TU ĐÚNG
HÌNH THỨC MÀ SAI NỘI DUNG
Trên
vấn đề tu tập, nếu không quán tâm chỉ chăm về hình thức thì chỉ đúng hình thức
mà nội dung thì sai, dễ sai đường lạc lối. Vậy thế nào là tu hình thức, thế nào
là nội dung?
1/
Hình thức đúng mà nội dung sai :
Vẫn
ăn chay, vẫn niệm Phật, vẫn đi chùa, vẫn tụng kinh, vẫn làm từ thiện v.v… Nhưng
tâm vẫn còn hơn thua, thị phi phải trái. Phán xét người khác, vì họ không giống
mình đó là dấu hiệu đang tu sai.
Lạy
một lạy Phật, niệm 100 câu Phật không thể chuyển hoá một cơn sân giận. Tụng
kinh mà không hiểu ý kinh, chẳng khác đếm tiền cho người khác, mình không có đồng
nào. Tuy giữ đều đặn công phu, nhưng không quán tâm thì cũng như đỗ nước vào
thùng rỗng đáy, công đức âm thầm mất đi mà không hay biết, không tỉnh thức, tâm
khí cái tôi âm thầm lớn lên, nhìn ai không ăn chay, không tụng kinh v.v.. cho
là người đó lạc đạo, và chính lúc đó công đức không còn là hạt vàng nữa, mà
thành gánh nặng kéo bạn lùi xuống.
Nếu
bạn biết khiêm tốn thừa nhận mình là người còn yếu kém chưa hơn ai thì quay về
với chánh pháp thì công đức được phục hồi, mà còn tăng trưởng mạnh mẻ hơn người
chưa từng sai. Tâm niệm tĩnh thức ấy sẽ chuyển hoá được nghiệp chướng. Tu không
cần bỏ hình thức nhưng hãy đặt tâm làm gốc, không cần tụng đọc nhiều, chỉ cần mỗi
câu thấm vào lòng, không cần lạy nhiều, chỉ cần một lạy là mỗi lần quay lại với
chính mình, hỏi lại mình niệm Phật để đếm số hay nhìn lại tâm mình, hay để đang sửa tâm mình.
Khi
điều chỉnh lại việc tu tập của mình không những lấy lại công đức mà còn tạo ra
ánh sáng để cho những người noi theo. Mình tưởng là mình tu tích phước nhưng mình đang nuôi lớn vọng tưởng.
2- Tu
là để cầu bình an, cầu phước, cầu bớt khổ, không cầu trí tuệ.
Nếu cầu phước mà không cầu trí tuệ thì ví như
bật đèn soi dưới chân mà không thấy đường phía trước. Làm việc thiện để cầu lấy
bình an, phóng sanh để cầu mong có phước
sống lâu trường thọ, cúng dường để cầu mong gia đạo bình an, làm ăn suông sẻ, tất
cả đều không sai, nhưng xét ra tâm ấy còn rất nông cạn, công đức tiêu rất
nhanh. Nếu tâm gieo bằng tâm mong cầu, người có phước mà thiếu trí tuệ, như người
bưng hủ mật, nhưng mắt đi không để ý đường, dễ trượt ngã, dễ sụp hầm. Cúng dường
chỉ mong quả báo mà quên mất sự xả tâm, phóng sanh vì đổi vật chứ không vì lòng
từ, dù làm nhiều việc thiện nhưng tâm vẫn đầy chấp trước. Nếu như ý thì nói
mình được độ, nếu không như ý thì nghi ngờ Tam bảo không linh, thối chí bỏ tu,
chính tâm mong cầu đã phá cái cửa trí tuệ, khiến người tu không khai sáng được.
Nhưng nếu bạn nhận ra điều này, chuyển hướng, thì khi bạn thôi cầu quả, mà gieo
nhân trí tuệ thì công đức bắt đầu tăng nhanh.
Bạn thấy
tâm mình nhẹ hơn dù hoàn cảnh không thay đổi, bạn thấy mình an lạc hơn dù chưa
có gì thành tựu, và chính trong trạng thái ấy không cầu mà có mới là dấu hiệu của
sự tu đúng, chỉ cần thay đổi một điều nhỏ, trước khi niệm Phật, tụng kinh hãy cầu
cho trí tuệ được sáng, thì công đức không mất mà còn vững chắc lâu bền. Nếu tu
đúng thì công đức gấp trăm lần cúng dường, bố thí, tụng kinh, niệm Phật.
3/ Tu mà vẫn còn giữ chấp ngã cho mình là đúng, người
khác là sai:
Nếu có cái bóng nào đó làm cho công đức bị tổn thất đó là
tâm chấp ngã, chẳng cần sân si, mà chỉ cần nói mình đúng người kia sai khởi lên,
cũng làm cho ánh sáng tu tập trở nên mờ đục. Nhiều người tu ban đầu rất chân
thành mềm mõng, nhưng càng tu lâu dài càng có xu hướng so sánh chê bai, mình
cao hơn, mình đúng hơn, mình hơn người khác, xem người khác không bằng mình.
Người tu thiền cho người niệm Phật là lạc hậu, người niệm Phật cho mình tu là
đúng thời đúng cơ…Công đức hao tổn nhanh
nhất là tâm chấp ngã, chỉ cần sân si cũng làm ánh sáng tu tập trở nên mờ đục.
Vì thế tu cần phải chân thành, mềm mỏng, khiêm hạ, càng học nhiều càng thấy
mình còn yếu kém, càng tu lâu thấy mình chưa thành tựu được việc chi, không khởi
tâm so đo, chê bai so sánh v.v…có như thế phước mới còn huệ mới tăng.
Người tu
chê bên này, trách bên kia. Tu thiền mới đúng, tu niệm Phật sai, là lạc hậu,
hay tu niệm Phật mới hợp cơ, tu thiền không hợp thời mạt pháp v.v…tất cả những
thứ đó không phải là tu trí tuệ, mà là
biểu hiện của bản ngã. Đức Phật dạy, trong vạn pháp không có gì là Ta, là của
Ta, là tự ngã của Ta. Người chấp ngã tu thì thấy đạo pháp là của riêng mình người
khác sai, là xúc phạm đến mình. Càng chấp ngã lại càng cô lập, càng lâu tâm
càng cứng, càng sắc, nhìn càng thiếu từ bi. Chính điều này công đức âm thầm
tiêu tan. Tự tin rằng, mình đang đi đúng, càng không soi lại nhưng mình đen tối
trong chính mình. Người hay thấy lỗi người khác, thì mù tịt với lỗi bản thân
mình. Công đức đã giữ cái tôi tu tập, tụng kinh lễ phật vẫn không có ánh sáng
giải thoát. Nhưng nếu can đảm thấy được cái ngã của mình thì ngay đó bạn đã bước
qua ngưỡng cửa khó nhất trên lộ trình tu tập, bởi hạ mình rất là khó thế nào.
Thừa nhận
rằng, mình tu sai chính cái ấy không ai thấy, không ai vỗ tay mà nó tạo ra công
đức thâm sâu hơn ngàn lần nghe pháp thoại, không cần bỏ pháp môn mình đang tu,
nhưng hãy biết rằng, mọi pháp là phương tiện. Đạo không nằm trong hình thức, đạo
nằm trong cách cư xử với người khác không giống bạn. Nếu bạn có ánh sáng bên
trong bạn, không cần nói đạo lý cao siêu, thể hiện qua lời nói, ánh mắt và lòng
bao dung. Người tu sâu là người biết lắng nghe, biết lỗi mình trước rồi mới khởi
thấy lỗi người khác, ngừng chỉ lỗi người khác, hay nguyện cầu cho người khác sớm
tìm thấy đường lành, thì bạn đã bược một bước tiến lớn hơn cả ngàn thời khoá tụng.
Người từng chấp mà biết xả, công đức không những được cứu mà còn thăng hoa. Bởi
vì người dám chặt tận gốc cái Tôi, cái Tôi dễ nguỵ trang nhất trong đạo. Khi bạn
biết quán chiếu thay vì nhìn lỗi người, bạn nhận ra một điều, có những lúc mình
rất hiểu đạo lý nhưng không sống được với những thứ ấy trong cuộc sống hằng
ngày. Bạn nói vô thường, nhưng vẫn sợ mất mát, bạn biết nhân quả, nhưng đỗ lỗi
cho những việc xảy ra không nư ý. Bạn rất thuộc kinh Pháp cú, nhưng có một ai
đó nói trái ý bạn là bao nhiêu công đức đều tan biến.
4/-Hiểu
đạo mà không sống với đạo, học pháp mà không hành pháp.
Người tu
nhầm lẫn giữa hiểu đạo và sống đạo. Đạo thì rất dễ, chỉ nghe một bài pháp, đọc
một cuốn kinh ta có thể giảng đạo lý một cách lưu loát. Nhưng sống được với đạo
lý ấy trong từng hơi thở, từng suy nghĩ, phản ứng đời thường, đó mới là thước
đo của người đang tu đúng.
Có người
giảng nhân quả thì rất rành rỏi, nhưng khi bị mất mát thì oán trời trách người,
có người rất hiểu vô thường, nhưng khi gặp cảnh chia ly thì khóc cạn nước mắt,
có người rất giỏi về Phật pháp, nhưng không giữ được tâm thanh tịnh, khi gặp phải
con cái không vừa ý, thì lôi đình dậy sóng. Đó là khoản cách giữa Biết và Biến,
điều mà biết áp dụng đạo lý biến thành công phu mới là người thành tựu.
Phật
không ca ngợi người nói đạo lý giỏi, chỉ tán thán người biết quán chiếu và chuyển
hoá mỗi ngày. Đạo không nằm ở chùa, không nằm trong lớp học, mà đạo nằm ở trong
cách bạn nhẫn khi bạn bị chê, bạn bị họ hiểu lầm, bạn lặng lẽ bỏ qua một câu
nói sai mà bạn không phản ứng.
Người tu
tại gia, ít có thời gian, bận bịu với gia đình, con cái công việc, nhưng không
vì vậy mà không hành đạo, không tu tập. Đạo không phải là cái gì lớn lao, đạo chính cái nhỏ bé, bạn đang sống hằng
ngày, chỉ là bạn có tỉnh thức với nó hay
không . Khi nấu cơm bạn nấu cơm bằng tâm sân, tâm giận, tâm lo âu thì đó là
nghiệp, mà nấu bằng lòng biết ơn đó là tu. Khi bị xúc phạm bạn phản ứng ngay
thì đó là tập khí, nhưng mà dừng lại ba giây thở một hơi và không đáp trả thì
đó là hành pháp.
Tu không phải để giỏi đạo lý mà là tu là để chuyển hoá
tâm mình, biết sống bao dung nhẹ nhàng hơn, biết tha thứ hơn. Càng nguy hiểm
hơn là tu không đều, lúc thì tinh tấn, lúc thì bỏ bê, lúc khổ thì nhớ tu, lúc
vui thì quên hết chánh niệm.
5/ Tu theo cảm xúc, không có trụ cột dễ lạc đường.
Hành giả tu tập không có tăng thân nhắc nhở mỗi ngày,
không có chánh niệm quay về, vì vậy rất nhiều người phổ biến tu theo cảm xúc.
Khi khổ thì siêng năng tụng niệm, lễ bái, khi an vui thì quên mất, không tụng nữa,
không lạy nữa. Ví như trồng cây, cây chưa bén rễ thì không còn tưới nước nữa, một
khi gió nghiệp thổi đến thì trụ không nổi, dù một cơn gió nhẹ cũng đủ bật gốc.
Tu là sự thực tập đều đặn, không nhất thiết phải tu nhiều,
nhưng không có thực tập mỗi ngày, người tu không đều đặn thì phước không đủ để
nuôi tâm. Siêng thì tu, nhác thì nghĩ, tinh tấn ít hôm, bận rộn rồi quên. Không
phải tu thật nhiều, mà một câu thật nhỏ liên tục mỗi ngày, tu tập thành thói
quen. Dù một ngày có 5,10 phút tu, 5 phút ấy trở thành sợi chỉ, mỗi ngày niệm một
niệm Phật, lạy một lạy Phật, dần dần tâm bạn có một chỗ để quay về. Có chỗ quay
về là nơi trụ cột, dù cuộc đời có sóng gió, giông tố bão bùng, nhưng không bị
cuốn đi. Khi đã có trụ vững tâm ta càng
vững.
Hãy tu tập thành một thói quen, chính thói quen là sức mạnh
để ta vượt qua những thử thách cuộc đời sóng gió. Giọt nước tuy nhỏ, nhưng rơi
mãi trên tảng đá đến lúc nào đó tảng đá
có cứng bao nhiêu đi nữa cũng bị giọt nước
kia làm thủng một lỗ dễ dàng.
6/ Chỉ nhìn lỗi
người quên soi lại lỗi mình.
Trên việc tu hành dễ bị sai lầm, càng tu thì lại càng thấy
sai lầm của người khác, khi nghe được bài kinh bạn nghĩ người thân mình được
nghe bài đó, khi thấy người khác tu không giống bạn liền cho người đó tu sai,
vì bạn thấy người khác sai vô tình bạn cho mình là đúng. Người tu là người
không thấy lỗi người, mà là thấy lỗi mình nhanh hơn người khác. Phần đông người
tu việc của người khác tuy không nói ra, nhưng vẫn nghĩ trong lòng, không chỉ
trích trực tiếp, nhưng âm thầm chia rẽ, phân định cao thấp, công đức từ đó tiêu
dần.
7/ Gieo nhân chưa đủ mà mong kết quả.
Ăn chay niệm Phật tụng kinh, làm thiện, nhưng trong gia
đình con cái, mọi việc không như ý, không tốt đẹp, rồi tự hỏi tại sao tôi tu
hoài mà không thấy kết quả, nếu thắc mắc như vậy, nếu không như ý thì bạn mất
niềm tin vào sự tu tập, vào nhân quả, vào Tam bảo.
Càng kỳ vọng thì gặp nghịch duyên, tâm mong cầu
quá sớm khiến hạt giống khó bén rễ, không có kết quả bạn nghi ngờ, cho rằng
mình tu sai cách, hay đạo không linh, Phật không thương mình, nếu bạn nghĩ như
vậy thì công đức sẽ tiêu hao, nếu biết rằng mình đang mong cầu quá sớm. Hãy
hành trì mà không mong mỏi, tụng kinh là để soi tâm chứ không phải để ghi điểm.
Không phải tu không có kết quả mà quả chưa đến lúc, hoặc đã đến mà bạn chưa đủ
tỉnh thức để nhận ra. Bạn bám vào những gì có hình có tướng, bạn chú ý bên ngoài mà quên mất
bên trong.
8/ Tu đúng nhưng vẫn khổ.
Đó
là bám lấy hình tướng mà không thấy vô thường, người tu chỉ bám vào hình tướng
mà không nhận ra vô thường, công đức âm thầm tiêu tán. Phật dạy “phàm sở hữu tướng
giai thị hư vọng” phàm cái gì có hình tướng,
đều là hư vọng, là vô thường.
Người tu chấp vào nghi lễ, chấp vào sự
tu tập, chấp vào ngôi chùa, khi những điều đó thay đổi, tâm bạn mất hướng, cố
bám giữ vào cái hình tướng cũ, không chịu thay đổi. Người thân mất bạn đau khổ,
bạn không biết người thân mất nhưng tinh thần vẫn còn, chùa không còn, vật chất
không còn, nhưng giá trị thì ở lại.
Nếu
biết quán chiếu vô thường thì tâm hết khổ, giáo lý vô thường là giáo lý cơ bản
giúp người tu học buông bỏ dễ dàng hơn, thoát khổ sầu đau nhanh hơn, giải thoát
mau hơn, không chờ đợi kiếp sau./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét