Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

CÁC TÔN GIÁO CÓ MẶT Ở VIỆT NAM

 

CÁC TÔN GIÁO CÓ MẶT Ở VIỆT NAM

          Việt Nam là nước có đa tôn giáo, tôn giáo ở Việt Nam chia làm hai loại : Tôn giáo ngoại lai và tôn giáo nội sinh. Cả hai gồm có 12 tôn giáo.

          - Tôn giáo ngoại lai, là tôn giáo từ ngoài nước hội nhập vào gồm có 6 tôn giáo như : Phật giáo,  Ấn giáo,  đến từ Ấn Độ, Công giáo, Tin lành giáo, Hồi giáo, Ba hai giáo, đến từ các nước phương Tây.

          - Tôn giáo nội sinh, tức các tôn giáo phát sinh từ trong nước, gồm có 6 tôn giáo như : Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ cư sĩ Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo,  Cao Đài,  Minh Lý, Bửu Sơn Kỳ Hương. Tuy nói tôn giáo nội sinh nhưng phần đông các tôn giáo này lấy triết lý của đạo Phật làm cơ sở thuyết giáo để thành lập nên giáo hội và đạo giáo riêng. Các tôn giáo này là một dạng hóa thân của Phật giáo. Cũng như ở Ấn Độ hình thức Phật giáo không còn như nguyên xưa nhưng Phật giáo đã hòa nhập và hóa thân trong tinh thần Ấn Độ giáo, tức tiền thân Bà la môn giáo.

                   VỀ CƠ SỞ, CHỨC SẮC VÀ TÍN ĐỒ TÔN GIÁO

          Ở Việt Nam có 22.000 cơ sở tôn giáo trong 12 tôn giáo. Riêng Phật giáo có đến trên 17.000 cơ sở, còn lại 5.000 cơ sở của 11 tôn giáo khác. Về chức sắc tôn giáo Phật giáo có trên 54.000 chức sắc, còn tín đồ  có 60%/ 99.000.000 dân số.

          Về lịch sử hình thành tôn giáo, Phật giáo đã có mặt đầu công Nguyên.  Năm 402 cuộc khởi nghĩa chống Nguyên Mông của Hai bà Trưng trong 9 nữ tướng có đến 5 vị ni trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

          Phật giáo Việt Nam ngoài công việc tu tập hướng đến giải thoát còn có nhiệm vụ giữ nước dựng nước, chống ngoại xâm đã có từ khởi nguyên cho đến nay. Qua các triều đại phong kiến Đinh, Lê, Lý Trần, những người con Phật như Hưng đạo Vương, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt v.v..đã từng cầm quân đánh thắng giặc Nguyên Mông ba lần. Đoàn quân Nguyên Mông đến đâu là đánh thắng đó như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc đã từng bại trận dưới vó ngựa của quân Nguyên Mông, nhưng đến Việt Nam ba lần đều thất bại.

          Thời đại ngày nay Việt Nam chịu áp lực các nước lớn như  Pháp, Mỹ, Trung Quốc đã từng xâm chiếm Việt Nam. Trong Phật giáo có những anh hùng dân tộc như Hồ Chủ Tịch, Võ Nguyên Giáp, đã từng chỉ huy đánh thắng Pháp trận Điện Biên Phủ năm 1945, đánh bại Mỹ chiến dịch trên không năm 1972. Đánh bại sự xâm chiếm quân Trung Quốc 1979.

          Tất cả những nhân vật có tinh thần giữ nước chống ngoại xâm đều được un đúc trong tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam. Tuy Phật giáo đóng vai trò giữ nước dựng nước nhưng không có ý dùng tôn giáo thống trị con người trong các sinh hoạt cuộc sống, không dùng áp lực quyền thế bắt buộc phải theo Phật giáo như các tôn giáo khác.

          - Phật giáo đem lại sự đoàn kết con người và các tổ chức trên thế giới lại với nhau :

          Phật giáo Việt Nam hội nhập quốc tế : Phật giáo Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, được sự lãnh đạo của GHPGVN. Ban Phật giáo quốc tế, đã thực thi chủ trương đường lối ngoại giao nhân dân, ngoại giao tôn giáo. PGVN đã tham dự và đóng góp cho các diễn đàn Liên Hiệp Quốc vì mục tiêu hòa bình nhân loại, cũng như các tổ chức Phật giáo quốc tế thân hữu. Nhiệm kỳ VIII năm 2019 GHPGVN đã tổ chức Đại lễ Vesak lần thứ 3 quy tụ trên 1000 tổ chức đại diện Phật giáo trên thế giới, cùng 15.000 Phật tử trong và ngoài nước tham dự tại chùa Bái Đính , Tam Chúc.

   - Phật giáo Việt Nam đã ba lần tổ chức Đại lễ Vesak thành công:

           Năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Mỹ Đình có sự tham dự trên 85 quốc gia. Năm 2014 tổ chức tại chùa Bái Đính Ninh Bình có tham dự trên 95 quốc gia. Năm 2019 tổ chức tại chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam có sự tham dự trên 115 quốc gia.

          Gồm nhiều nguyên thủ quốc gia, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, các bộ trưởng của nhiều nước và hơn 20 đại sứ và đại diện các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam. Tham dự nhiều vị Tăng vương, Tăng thống, chủ tịch và lãnh đạo các hội đoàn hệ phái Phật giáo trên thế giới đến tham dự.  Như vậy, cho chúng ta có thể thấy Phật giáo đem lại sự kết nối đoàn kết con người trên thế giới với nhau qua lễ hội. Không phải nói tự hào Phật giáo đã làm được sự quảng bá đất nước và con người Việt Nam ra thế giới một cách có hiệu quả và thành công, mà cấp nhà nước cảm thấy hài lòng .

          Với thời đại kinh tế, chính trị ổn định, cùng với sự giao lưu quốc tế, nền khoa học kỷ thuật phát triển, Phật giáo hòa nhập trong xu thế thời đại phát triển cũng từng bước đi lên so ra khác hẳn các thời đại trước. Về cơ sở nhân sự Phật giáo phát triển rất nhanh, hiện nay Phật giáo có 54.973 Tăng Ni, trong đó có trên ngàn Tăng Ni có sở học Thạc sĩ, tiến sĩ, có ba trường Đại Học Phật giáo ở ba miền  Trung, Nam Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà nội, và trên 33 trường Trung cấp Phật học. Ngoài ra các chùa phần đông là nơi quy tụ các tầng lớp sinh viên học sinh tham dự tu học trong các khóa tu mùa nghỉ hè. Đông nhất và tổ chức có hệ thống bài bản như chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp thành Phố Hồ Chí Minh, chùa Ba Vàng, chùa Bái Đính Hà nội v.v... Ngày nay không còn quan niệm trẻ ở nhà già mới đi chùa như ngày xưa nữa. Kinh sách, nhân sự, chùa chiền không còn hạn chế như xưa, hơn nữa với thời đại công nghệ thông tin phát triển là cơ hội thuận tiện đem Phật pháp đến mọi người trong tất cả mọi lúc mọi nơi.

          Nhờ vậy, những người tin Phật càng ngày càng nhiều hơn và chất lượng hơn, giải trừ mê tín dị đoan hơn.  Có 40.807 Tăng Ni hệ Bắc tông, 7.028 Tăng Nam tông Khmer, 1.754 Tăng Nam tông người Kinh. 1.100 Tăng 654 Tu nữ.  5.384 Tăng Ni Khất sĩ.  18.544 cơ sở chùa viện. 15.871 cơ sở Bắc tông,  462 cơ sở Nam tông Khmer  45 Salate – 106 cơ sở Nam tông người kinh- 541 Tịnh xá Khất sĩ, 541 Tịnh thất, 998 Niệm Phật đường. Đó là nhân sự và cơ sở Phật giáo Việt Nam trong nước, còn Phật giáo Việt Nam cũng có mặt ở 35 quốc gia trên thế giới. Có thể nói Phật giáo Việt Nam hiện nay có mặt trên toàn thế giới, góp phần xoa dịu những nỗi khổ niềm đau, lo âu, sợ hãi cho mọi người mọi lúc mọi nơi, đồng thời góp phần đem lại hòa bình an lạc cho các nước mà Phật giáo đã có mặt.

          Đạo Phật đến Việt Nam vào trước năm 402 sau Công nguyên. Đạo Công giáo đến Việt Nam vào năm  1889. ( có chỗ ghi 1533, 1659 ). (Hai đạo này đến từ phương Tây, chưa xác định rõ mốc có mặt tại VN)  Đạo Tin Lành có mặt tại Việt Nam vào 1920. (có chỗ ghi 1911 ) Đạo Cao Đài ra đời vào năm 1926. Sáng lập do ông Ngô Văn Chiêu, tổng hợp ba tư tưởng Phật, Khổng và Lão làm nên tôn giáo.  Đạo Hòa Hảo thành lập năm 1939. Tịnh độ Cư sĩ do ông Minh Trí ( Nguyễn Văn Bồng ) khai sáng năm 1934. Tứ Ân Hiếu Nghĩa thành lập năm 1867  do ông Ngô Lợi sáng lập, tại tỉnh An Giang.  Bửu Sơn Kỳ Hương thành lập năm 1849, đạo này thờ tấm vải trần điều, biểu trưng cho tấm lòng từ bi bác ái.  Nhìn chung trong các đạo ra đời đều sau Phật giáo, cả về thời gian, con người, cơ sở Phật giáo luôn chiếm phần số lượng đông, vì thế sự ảnh hưởng giáo lý Phật giáo đến với sự sinh hoạt con người đến 70%. Từ văn hóa chính trị từ thời dựng nước giữ nước đến nay Phật giáo luôn gắng liền với sự thạnh suy của đất nước, nên có câu “ Phật giáo đồng hành với dân tộc” là vậy.

¯

 

CÁC TÔN GIÁO CÓ MẶT Ở VIỆT NAM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét