Thứ Hai, 16 tháng 6, 2025

TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO CHỦ ĐẠO TRONG TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN

 

TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO CHỦ ĐẠO

TRONG TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN

          Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng thế  kỷ thứ 2 và thứ 3 trước Công nguyên. Phật giáo bắt đầu dần dần đi vào lòng dân, được người dân đón nhận, ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống chính trị, xã hội,  phong tục, văn hoá, văn học v.v.. Và đặc biệt vương triều nhà Trần (1225- 1400) kết hợp với các tư tưởng nồng cốt Thiền như “Tự tánh thanh tịnh”  “kiến tánh thành Phật”  “hoà quang đồng trần” trong  tác phẩm “Pháp Bảo Đàn kinh” của Lục Tổ Huệ Năng (638- 713). Những tư tưởng này dung hoà với truyền thống dân tộc, đã thay đổi diện mạo ban đầu của Phật giáo, hay nói rõ hơn Phật giáo lúc này không còn là khái niệm chung chung, mà là Phật giáo có xác định ngữ cụ thể, đó là Phật giáo đời Trần.

          Từ đây Phật giáo trở thành Phật giáo yêu nước thương nòi, đồng hành cùng dân tộc, cùng vận mệnh với tổ quốc, trên tinh thần hộ quốc an dân. Phật giáo tạo nên một thời đại đất nước độc lập tự do không còn bị đô hộ phương Bắc.  Phật giáo và vương triều nhà Trần đã ba lần đánh đuổi quân Nguyên xâm lược nước ta thành công.  Phật giáo Việt Nam không chỉ trên mặt tu hành giải thoát mà còn trợ giúp vương triều nhà Trần giữ nước dựng nước chống giặc ngoại xâm tạo dựng nên một triều đại vững bền trên mọi lãnh vực.

           Phật giáo đã tạo dựng nên bản sắc riêng, được cấu nên từ cơ sở của tư tưởng “Phật tại tâm”  tư tưởng “kiến tánh thành Phật” tư tưởng “hoà quang đồng trần”, tư tưởng “nhân bản”  hệ thống tư tưởng trên tinh thần nhập thế.

             Một đoạn kể lại của vua Trần Thánh Tông trong  tập ngữ lục “Như lúc chưa thấu Phật tâm ý Tổ. Trước hãy nên trì giới tụng kinh. Đến lúc hay Phật là không , Tổ là không, thì giới chẳng cần trì, kinh không cần tụng. Trong ảo sắc cũng là chân sắc, nơi phàm thân cũng thực pháp thân”.

           Phật giáo đời Trần là đỉnh cao của sự phát triển  đạo và đời giúp cho đất nước Việt Nam và con người Việt Nam sống an lạc qua nhiều thế hệ.

          Phật giáo triều đại nhà Trần, thực sự đã đánh dấu đỉnh cao của sự dung hợp  trong văn hoá và đời sống xã hội Việt Nam. Một trong những thành tựu ấy là đã hoàn thành nên một đất nước Việt Nam độc lập, tự chủ có sức mạnh để  ngăn chận địch quân phương Bắc. Đặc biệt, giai đoạn này Phật giáo đời Trần đã hình thành nên  một tông phái mới- Thiền phái Trúc Lâm, mang màu sắc nhập thế tích cực. “Màu sắc nhập thế tích cực” ấy chính là: “tư tưởng Phật tại tâm”, “tư tưởng kiến tánh”, “tư tưởng đồng trần”, “tư tưởng nhân bản” được thể hiện rải rác trong các áng thơ văn, kệ tụng, đối cơ… còn lưu lại của các Thiền sư đời Trần.

           Như trong bài Cư trần lạc đạo phú: “Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên, cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.

           Dịch nghĩa: “Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo, đói thì ăn, mệt thì ngủ. Trong nhà sẵn của báu đừng tìm đâu khác, đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi Thiền nữa”./.

(Trích từ “ Vài tư tưởng chủ đạo của  Phật giáo đời Trần -   Nguyễn Phước Tâm-  NSGN số 232 - 7/ 2015).

          {]{

TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO CHỦ ĐẠO TRONG TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét