Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

ĂN UỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CON NGƯỜI


ĂN UỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CON NGƯỜI

      Ăn và uống là điều kiện không thể thiếu đối với con người và mọi loài động vật để tồn tại và duy trì sự sống. Loài vật ăn theo bản năng còn con người ăn theo ý thức, cho nên sự ăn uống của con người đa dạng rất nhiều hình thức. Từ đó con người đưa sự ăn uống thuộc một loại văn hoá ẩm thực, vì vậy sự ăn uống con người rất phức tạp so với các loài động vật khác. Nguyên gốc con người là loài ăn rau cỏ trái cây, nhưng lần hồi tập nhiễm ăn thức ăn động vật rồi trở thành thói quen, con người trở nên loài ăn thịt nhiều hơn các loài vật ăn thịt khác, trở nên loài vật hung bạo và nguy hiểm hơn các loài ăn thịt hung mạnh như sư tử và cọp sói, cá sấu v.v... Vì sao thế?  Vì sư tử, cọp sói khi đói nó chỉ giết một con vật ăn no rồi nghĩ ngày mai đi săn tiếp, còn con người khi ăn giết hàng loạt chúng sinh, không kể lớn nhỏ, không ăn cũng giết. Giết rồi phơi khô, muối mặn, đông lạnh, đóng hộp v.v... không những cho mình ăn mà cho nhiều người ăn. Rồi chế biến đủ cách thức ăn từ đó sự giết loài vật đối với con người là việc bình thường không chút e ngại, ngay những con vật nuôi cưng nhất trong nhà như chó, mèo, trâu, bò, ngựa, heo, gà họ cũng đang tâm giết để ăn. Lớn như con voi nhỏ như con kiến họ cũng không từ, phức tạp và rất phức tạp đối với sự ăn uống của con người, thế họ cho là văn hoá ẩm thực. Chính sự ăn uống phức tạp của con người không những gây đau khổ cho chúng sanh mà còn làm mất sự cân bằng sinh thái trong cuộc sống. Họ muốn bình an trong cuộc sống con người lại phá hoại sự bình yên của cuộc sống họ đang ở. Động đất, sóng thần, mưa lũ, gió bão, cháy rừng, dịch bệnh v.v... cũng từ những nguyên nhân ăn uống mà phát sanh ra.
Ông bà ta có nhiều câu ca dao tục ngữ nói về ăn uống để khuyên dạy con cháu, đồng thời cũng nói lên tính cách của một con người qua sự ăn uống, mà phẩm định tư cách sống của một con người, qua những câu sau đây.
- “Ăn vóc học hay”, nói lên sự chín chắn của một con người.
- “Trời đánh tránh bữa ăn”, nói lên sự kiên nể của một tình huống. – “Ăn càn nói bậy”, nói lên tính khí của người không chững chạc. – “Ăn ngang nói ngược”, nói lên tính khí của người không thật thà đàng hoàng. – “Bệnh tùng khẩu xuất, họa tùng khẩu nhập”, nói lên sự không tốt phát xuất từ lời nói và việc ăn uống không lành mạnh. – “Ăn to nói lớn”, nói lên tính khí một người nóng nảy thiếu ôn hòa trong giao tiếp. – “Có thực mới vực được đạo”, nói sự quan trọng của việc ăn uống để sống còn.- “ăn cháo đá bát”, nói lên hạng người vô ơn bội nghĩa, qua cầu rút váng.- “đói ăn rau đau uống thuốc”, nói lên sự trong sạch của một người không xu thời tiệp thế. Còn nói lên sự mê muội con người, đói không chịu ăn, đau không chịu uống thuốc mà đi cầu khẩn vái van, cầu trời cầu đất, bói toán xem xăm. – “học ăn học nói, học gói học mở”, nói lên sự cầu tiến của một con người. -  “ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”, nói lên tính cách một người biết dò tình thế mà ứng xử. Một việc thành công, không phải do sự tính toán mà do cách ứng xử linh hoạt.  – “ăn xem nồi, ngồi xem hướng”, khi ăn phải trông trên ngó dưới, nói lên sự quan tâm đến người khác trong mọi tình huống, biết mình là ai, nên ngồi chỗ nào cho xứng đáng ngôi thứ của mình, trong gia đình và tập thể. – “miếng khi đói bằng đọi khi no”, nói lên sự biết ơn người ta giúp lúc mình khốn khó, “lá lành đùm lá rách”, nói lên sự quan tâm chia sẻ khi người khác gặp khốn khó. – “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nói lên lòng biết ơn người đã cưu mang giúp đỡ mình. – “uống nước nhớ nguồn”, nói lên sự nhớ về ân nghĩa cha mẹ ông bà tổ tiên. – “ăn ngay nói thật”, nói lên tính chân thật của một người nói đúng làm đúng, không xảo trá điêu ngoa. Cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ tư cách của một người thể hiện qua sự ăn uống. – “ăn xổi ở thì ”, nói lên sự việc không bền lâu, chọn mặt gởi vàng.-  “cách ăn điệu nói”, chọn nhân tài để giao việc đại sự. – “liệu cơm gắp mắm”, là cách ứng xử khả năng của mình khi nhận lãnh một công việc gì, làm một công việc gì, phải đủ tài đủ sức. – “liệu sức mà ăn”, cũng đồng nghĩa như câu trước, nhưng xuyên về thực dụng hơn. – “khéo ăn thì no khéo co thì ấm”, nói lên sự tiêu dùng phải thời phải lúc, tiêu dùng đúng với hoàn cảnh mình đang có thì vợ chồng êm ấm, trên thuận dưới hòa, vượt qua khó khăn, để sống cuộc sống an lạc, không đưa đến tình cảnh: “ăn quỵt,  ăn cướp, ăn cắp, ăn gian, ăn giựt, ăn hại, ăn vụng”, rồi dẫn đến “ăn đòn”, là hậu quả của việc làm phi pháp. – “ăn bốc, ăn hót”, nói lên sự ăn uống vội vàng của sự đói kém, cũng nói lên tập tục ăn uống của một số dân tộc ăn không dùng đũa muỗng. “ăn trộm, ăn cướp”là một sự “ăn hại”dãn đến tai nạn như tai nạn giao thông, đánh chém nhau, thù hận nhau đưa đến tù tôi. – “miếng ăn là miếng tồi tàng, mất ăn một miếng lộn gan trên trời”, nói sự tranh giành quyền lợi, quyền lực. Người ta đã tìm mưu mô thủ đoạn loại trừ kẻ đối phương, chỉ vì tham vọng “ăn trên ngồi trước”, mà không ít những kẻ đang tâm hãm hại nhau, thậm chí thủ tiêu người khác để củng cố địa vị của mình, chức quyền của mình. Trái lại “ăn hiền ở lành” là nếp sống tốt đẹp, “đói cho sạch rách cho thơm” là bài học đạo đức làm người, biết sống “thiểu dục tri túc”, ít ham muốn biết đủ, bảo vệ sức khỏe, thăng hoa đời sống tinh thần. – “no thành phật đói ra ma”, ăn uống cũng nâng giá trị con người lên bậc thánh, mà cũng hạ thấp con người xuống phàm phu tục tử. Đói thường sinh ra ăn trộm ăn cắp, gây khổ đau cho tự thân và gia đình cùng xã hội. Bậc thánh thì “đói ăn khát uống”, ăn chỉ cốt để nuôi thân  căn huệ mạng, để độ dời giúp người. Người phàm chỉ biết “sống để ăn” mà phải lao tâm khổ trí, tranh giành địa vị, quyền lợi cũng chỉ vì ăn uống.- “ăn miếng trả miếng”, nói sự hơn thua tính toán với nhau, không ai nhường nhịn ai, cũng nói lên sự bình đẳng giữa hai bên không ai lạm dụng ai.
Người tu tập trong thiền môn trước khi ăn phải  quán chiếu và phát nguyện. Tôi thọ dụng thức ăn này, phải biết ơn trời đất, trăng sao, cây cối, hoa lá và bao người đã đỗ mồ hôi, công sức và nước mắt, mới tạo ra cho ta bửa ăn này. Từ đó ý thức ăn thế nào đem lại lợi lạc cho mình nhưng không tổn hại đến muôn loài. Không tạo sự đau đớn rên siết từ những con vật bị giết mỗ, và ý thức có trách nhiệm về hành vi việc làm của mình với thiên nhiên và muôn loài để tiết giảm nhu cầu tiêu thụ vật chất hầu bảo đảm sự sống tương quan cộng đồng và môi trường thiên nhiên, thể hiện tinh thần bình đẳng giữa con người và muôn loài./.
 Dựa theo: tản mạn sự ăn uống: Võ văn Lân- VHPG số 342- 15-1- 2020.
{]{

ĂN UỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CON NGƯỜI Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét