Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

DẠY CON BẰNG CÁCH NÊU GƯƠNG


DẠY CON BẰNG CÁCH NÊU GƯƠNG

           Chúng ta học giáo lý về từ ái, độ lượng và nhẫn nhục, mục đích là để thực hành những giáo lý ấy, áp dụng vào trong đời sống  hằng ngày và chúng ta dạy lại cho con cái về từ ái và độ lượng nhẫn nhịn ấy, không chỉ dạy suông bằng lời nói hay ngôn ngữ, mà phải bằng thái độ hành xử của chính chúng ta, việc thực hành Phật pháp không chỉ đến chùa, không chỉ đơn giản là tụng kinh, lạy phật hay niệm phật. Mà việc thực hành là thể cách chúng ta sống, sống với gia đình như thế nào, sống với các người trong cộng đồng làm việc như thế nào, liên hệ với những người khác như thế nào. Chúng ta cần phải áp dụng giáo lý từ ái của Đức Phật vào nơi làm việc, vào gia đình của mình v.v…bằng cách tự mình thực hành và sống với Phật pháp. Khi làm như thế tự nhiên chúng ta sẽ có một ảnh hưởng tích cực đối với những người chung quanh, ví như dạy các con sự nhẫn nại không chỉ bằng cách giảng chúng về những phương pháp thực hành từ bi, mà bằng cách chứng tỏ điều ấy trong cách hành xử của chính bạn. Nếu như chúng ta dạy con cái một điều gì, nhưng chúng ta lại hành xử theo cách ngược lại thì chúng sẽ theo điều chúng ta làm chứ không theo điều chúng ta nói.
Nếu chúng ta không cẩn thận thì dễ dẫn đến việc dạy con cái sự hận thù và không bao giờ tha thứ những người khác làm chúng bị tổn thương từ gia đình đến nhà trường cũng vậy, nếu được người lớn dạy bạn hận thù, khi các em này lớn lên chúng là những mang tâm lý hận thù và chúng dạy lại cho con cái của chúng hận thù, từ thế hệ này sang thế hệ khác, sự việc này vẫn tiếp tục như thế và rồi hãy xem điều gì đã xảy ra, có quá nhiều khổ đau ở đấy thật đáng buồn.
Đôi khi chúng ta dạy trẻ em ghét một vài thành viên nào đó trong gia tộc, có thể ông bà của bạn bất hòa với  anh chị em của họ, và từ đó những người phía khác nhau của gia tộc đã không nói chuyện với nhau. Có gì đó đã xảy ra trong những năm mà bạn chưa được sanh ra, bạn cũng không biết sự việc ấy là gì, nhưng vì sự việc ấy bạn không được phép nói chuyện với một số người thân thích nào đó. Thế rồi bạn dạy điều ấy cho con cháu bạn, chúng biết  được bằng cách giải quyết bất hòa với những ai đó là không bao giờ nói chuyện với họ nữa. Sự việc này có giúp cho chúng thành những người hạnh phúc và hiền thiện không? Bạn cần nên suy nghĩ về điều này và hãy đoan chắc rằng bạn chỉ dạy con cái những gì có giá trị.
Đây là lý do tại sao bảo rằng điều vô cùng quan trọng là bạn phải nêu gương về hành xử của bạn mà bạn muốn cho con cái học tập. Khi bạn cảm thấy oán hận giận dỗi, phẫn uất hay hung hăng trong lòng, bạn phải xử lý với những thứ ấy, không những chỉ nhằm cho sự an bình, nội tại của bạn mà còn nhằm cho bạn không dạy cho con cái có những cảm xúc tai hại ấy. Vì bạn yêu thương con cái bạn, bạn cũng hãy cố gắng yêu thương chính bạn nữa, yêu thương chính bạn và muốn chính bạn được hạnh phúc, nghĩa là bạn phát triển một trái tim thiện lành.
Đưa con cái vào nhà trường: Chúng ta cần phải đưa từ ái không chỉ vào gia đình mà còn vào các học đường nữa. Điều quan trọng nhất để trẻ em học tập không phải là nhiều thông tin nhưng làm sao để thành những người hiền thiện và làm sao để giải quyết những mâu thuẫn với những người khác một cách xây dựng là điều cần thiết. Các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo bỏ ra rất nhiều thì giờ và tiền bạc vào việc dạy trẻ em học khoa học, số học, văn học, địa lý, địa chất học, vi tính v.v nhưng có bao giờ chúng ta bỏ thời giờ để dạy chúng làm thế nào để trở thành người hiền thiện chưa? Chúng ta có những khóa trình nào về sự hiền thiện hay không? Chúng ta có dạy trẻ em làm sao để xử lý những cảm xúc tiêu cực và làm sao để giải quyết những mâu thuẫn với những người khác hay không? Những điều này rất quan trọng hơn những môn học khác rất nhiều. Tại sao? trẻ em có thể biết nhiều, nhưng nếu chúng lớn lên để trở thành những người lớn dữ dằn, hung bạo, nóng giận hay tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen, thì đời sống của chúng sẽ không được hạnh phúc.
Các bậc cha mẹ muốn con cái mình có một tương lai tốt đẹp và nghĩ rằng các con họ cần làm ra thật nhiều tiền. Họ dạy con họ học những kỷ xảo về việc học chương trình ở trường và về việc học kỷ thuật sao cho chúng có thể kiếm được một việc làm tốt và kiếm được nhiều tiền. Như thế tiền là nguyên nhân của hạnh phúc. Nhưng khi những người sắp chết, bạn không bao giờ nghe những lời mong ước “tôi cần có nhiều giờ hơn ở văn phòng, tôi cần kiếm nhiều tiền hơn?” Khi người ta hối tiếc về thể cách mà họ đã sống, thường thì họ tiếc nuối đã không liên lạc tốt hơn với những người khác, không hiền thiện hơn, đã không để cho những người mà họ quan tâm biết rằng họ quan tâm. Nếu bạn muốn con cái bạn có một tương lai tốt đẹp, thì đừng dạy chúng làm sao để kiếm nhiều tiền, nhưng làm sao để sống một cuộc sống lành mạnh, làm sao để trở thành một con người hạnh phúc, làm sao để đóng góp cho xã hội một cách hữu ích./.
   (Trích: Dạy con bằng cách nêu gương: Ni sư Thubten Chodron. Trần Tuấn Mẫn dịch – VHPG-1-12- 2019- số 334.)
{]{

DẠY CON BẰNG CÁCH NÊU GƯƠNG Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét