Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

CÁCH CHÀO CHẤP HAI TAY CỦA PHẬT GIÁO


CÁCH CHÀO CHẤP HAI TAY CỦA PHẬT GIÁO

          Cách chào nhau của đạo Phật đã có từ thời Phật còn tại thế cho đến ngày nay trước sau như một không thay đổi. Mỗi khi các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni, gặp nhau họ đều chấp hai tay trước ngực cung kính xá chào nhau rồi nói A Di Đà Phật hay Mô Phật, kèm theo với nụ cười hoan hỷ tươi vui, an lạc. Cách chào nhau không riêng cho giới Tăng sĩ với nhau mà còn dung thông cho cả hai giới xuất gia và tại gia nữa, Tăng với tục, tục với Tăng đều chào nhau như thế, lớn hay nhỏ, địa vị cao hay thấp đều cùng chào nhau bình đẳng. Những người có đạo với những người không có đạo cũng đều chào nhau như thế, rất phổ biến trong các nước theo đạo Phật.
Đạo Phật nói chung người Phật tử nói riêng, khắp cả không gian thời gian  từ xưa đến nay trải qua hơn 25 thế kỷ, hiện tại khắp mọi nơi mọi xứ các người theo đạo Phật đều cùng một cách chấp hai tay ngang ngực cung kính chào nhau một cách thân mật vui vẻ. Ngày nay trong cơn đại dịch Covid 19 đã hoành hành cả thế giới, việc chào nhau thân thiện bằng cách bắt tay, hay ôm nhau không còn phù hợp cho cơn đại dịch này nữa, nếu chào nhau như thế, hai bên sẽ lây nhiễm dịch cho nhau. Sẽ nguy hiểm cho bản thân, gia đình, xã hội và đồng nghiệp của mình. Vì thế, các chánh trị gia hùng cường nhất thế giới như Tổng thống Trum Hoa Kỳ, mỗi khi gặp nhau với các chính khách đều dùng hai tay chấp lại xá chào nhau là an toàn và thân thiện nhất.
Đây là một sự kiện lạ lùng của con vi trùng nhỏ nhoi hơn đầu sợi lông, con covid 19 lại có sức mạnh vượt thời gian không gian trong khoảnh khắc lại thay đổi một thói quen lâu đời, một nét văn hóa bền vững xưa nay. Khi gặp nhau họ đưa hai tay để bắt tay nhau trong một tư thế quen thuộc của nền văn hóa Âu Tây, nay họ lại thay đổi không dám bắt tay nhau khi gặp nhau. Rồi họ cùng nhau chấp hai bàn tay trước ngực để chào nhau và cùng cười rộ lên những tiếng cười hoan lạc mỹ miều, khoan khoái, mà từ xưa đến nay chưa từng có. Lành thay, hay thay một khoảnh khắc tươi đẹp trở về với chân lý.
Nếu mọi người trên thế giới này đều noi theo tinh thần khoảnh khắc chân lý đó, thì cõi nhân gian này sẽ biến thành Tịnh độ, sẽ không có chiến tranh, không có hận thù, không có giả dối, thù hiềm v.v… Vậy muốn hiểu biết chân lý tuyệt vời của cái chấp hai bàn tay mười ngón với nhau, xem chúng mang theo thông điệp gì trên từng ngón tay.
Mỗi bàn tay có 5 ngón, to, nhỏ, dài, ngắn không đều nhau, nói lên tính chất tâm lý trong của mỗi con người đã có. Năm ngón của bàn tay trái, biểu hiện cho 5 triền cái là: tham, sân, si, mạn, nghi.
1- Ngón tay cái lớn bên tay trái: Là biểu hiện tánh tham lam: tham tiền, tham của, tham danh lợi, sắc đẹp, ăn ngon, ngủ yên ( năm dục). Nếu từ bỏ tánh tham lam này thì sẽ có được lòng Từ bi cao thượng, cao thượng để làm lợi lạc cho quần sanh.
2- Ngón trỏ tay trái: là ngón tiêu biểu cho lòng sân hận, tánh sân này rất nguy hiểm, mỗi khi hờn giận, thì phá hoại tài sản, hại người hại vật. Nếu trừ bỏ được tánh ác này thì có được tánh đức Tù bi, trọn lành hỷ xả, bao dung độ lượng, làm lợi ích cho nhiều người.
3- Ngón giữa tay trái:  Ngón này tiêu biểu cho tánh si, tánh si là tánh nặng nề, chấp tất cả pháp hữu vi làm ngã sở, chấp ngã và ngã sở. Mỗi khi ai xúc phạm đến mình, sở hữu của mình, thì tánh si nầy cuống cuồng nổi dậy phản ứng tranh đấu, lo lắng khổ sở. Nếu phá bỏ được tánh si nầy thì có được trí tuệ sáng suốt, biết nhận xét đúng đắn rõ ràng mọi sự mọi việc.
4- Ngón áp út: Là ngón tiêu biểu cho ngã mạn, gọi tắt là mạn. Tánh này khiến con người hống hách, tự cao tự đại, cho ta đây là hơn ai hết, kiêu căng tự thị. Nếu trừ bỏ được tánh xấu ác này sẽ có tánh tốt nhu hòa, mềm mỏng, nhường nhịn, tôn kính vị tha.
5- Ngón út của tay trái: Tiêu biểu cho tánh nghi nghờ, tánh này mờ mịt trước lẽ chánh tà. Đối với tà đạo, tà thuyết  cho là hay, thấy nhiều người theo, vì thế cho là đúng không phân biệt đúng sai. Những thuật ngữ của tà đạo, tà thuyết do sự tưởng tượng của con người dựng lên, do con người sáng tạo ra chứ không thật có. Cứ như vậy càng tin thì gọi là tà mê, si mê. Đã mê thì không bao giờ đi đúng đường. Quay tánh si mê trở về với tánh sáng suốt tự tâm thì nhận diện được tự tánh chân thật của các pháp hữu tình và vô tình, không phải ông thần,  ông trời nào tạo ra. Mà vạn vật vạn hữu này không có ai tạo ra, mà chính là do duyên sanh, Nhân duyên hòa hợp sanh ra, đủ duyên sanh ra hết duyên tan rã, không ai làm chủ cả.
Như vậy, năm ngón tay cái lớn bên trái, ngón tay trỏ trái, ngón tay giữa trái, ngón áp út và ngón út của tay trái. Biểu thị cho năm triền cái: Tham, sân, si, mạn, nghi. Năm tính chất này trừ bỏ được thì bản thân con người và thế giới hòa bình an lạc. Thứ đến năm ngón bên tay phải thì như thế nào?
1- Ngón cái: Ngón cái biểu thị cho tâm sát trong năm giới cấm. Phật dạy, sát là giới đứng đầu, Phật dạy rằng, con người cũng như tất cả chúng sanh có mạng sống đều ham sống sợ chết như nhau, thế nên không được giết hại bất cứ một sinh mạng nào, trường hợp nào. Giữ được giới sát thì thêm được đức tánh từ bi, hiện tại sống an lạc không bịnh tật, tai họa, sống lâu sung sướng, kiếp sau không sa vào ác đạo.
2- Ngón trỏ  là tiêu biểu cho tánh trộm cắp, ngăn ngừa trộm cắp, không tham lam là điều răn thứ hai  của lời Phật dạy. Bất cứ ai mà tham lam trộm cắp tài vật của người đều là hành động xấu ác, người bị mất của họ đau xót vô cùng. Dứt bỏ được tánh tham lam xấu ác này thì sẽ có được tâm từ bi, giúp cho mình và mọi người sống trong cảnh an lành vui sướng.
3- Ngón giữa là điều răn không tà hạnh, người mà sống tham đắm tà dục, chìm sâu trong dâm loạn đen tối thì cuộc đời họ trở nên bất hạnh, gây khổ đau cho gia đình và xã hội. Do đó, đây là điều thứ ba lời Phật dạy, mọi người không nên tà hạnh. Nếu giữ được giới thứ ba này không tà hạnh, thì bản thân người đó thanh cao trong sạch, giúp cho gia đình hạnh phúc xã hội bình an, đời sau tái sanh không rơi vào đọa xứ.
4- Ngón áp út: Là ngón giữ lời nói chân thật, không gian xảo dối trá, nói lời hung ác, đâm thọc, phân chia, gây chia rẻ đau khổ cho nhiều người. Nguyện bỏ lời nói sai trái trở lại nói lời chân thật, ngay thẳng, chân chính, lợi ích thì sẽ giúp cho mình và người có một cuộc sống an lạc bình yên.
5-Ngón út: ngón này tiêu biểu cho giới thứ năm, không uống rượu, bia, các chất gây say nghiện, làm cho con người mê muội mất hết tâm trí. Như rượu, bia, ma túy v.v  những thứ này làm cho con người mê say, mê mờ tâm trí dễ dẫn dắt con người làm nhiều việc sai trái, tội lỗi. Khiến người tu không thể giữ giới được, tâm không tịnh được, phá vỡ công phu tu tập, công đức tu hành tiêu hao. Tai hại cho bản thân về sức khỏe cũng như đạo đức, không lợi cho đời  không ích cho đạo. Vì thế phải giữ giới điều thứ năm là không uống rượu bia cùng các chất gây say nghiện. Trừ được các ác chướng, làm người thanh cao lý tưởng trong sạch.
Như vậy năm ngón tay bên phải tiêu biểu cho năm giới cấm, không sát, không trộm, không dâm, không dối, không rượu bia. Hai bàn tay chấp lại, mỗi bàn năm ngón nhập lại  chúng thành ra có 10 điều để con người có thể tu tập. Năm tánh: tham, sân, si, mạn, nghi thuộc về tánh ác. Năm giới: sát, đạo, dâm, vọng, rượu thuộc về hành động ác. Tánh ác duyên với tướng ác thành ra ác nghiệp. Nay tánh và tướng không duyên theo ác mà duyên theo  thiện, hướng điều lợi ích thanh cao thì trở thành con người hiền thiện, xã hội cũng được an lành.
Ngày nay, nhân nạn đại dịch covid-19, sự chấp tay chào đầy nhân ái thân thiện  dịu dàng của Phật giáo được Tổng thống Trum Hoa Kỳ và các quan khách, chính trị gia các nước đều áp dụng chấp hai tay trước ngực chào nhau, thân thiện vui tươi, cùng với nụ cười thân thiện mà xưa nay chưa từng có. Trong cái hình ảnh chấp tay chào của đạo phật ẩn chứa sự mầu nhiệm trong từng ngón tay của mỗi người, nếu xoay tâm lại với chính mình tu tập thì các tánh xấu ác, các hành động tiêu cực sẽ trở thành tích cực và thiện lành.  Mở tay ra là hướng tâm bên ngoài các ác sẽ hòa theo, khép tay lại quán chiếu lại nội tâm, các ác sẽ dừng lại, sựu hanh thông tốt đẹp sẽ hiện ra. Đây là Tịnh độ, Tịnh độ là đây, ở đây và bây giờ.
Tu tập hết cả 10 ngón tay thế giới sẽ hòa bình nhân sanh an lạc. Đáng khen và đáng quý trọng, Tổng thống Hoa Kỳ và các thủ tướng, chính trị gia các nước đã dùng pháp chấp tay chào nhau của đạo phật mà giao tiếp để ngăn ngừa con vi rus Covid-19  là một giải pháp an toàn và hợp lý  trong cơn đại dịch đang hoành hành hiện nay, là một sự giao tiếp rất đẹp đúng thời.
   Dựa theo: Sự mầu nhiệm của hai bàn tay chấp lại: Thích Huyền Tôn – VHPG số 342- 1-4-2020
                                          {]{

CÁCH CHÀO CHẤP HAI TAY CỦA PHẬT GIÁO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét