NGÀY PHẬT
ĐẢN LÀ NGÀY GÌ?
Ngày Phật đản là ngày đản
sanh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cách
đây 2649 năm tại nước Ấn Độ, nay thuộc lãnh thổ nước Nepal . Năm
nay 2025 tính Phật lịch 2569 năm là tính khi Phật nhập diệt lúc 80 tuổi, nếu
tính luôn 80 năm nữa thì là 2649 năm. Đức Phật Thích Ca đản sanh trước Công
nguyên 623 năm, tức trước đức Chúa Jesus 623 năm.
Chủ
đề lễ Vesak PL 2569- 2025 là “Đoàn kế và bao dung vì nhân phẩm con người” Tuệ
giác Phật giáo vì hoà bình thế giới và phát triển bền vững”, là thông điệp cấp
thiết hơn bao giờ hết, trong một ý nghĩa nhân văn, sâu sắc, đầy tính thời đại
mà cộng đồng Phật giáo muốn gửi đến toàn thế giới, các đại biểu tham dự lễ.
Ngày lễ Phật đản sanh được tổ chức phạm vi
trên toàn thế giới. Người Phật tử tôn vinh và tự hào tổ chức lễ Phật đản nhằm
tôn vinh đức Phật cao cả, giá trị đạo đức văn hoá, yêu thương, hoà hợp. Theo đề
nghị của 34 quốc gia theo Phật giáo trên toàn thế giới từ
năm 1999 Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong chương trình nghị sự đã chính
thức công nhận Đại lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo trên phạm vi toàn thế giới,
không chỉ riêng một đất nước nào.
Hai
mươi lăm năm qua đến ngày 15/4 là tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh, Thành
đạo và Nhập Niết bàn gọi là lễ Tam hợp gọi là Vesak, gọi là lễ hội tôn giáo của
LHQ. Từ năm 2000 trở đi các lễ Phật đản được tổ chức gọi là lễ Vesak, hằng năm
được tổ chức tại trung tâm của LHQ trên thế giới và các nước.
Việt
Nam đã tổ chức được 4 lần trong 17 năm. Năm 2008 lần thứ nhất tại Trung tâm Hội
nghị Quốc gia Mỹ Đình, lần thứ 2 năm 2014 tổ chức tại chùa Bái Đính –Ninh Bình,
lần thứ ba năm 2019 tổ chức tại chùa Tam
Chúc – tỉnh Hà Nam. Lần thứ 4 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tại Học Viện Phật
giáo Việt Nam quận Bình Chánh. Ba lần ở miền Bắc, một lần ở miền Nam.
Trên toàn thế giới có 10 ngàn tôn giáo, có 5
tôn giáo chính là: Hồi giáo, Thiên chúa giáo. Tin Lành giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và tôn giáo nhân gian.
Năm 2009 hội Tôn giáo tâm linh Quốc tế tại Thuỵ Sỹ. Chủ tịch hội nghị thông qua
200 nhà lãnh đạo tôn giáo, bình chọn Đạo Phật là tôn giáo xứng đáng và cao thượng
nhất, tuyệt vời nhất trên thế giới, với những đặc điểm và giá trị cao đẹp, tạm
chia làm ba phần:
1/ Đạo Phật luôn luôn hướng về hoà bình, bao
dung, thân thiện, chưa từng có một cuộc chiến tranh nào, bạo động nào phát xuất
từ Phật giáo.
2/ Đức Phật không phải là một vị Thượng đế để
ban phước giáng hoạ, đức Phật là một con người tu tập giác ngộ tìm ra hạnh phúc
của cuộc đời này. Hạnh phúc hay đau khổ đều do con người. Đức Phật tìm ra con
đường chân chánh để con người thoát ra khỏi khổ đau, an vui hạnh phúc không chỉ
ở hiện tại mà còn có thế giới tâm linh cao cả là Niết bàn.
3/ Đạo Phật
dạy con người luôn sống với lòng từ bi, yêu thương và bao dung. Phật giáo là hiện
thân của một xã hội công bằng yêu thương và hiểu biết. Vật chất có thể nhiều
như núi, nếu không có sự yêu thương và hiểu biết thì con người vẫn đau khổ như
thường. Người con Phật sống bằng yêu thương , hiểu biết và bao dung, nếu không
có sự hiểu biết và yêu thương thì không thể hoá giải được khổ đau sầu muộn.
Trên
cuộc đời này đầy dẫy tham lam, hận thù nếu
không có từ bi và trí tuệ thì không thể nào hoá giải được. Đạo Phật đã có hai phương pháp là Từ bi và
Trí tuệ sẽ đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu nầy.
Vì thế tổ chức tại Geneve Thuỵ Sỹ
đánh giá đạo Phật là tôn giáo tuyệt vời nhất, vì những người Phật tử
luôn thực hành hạnh từ bi và trí tuệ. Những người Phật tử thực hành hạnh từ bi
và trí tuệ đã góp phần đem lại sự an
bình cho thế giới, chuyển hoá tâm sân hận thành tâm từ bi, chuyển tâm tham lam
ích kỷ bằng tâm bao dung độ lượng v.v..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét