ranh giới gần Trung Quốc đều bị chiếm đoạt và gây hấn, gây nhiều tổn hại về người và đất đai các vùng bị Trung Quốc xâm chiếm. Nhật Bản là một nước cũng bị Trung Quốc có nhiều lần lấn chiếm hải đảo, gây nhiều tranh cải bất hòa với nhau đã xảy ra và đang xảy ra. Nhưng những sự việc như thế Nhật Bản vẫn bỏ qua và giúp đỡ khi người dân Trung Quốc gặp lúc lâm nguy.
Câu “sơn xuyên  dị vực- phong nguyệt thông thiên”có nghĩa là: Sông núi mỗi nước có khác biệt – nhưng đều cùng chung một bầu trời trăng và gió đều của chung. Câu nói nầy đã làm lay động hàng triệu con tim trên thế giới đối với mối tình của nhân dân Nhật Bản đối với nhân dân Trung Quốc khi bị lâm nạn. Câu nói này được diễn lại mối ban giao của nhân dân Nhật Bản với nhân dân Trung Quốc cách đây 1.300 năm. Vào thế kỷ thứ 7, thời Đại Đường Trung Quốc là một thời đại rất thịnh hành và phát triển, trong đó Phật giáo cũng phát triển một cách huy hoàng, Phật giáo thời nhà Đường Trung Quốc đã có nhiều danh tăng thiền sư lỗi lạc, cao tăng Phật giáo. Phật giáo Nhật Bản cũng phát triển, nhưng muốn có một vị cao tăng đến Nhật Bản để chỉnh đốn giới luật và hàng ngũ Tăng đoàn,  Phật giáo Nhật Bản chưa đủ vững vàng. Do vậy nhận lệnh của Thiên hoàng hai vị tăng Vĩnh Diệu và Phổ Chiếu sang Trung Quốc để bái kiến các bậc cao tăng Trung Quốc sang truyền bá Phật pháp xứ sở Nhật Bản. Lúc bấy giờ tại Đại Đường có rất nhiều danh tăng tầm cở, có một vị thiền sư tên là Chân Giám, là một vị thiền sư trí tuệ  cao vời đức độ. Sau suốt nhiều năm tìm thỉnh cuối cùng gặp được Thiền sư Chân Giám và thỉnh ngài sang Nhật Bản để truyền bá Phật pháp và chỉnh đốn lại tăng già. Chân Giám thiền sư là một luật sư lỗi lạc, khi nghe lời cầu thỉnh cầu của thiền sư Nhật Bản, Thiền sư Chân Giám nhận lời, tuy vậy có rất nhiều sự can ngăn, không đồng ý cho thiền sư đi, nào là biển cả bao la, sóng gió nguy hiểm, những mùa dông bão tánh mệnh rất nguy hiểm, chưa có chiếu chỉ của nhà vua. Nhưng ngài Chân Giám đã phát nguyện rằng một khi đi đem ánh sáng Phật pháp truyền bá khắp đông tây thì sá gì thân mạng nầy, cho nên Chân Giám quyết lòng đi. Lần thứ nhất đi bị thất bại sóng gió rồi phải quay lại nhà, lần thứ hai bị lính nhà vua cho trở về, lần thứ ba, thứ tư, thứ năm cũng thất bại. Đến lần thứ sáu mới thành công đến được Nhật Bản, trải qua sáu lần đi trong mười một năm phải chết 36 thiền sư trong các lần thất bại, có nhiều lúc thuyền bè bị sóng đánh úp, nhiều người phải bỏ mạng, bị bịnh hoạn..nhưng đến được Nhật Bản thì Chân Giám bị mù lòa hai con mắt, vì bị  bệnh nhặm mà không có thuốc trị.
Để Phật giáo có mặt khắp nơi, các thiền sư đã bỏ thân mạng, xương máu trên khắp nẽo đường trên rừng núi, biển cả hải đảo từ xưa cho đến nay. Vì thế  để tỏ lòng tri ân biết ơn tăng sĩ Trung Hoa đã dấn thân sang Nhật Bản. Tăng đoàn Phật giáo Nhật Bản đem 1000 bộ y qua cúng dường Phật giáo Trung Hoa. Trong mỗi hộp của tấm y đều ghi bốn câu:
        “Sơn xuyên dị vực, Phong nguyệt thông thiên
          Kỳ chư Phật tử, nguyện kết lai duyên ”
Nghĩa là núi sông mỗi nước có khác biệt, nhưng cùng chung một bầu không khí trăng gió. Nguyện kết thiện duyên trong cùng dòng lịch sử Phật giáo. Dù khác biệt về biên cương hải đảo, văn hóa lịch sử, nhưng tấm lòng người con phật thì vượt qua những cách biệt  đó. Tám chữ của hai dòng đó nay đã trở về với nhân loại, chỉ có tám chữ mà làm lay động hàng triệu tái tim trên thế giới./.
                    Ghi theo lời kể TT Thích Trí Chơn
{]{

LÒNG TRI ÂN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét