NHÂN
DUYÊN GIỮA TÔI VÀ BỒ TÁT
Việc này xảy ra vào cuối
năm 2003, lúc đó tôi làm hướng dẫn du lịch tại công ty Tam Á ở Hải Nam.
Hằng ngày tôi phụ trách lái
xe đưa rước khách, chở họ tham quan đảo hay các thắng cảnh. Lúc đó tôi rất ưa
tụng “chú Đại Bi”, mỗi khi lái xe tôi thường mở đĩa tụng chú Đại Bi, các du
khách cũng rất thích nghe, đặc biệt là những người già, họ càng ưa dữ.
Ngày ngày tôi mở nghe không
biết chán, đối với tôi mà nói, chẳng cần học thuộc chi, tôi nghe mãi đến nhuyễn
nhừ, cũng thường lẩm nhẩm tụng theo nơi miệng, đây có lẽ là thiện căn nhiều
kiếp.
Có lần, tôi đi du ngoạn phố
cổ Phượng Hoàng ở Hồ Nam và ở chơi tại đây ba ngày, sau đó chuẩn bị ra phi
trường đáp máy bay về nhà.
Sáng hôm đó, khí trời không
tốt, mưa xối xả. Tôi bận lo thuê xe, tài xế đòi giá 350 đồng, sau đó chúng tôi
cùng đi ra phi trường.
Dân Hồ Nam ai cũng biết,
tuy cảnh ở đây có núi non xinh đẹp, nhưng nếu mưa lớn sẽ tạo thành chướng ngại
tai ách cho lữ khách. Nghĩa là lái xe mà gặp lúc trời mưa thì cực kỳ nguy hiểm.
(Vì bùn đá trên núi chảy xuống sẽ gây sạt lở hoặc làm tắc nghẽn đường, không
những cản trở giao thông mà còn làm cho xe tan người mất).
Tôi là khách viễn phương
nên đâu có rành gì chuyện ở đây, hễ lên xe rồi, thì ngồi nhắm mắt lại, lòng
không ngừng tụng “chú Đại Bi”. Tôi rất ưa tụng chú, không có bất kỳ mục đích
chi, cũng chẳng để cầu gì, chỉ tụng theo thói quen, hễ rảnh là tụng vậy thôi.
Cũng chẳng hề biết là tụng chú sẽ đem đến cho tôi điều hay gì? Tóm lại, mang
tâm tư hoan hỉ, tôi cứ tụng “chú Đại Bi” không ngừng. Cũng có thể nói là có lẽ
“chú Đại Bi” đem đến cho tôi cảm giác bình an khoái lạc, thế thôi.
Từ phố cổ Phượng Hoàng đến
phi trường đi mất ba tiếng. Khi xe rời Phượng Hoàng được 40 phút, thì xảy ra
chuyện. Do đất cát trên núi bị mưa lớn tạo thành dòng chảy mạnh mẽ khiến đất đá
rơi ào ạt xuống, còn nhắm thẳng vào xe chúng tôi công phá, khiến mặt trước và
sau của xe đều móp, nát: kính xe bị vỡ, xe hư hại nghiêm trọng, nhưng may mắn
là tôi và tài xế bình an, lúc đó trong lòng tôi hoàn toàn không có chút sợ hãi,
còn nghĩ thầm: “Hôm nay số mình thật hên, gặp đại nạn hiểm ác mà thoát khỏi,
không bị mạng vong”…
Vài năm sau, nhờ nghiên cứu
Phật pháp mà tôi hiểu rõ: Té ra không phải số tôi may, gặp đại nạn được thoát
chết, mà chính nhờ Bồ tát Quan Âm đã âm thầm gia hộ, Ngài biết mệnh tôi có nạn
này và đã cứu sống chúng tôi. Vì trong “chú Đại Bi” từng giảng:
“Bồ tát
Quan Thế Âm phát đại nguyện cứu chúng sinh, khi đó Ngài từ Sơ địa thăng lên
Thập địa (ngàn mắt ngàn tay là biểu hiện cho lòng đại từ đại bi của Bồ tát Quan
Ầm). Nhìn thấy chúng sinh ở đâu bị khổ nạn, thì Ngài đến đó trợ giúp”.
Trong kinh nói: “Nếu
ai chí thành tụng chú Đại Bi thì sẽ luôn được Bồ tát Quan Ám gia hộ”… điều
này là ngàn chân muôn thật, tuyệt đối chẳng nên hoài nghi. Có lẽ bạn không tin
và cho đó là tình cờ mà tôi được bình an? Vậy thì tôi xin kể một chuyện nữa, để
chứng minh là Bồ tát có “ngó” đến tôi.
Chuyện mới xảy ra gần đây.
Con gái tôi thi lên cao trung, tuy thành tích học tập thuộc loại trung bình,
nhưng nó rất chăm học và có chí. Nó luôn ao ước, mong được thi vào ngôi trường
nổi tiếng ở trung tâm thành phố. Vì: “Chúng bạn hiền lương phẩm hạnh
cao, chim nương loan phượng cũng bay xa”… nếu gặp môi trường hoàn cảnh
tốt thì việc học tập và phẩm hạnh sẽ được thăng hoa.
Trước lúc thi, con gái tôi
hướng giáo sư chủ nhiệm trình bày chí nguyện và điền tên ngôi trường nó muốn
thi vào là: “Trung học Chuyên khoaThượng Hải” (đây là một ngôi trường nổi danh,
tiêu chuẩn tuyển sinh rất cao, rất khó thi vào)… Giáo sư vừa xem qua đã
trợn mắt kinh ngạc, ông dòm nó từ đầu tới chân rồi bảo:
– Chắc trò bị điên rồi!
Thành tích học tập bình thường như trò không vào nổi trường này đâu!
Vì vậy, ông thẳng thừng từ
chối.
Nhưng con gái tôi không
chịu thua, nó lại điền tên một trường khác, cũng ở trung tâm thành phố nhưng
tiêu chuẩn chiêu sinh cực kỳ khắt khe và khó hơn ngôi trường trước đó
nữa…Trường này hoàn cảnh học tập cực kỳ thượng đẳng, quy tụ toàn giáo sư giỏi,
phẩm hạnh tư cách rất cao, đã có nhiều danh nhân xuất sinh từ trường này. Nhiều
gia tộc tiếng tăm lẫy lừng cũng cho con theo học trường này.
Giáo sư chủ nhiệm thấy nó
ghi như vậy (thì nghĩ là bệnh “điên” của nó đã hết thuốc chữa) bèn phán:
– Thôi được, cho trò toại
nguyện! Dù sao ta dám khẳng định là trò chẳng thi vào đây nổi đâu! Nhưng thôi,
cứ cho trò mơ mộng hão một chút vậy! Có toi công cũng ráng mà chịu nghe!
Con tôi về nhà lòng rất
không vui, nó uất ức khóc kể với tôi:
– Ba à, giáo sư chủ nhiệm
khinh thường con, ổng cười nhạo khi thấy con ghi tên thi vào ngôi trường đó,
nhưng thực sự là con có cố gắng, con đã phấn đấu không ngừng mà, hu hu…
Tôi vỗ về, an ủi nó:
– Con gái cưng à, cổ nhân
thường nói: “Có chí thì nên”… Con có hoài bão cao thì chịu khó siêng năng học
tập, nhất định sẽ được như nguyện mà. Đây gọi là “Đạo trời bù đắp
cho người có lòng!”… Ba hứa sẽ hỗ trợ, vì con làm nhiều việc thiện, rộng
tích âm đức đề hồi hướng phúc lành đến cho con!
Suốt thời gian con bé thi,
tôi giữ đúng lời hứa. Thường ngày cứ hai giờ sáng là tôi thức dậy tụng kinh
niệm Phật, nhưng mấy ngày này tôi phải vì con bé cung kính tụng “Kinh Kim
Cang”, nguyện đem công đức này đặc biệt hồi hướng cho nó. Bởi “Kinh Kim Cang” là
khai mở đại trí huệ, tôi hi vọng con gái mình sẽ tiêu trừ ác nghiệp, tăng
trưởng phúc huệ, được Phật gia hộ…
Vào khóa tụng tối, tôi chí
thành tụng “Chú Đại Bi” nhất tâm nhất ý cầu Bồ tát Quan Thế Âm gia trì cho con
bé, khiến nó được toại nguyện.
Một tuần trước khi có kết
quả thi, tôi nằm mơ thấy Bồ tát Quan Âm báo mộng, nói con tôi thi được 597
điểm.
Sáng ra, tôi lập tức báo
tin mừng này cho vợ và con hay. Bọn họ chẳng ai chịu tin. Con gái tôi còn nói:
Lần này thi đậu hay không
con chẳng dám nghĩ tới nữa, vì môn văn con làm chẳng đạt lắm. Có thể điềm mộng
này là “trái ngược” với thực tế đó ba!
Bảy ngày sau, con tôi lên
mạng kiểm tra điềm thi, trong lòng cực kỳ lo sợ, tim nó đập như trống trận (có
thể dùng câu “đảm chiến tâm kinh” diễn tả nỗi hồi hộp giống như ra pháp trường
để mà hình dung)… Nhưng nó đã thấy rõ trên màn hỉnh vi tính điểm số minh hiện
ra rất cao: Môn ngữ văn dư hơn 15 điểm. Tôi bảo:
– Mau lấy bảng tính ra cộng
hết lại thử xem?
Sau một hồi cộng tính, đúng
y chang 597 điểm, không thừa không thiếu.
Tôi vội nhắc:
– Con có nhớ tuần trước ba
đã thông báo cho con kết quả như vầy rồi không? Bồ tát Quan Âm đã báo mộng, nói
con thi đậu, được 597 điểm mà!
Lúc này, hai mẹ con cùng
ngây người một lúc, sau đó thì mừng vui cực điểm, cả nhà vui đến không gì có
thể diễn tả, bởi nguyện vọng thi vào trường cao cấp ở trung tâm thành phố của
con bé đã đạt thành. Con gái tôi mừng đến nói không thành lời, nó cứ ấp úng:
– Ba… Ba ơi!…
Tôi bảo:
– Hãy mau đến lễ tạ Bồ tát
Quan Thế Âm!
Cả nhà chúng tôi vội đi
thắp hương lễ bái, tôi lễ Ngài trăm lạy, bày tỏ lòng tri ân vô cùng.
Bản thân tôi hằng ngày niệm
Phật 15 tiếng đồng hồ, khóa tối thì đọc văn phát nguyện của “chú Đại Bi”, sau
đó tụng 5 biến “chú Đại Bi” rồi niệm A Di Đà Phật! Tiếp theo là Niệm Quan Thế
Âm Bồ tát!…
Trên đời không có may mắn
nào vô duyên vô cớ, con người ta gặp lúc quan trọng, nếu không nhờ phúc đức
mình gia hộ cho thì chỉ có nương vào quý nhân tương trợ…
Tôi là một phàm phu nhiều
tội lỗi, nghiệp chướng sâu nặng, phúc mỏng huệ bạc, nếu không có Bồ tát Quan
Thế Âm cứu, thì mạng tôi sớm đã đi đời, trôi lăn trong ác đạo thọ khổ… Hiển
nhiên có thể thấy, quý nhân của tôi chính là Bồ tát Quan Thế Âm! Đây cũng
thực sự chứng minh uy thần oai lực không thể nghĩ lường “ngàn xứ cầu, ngàn xứ
ứng; thuyền từ độ khắp chúng sinh trong biển khổ” của Bo tát!
Tôi đem kinh nghiệm có thật
của mình chia sẻ, là mong các pháp lữ đối với Bồ tát Quan Thế Âm tăng thêm lòng
tin. Gặp thời điềm quan trọng, nguy cấp, hãy chí thành khẩn cầu Ngài gia trì
cho. Phải tin sâu không nghi, dốc lòng niệm danh Ngài để dẹp trừ tạp niệm vọng
tưởng, giúp tâm trong lặng thành một phiến, không nên có tạp niệm loạn cuồng.
Trong kinh Đại Bi có giảng:
Nếu người phát nguyện hằng ngày tụng khoảng 5 biến “chú Đại Bi”, có thể giúp
tiêu trừ trăm ngàn vạn ức kiếp sinh tử tội nặng, lúc lâm chung, tùy nguyện vãng
sinh, thậm chí có thể đến Tây phương Cực lạc Thế giới. Nếu lời nguyện này không
viên mãn, Ngài tuyệt chẳng thành Phật. Nếu người phát nguyện hằng ngày tụng
khoảng 5 biến “chú Đại Bi”, lúc lâm chung mà đọa vào ba nẻo ác, Ngài vĩnh viễn
chẳng thành Phật.
(Bồ tát Quan Thế Âm thực ra
sớm đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, lời Ngài hoàn toàn chân
thực, không dối).
Cư sĩ Lâm
Long Đạt
Lời người
dịch: Bài viết
này thực cảm động, trong đây tràn đầy lòng từ bi Phật dành cho chúng sinh và
tình cha thương con.
Nếu bạn
muốn nói là Phật từ bi, vì sao đợi chúng sinh kêu cầu, niệm danh mới cứu?
Cũng giống như mặt trời mặt trăng tỏa ánh sáng dành cho tất cả, nhưng ai
muốn đón nhận thỉ phải mở cửa. Nếu cứ đóng chặt cửa thì ánh sáng không thể
chiếu vào.
Các đài
phát thanh, truyền hình… kênh nào cũng chiếu, phát cho ta xem, nhưng ta phải
bật đúng tần số mới xem được. Tương tự vậy, muốn giao cảm với chư Phật Bồ tát
thì phải niệm danh, trong thời gian niệm đó tâm ta tạp loạn ngừng, trí thanh
tịnh, thì việc kết nối giao cảm với chư Phật mới được dễ dàng. Đó là lý do phải
niệm danh Ngài là vậy.
Còn người
cha trong đây, là một đệ tử Phật điển hình. Thông thường, nếu người không biết
đạo, thường chạy theo vật dục, tài sắc… và ít quan tâm đến con cái, gia đình.
Nhưng người cha trong đây, ngoài việc tự tu niệm còn rất quan tâm, thương yêu
con. Con đi thi, cha phát nguyện tu thân hành thiện, tạo phúc, tích âm đức để
hồi hướng cho con.
Vì vậy
khi thành đệ tử Phật, đời sống con người dù chưa xuất gia vẫn hạnh phúc nhiều,
vì nhờ quyết tâm giữ gìn giới cấm, chồng-vợ cư xử thủy chung, gia đình thuận
hòa êm ấm, cuộc sóng chan chứa tình yêu thương… Do không tạo ác, trong lòng
thuần thiện, nên họ được hưởng phúc lạc ngay trong hiện đời. Đây chính là lợi
ích cùa những gia đình Phật hóa.
]
0 nhận xét:
Đăng nhận xét