Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

CHUYÊN KỂ CỦA CẢNH SÁT PHÁP Y


CHUYÊN KỂ CỦA CẢNH SÁT PHÁP Y

Tôi là một cảnh sát y khoa tư pháp, người ta thường gọi là pháp y. Tôi cung cấp tư liệu giám định Y học cho hai Pháp viện và bốn chi nhánh Công an Tư pháp. Nói đơn giản một chút, nếu ở đâu xảy ra án mạng, thì chở xác đến chỗ chúng tôi để chúng tôi nghiệm thây kiểm tra, tìm ra nguyên nhân tử vong, rồi ghi lại báo cáo đầy đủ, giao cho Pháp viện hay Cục Công an.
Con người có sinh ắt có tử, nhưng nguyên nhân chết có đủ dạng đủ kiểu, khó mà tưởng tượng nổi…
Khi chúng tôi lập biên bản báo cáo, hành sự rất nghiêm túc kỹ lưỡng. Phải phân tích nguyên nhân chết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết, nguyên nhân phụ, tổng kết nguyên nhân tử vong…
Sở dĩ tôi giải thích nhiều về thuật ngữ chuyên môn, là muốn nói xã hội chúng ta đối với cái chết luôn có giải thích đúng đắn hợp pháp.
Thí dụ như có một ông già hơn 70 tuổi bị xe điện tông té, đập đầu vào cột xi măng bên đường rồi chết. Kiểm tra thấy phần đầu tổn thương, xương sọ bị vỡ dẫn đến tử vong. Trong đây đầu bị thương là nhân căn bản, sọ bị ảnh hưởng là nhân trực tiếp, hệ thống miễn dịch rối loạn là nhân phụ.
Nhưng giải thích như thế thực sự đã cung ứng đáp án đủ cho vấn đề trọng đại “vì sao người ta chết” hay chưa?… Tôi làm ở Viện Pháp y 26 năm, đối với hiện tượng này luôn cảm thấy hoang mang khó hiểu. Bởi cũng đồng bị thương như thế, mà có người chết, có người sống?! Nghĩa là có người bị thương rất nhẹ lại chết, còn người bị thương trầm trọng khiến ai cũng tưởng tiêu đời, lại phát sinh kỳ tích sống được…
Sau này khi tôi tiếp xúc với Phật pháp, có được chút hiểu biết về đạo rồi, thì đối với các vấn đề này đều có thể lý giải.
Tử vong là một phần trong thế giới này, là điểm kết thúc của đời sống. Nếu như nhìn từ góc độ này, chúng ta có thể hiểu rõ chân tướng của tử vong.
Những năm gần đây, tôi đối với các vụ án mình thụ lý thường để tâm điều nghiên thấu đáo và ghi lại tỉ mỉ. Càng tìm hiểu càng thấy rõ cái chết không hề phát sinh ngẫu nhiên, mà nó chứng minh hùng hồn xác thực về lý nhân quả.
Tôi thường gặp quyến thuộc người chết nhìn tôi đau khổ khóc kể:
– Vì sao y lương thiện như thế mà lại lìa đời quá sớm? Vì sao ông kia làm nhiều việc xấu ác mà hưởng thọ lâu? Vì sao một người suốt đời cẩn thận hay gặp tai bay vạ gió? Vì sao người đi đường đểnh đoảng sơ ỷ, dù có bị xe tông lại chẳng hề hấn gì?
Tôi nghĩ, sở dĩ có những oán trách này đều là: do họ chẳng minh bạch nhân quả.
Trước tiên xin kể vụ án làm cho tôi nhức óc, ưu tư khốn đốn… Chính vụ án này đã đẩy tôi đến với Phật môn. Tuy án không phức tạp, nhưng do thời gian điều tra kẻo dài, nên tôi tương đối nhập tâm:
1. Cặp vợ chồng chết thảm
Năm 2002, một chàng trai 28 tuổi nửa khuya ra tay giết chết hai đấng sinh thành hơn sáu mươi tuổi của mình. Cặp vợ chồng già này đang say ngủ thì bị con trói gô lại trên giường, sau đó y cắt cổ họ, máu văng trây dính tường, rơi vương vãi… Hung thủ ngay trong đêm đó đã chạy trốn, rồi bị bắt tại một khu phố nhỏ ở miền nam.
Hung thủ đã kết hôn, có một con trai. Ngay đêm xảy ra án mạng, cô vợ do hôm trước nổ ra tranh cãi nên giận dỗi bồng con về nhà cha mẹ đẻ, nhờ vậy mà tránh được ác mộng thảm sát.
Xem bề ngoài, thì đây là vụ án rõ ràng, có chứng cứ vô cùng xác thực, Viện Kiểm sát đã lấy khẩu cung, toàn bộ chứng cứ hoàn chỉnh, có đủ vật chứng, nhân chứng, tất nhiên phải nghiêm trừng, mau chóng phán quyết.
Lần xét xử đầu, án tử hình lập tức được phán ra, nhưng luật sư biện hộ nói: “Phạm nhân bị thần kinh nghiêm trọng” và yêu cầu tiến hành giám định thần kinh để xét xử sau.
Thời gian điều tra kéo dài, do kết quả chưa rõ, vì vậy mà án cứ kéo dây dưa… cuối cùng phải hoãn án tử hình lại để hai năm sau chấp hành. Luật sư của hung thủ lại khiếu nại tiếp nữa, nhưng bị bác bỏ, xem như tới chung thẩm thì phán quyết xong, án này kết thúc.
Kể thì nghe nhanh gọn vậy chứ thực tế tính ra án này kéo dài tổng cộng bốn năm, tôi phải nhọc nhằn điều tra tỉ mỉ, lấy chứng cứ đến 7-8 lần, hồ sơ tư liệu tích lũy dày cộm.
Hung thủ là con trai duy nhất trong gia đình, từ nhỏ được cưng chìu, tính tình cực kỳ hung dữ. Hung thủ kết hôn xong vẫn ở chung với cha mẹ, thường hay gây cãi luôn. Mấy ngày trước khi xảy ra án, cha mẹ cùng vợ hung thủ đã nổ ra xung đột tranh chấp, sau đó hung thủ đòi cha mẹ cho tiền mua nhà, nhưng cha mẹ nói tạm thời không có tiền và chê trách con trai là hạng bất tài vô dụng, không lo làm việc, khiến họ mất mặt với láng giềng!… Điều này đã khơi gợi ác niệm giết người nơi hung thủ.
Thế nhưng, nhiêu đây có đủ để giải thích cho động cơ giết người của hung thủ chăng? Trên thế giới này những đứa con được cưng chìu, biến thành ngỗ nghịch, nảy sinh tranh chấp cùng gia đinh liệu có bao nhiêu? Vì sao hung thủ cứ khăng khăng muốn giết cha mẹ mình như thế?
Trong hồ sơ, tôi phát hiện một đoạn khẩu cung cực kỳ kinh tâm, hung thủ thành thực khai báo như vầy:
– “Tôi muốn giết họ từ lâu rồi, vì họ rất vô dụng! Bảo cho tôi tiền mua nhà mà họ cũng không chịu, thế thì giết quách! Để làm chi?… Tôi thảo kế hoạch từ mấy tháng trước lận (vì họ là cha mẹ nên tôi cũng không muốn để họ chết quá đau đớn). Đầu tiên tôi nghĩ mình nên cho họ… uống thuốc rầy, nhưng đi mới nửa đường, chưa ra tới tiệm thì tôi quay về, vì nghĩ thuốc rầy sẽ thiêu đốt ruột gan. Sau đó tôi hoạch định sẽ chở họ đến hồ nước chơi, rồi dìm chết họ. Nhưng tôi lại không thực hiện. Cuối cùng nghĩ tới suy lui, tôi thấy chỉ còn cách… cắt cổ là hay nhất, không quá đau đớn, lại mau chết”…
Khi tôi đọc xong đoạn khẩu cung này rồi, thì kinh hãi đến lạnh xương sống. Giết cha mẹ mà hắn bày tỏ điềm nhiên như thể giết… gà vịt! Điều tra tỉ mỉ xong, tôi càng hết hồn khi phát hiện thêm tình tiết này:
Cặp vợ chồng nạn nhân có mở một lò giết gà, họ làm ăn buôn bán trên thị trường rất phát. Lúc tôi ra chợ điều tra, do chủ hàng gà bị giết, người ta cho là cửa hàng này bị xui, làm ăn không may nên ai cũng bỏ đi không thèm thuê. Căn cứ theo lời những người ở cạnh bên thuật lại, thỉ hai vợ chồng nạn nhân khi hành nghề thường đem gà sống trói lại hết, treo lên dây thép, sau đó họ kẹp chặt đầu gà dùng dao cắt cổ nó. Máu gà cũng không bỏ phí, bán rất được tiền. Suốt đời họ nhờ sống bằng nghề này mà trở nên giàu có. Nghe nói kỹ thuật cắt cổ gà là do tổ tiên họ truyền lại.
Sở dĩ tôi nhớ kỹ việc này vì đây là vụ án khiến tôi bắt đầu có niềm tin đối với tôn giáo. Lúc mọi phân tích có được giải thích hợp lý, tôi càng tin sâu luật nhân quả và khắc cốt ghi tâm khi hiểu rõ nguyên nhân… Tối đó hầu như suốt đêm tôi không ngủ. Do người chết cả đời hành nghề cắt cổ gà, nổi tiếng sát sinh có kỹ thuật… bởi họ cắt cổ vật như thế nên mới chiêu ách nạn bị đứa con trai duy nhất của mình cắt cổ lại… Báo ứng này không khiến chúng ta kinh tâm động phách hay sao?
Lời người dịch:
Dịch tới đây tôi sực nhớ tới câu chuyện kể của một pháp lữ quê ở Hà Nội: gần nhà cô có một đôi vợ chồng nọ chuyên sống bằng nghề mổ heo bán thịt, kinh tế rất khá. Họ có đứa con trai độc nhất khoảng 15 tuổi, tính rất hiền.
Hôm nọ thằng bé đi học về, nó bỗng ra tay giết chết song thân và xẻo thịt họ ném lung tung trên nền nhà. Sau đó nó bỏ đi lên lầu ngủ.
Khi công an đến bắt, thằng bé vẫn còn ngái ngủ. Mọi người đều kinh hoàng vì cảnh thảm sát này và không sao giải thích được nguyên do.
Xin để quý vị suy gẫm. Giờ mời quỷ vị xem tiếp câu chuyện khác của viên cảnh sát Pháp y:
2. Kết cục bi thảm của giám đốc Triệu
Chúng ta thường quan niệm chết là xấu, là đáng sợ, nhưng có trường hợp “không được chết” mới càng khốn khổ thống thiết, lả hình phạt nặng nề còn hơn cả cái chết!
Đây là một vấn đề hóc búa phát sinh nơi công ty khai thác khoáng sản, mà chủ nhân là ông Triệu, người sáng lập ra “Công ty Khai thác Than đá” tại một tiểu trấn nọ.
Công ty không có bảo hiểm an toàn lao động gì, tất cả đều do tư nhân giao du mật thiết với các nhân vật quyền thế mà duy trì kinh doanh. Tất nhiên, ông Triệu có ô dù che chở rất mạnh, nên sau khi xảy ra tai nạn tại hầm mỏ rồi, thì địa phương cũng khó điều tra thuận lợi, vỉ vậy họ đành giao cho chúng tôi thụ lý vụ án nơi miền viễn xứ này.
Việc mỏ than nổ sập xông hơi độc làm một người chết và hai người bị thương. Thông thường thì các tai nạn xảy ra đều được dàn xếp ổn thỏa theo “quy luật ngầm”, chỉ cần người chủ khéo léo xuất tiền bồi thường cho quyển thuộc của công nhân là có thể cho qua.
Nhưng xui là, đúng vào lúc đó toàn quốc lại có lệnh đại kiểm tra, buộc phải thi hành nghiêm nhặt, do vậy mà chủ công ty bị bắt.
Lúc tôi và một trinh sát viên khác đi tìm ông Triệu đế lấy chứng cứ, thì nhân viên canh gác bảo tôi:
– Ông Triệu do bị tiểu đường nên được đưa vào bệnh viện rồi.
Tôi vội chạy đến “Y viện Bộ Tư pháp” để gặp ông Triệu. Thấy ông khoảng hơn 50 tuổi, vóc dáng khôi ngô, âm thanh hào sảng, tính cách thập phần cứng cỏi mạnh mẽ, ngó bộ không dễ dàng hợp tác.
Ông ngồi trên giường, tỏ vẻ thờ ơ đối với những vấn đề tôi nêu lên, bộ điệu lạnh nhạt chẳng thèm quan tâm đến, mãi tới khi tôi sắp đi, ông thẳng thừng tuyên bố:
– Chưa tới một tháng là có người bảo lãnh tôi ra khỏi đây rồi!
Ông nói không sai, do ban điều tra bị nhiều nguyên nhân cản trở, nên công việc tiến hành không thuận lợi, cuối cùng án được giải quyết theo kiểu cho ông tại ngoại, chỉ giám sát nơi cư trú thôi. Nhưng chính ngay đêm ông đang vui mừng, hớn hở muốn tức khắc hồi phục nhân thân tự do, thì bệnh tiều đường và chứng mật kết sỏi bỗng phát tác nghiêm trọng, mặc dù Bộ Tư pháp lẫn Y viện chẳng hề có ý muốn lưu ông, nhưng chính bệnh tật đã níu kéo và buộc ông phải lưu lại.
Từ đó trở đi, ông Triệu không còn rời bệnh viện được nữa. Qua hơn 4 tháng, vụ án này cuối cùng cũng được phán quyết: ông Triệu bị phạt tù 6 năm. Nhưng ông cũng không thể vào nhả giam, bởi sức khỏe càng lúc càng suy, nên hình phạt chỉ có nước chấp hành tại “Y viện Công an” mà thôi.
Vì lý do công việc, tôi luôn phải đến “Y viện Công an” tác nghiệp, nên thường gặp ông Triệu. Nhờ có tiền, ông vẫn được ngụ trong phòng đơn sạch sẽ, nhưng cửa sổ có lan can sắt bao ngoài, mỗi lần gặp mặt, mắt ông mở rất to như chất chứa nhiều tâm sự. Có lần ông hỏi tôi:
-Anh tin nhân quả không?
Tôi đáp:
– Đương nhiên là có! Vì tôi là tín đồ Phật giáo mà.
Ông bỗng thở dài, không nói gì thêm.
Được một dạo, bệnh ông trở nặng, phải chuyển viện, giám ngục lo làm thủ tục cho ông ra ngoài. Rất kỳ lạ là, không những giám ngục lẫn Y viện chẳng muốn lưu ông, mà ngay cả Diêm vương cũng chê, chẳng chịu thu nạp ông!
Lúc tôi gặp lại thì ông đã nằm trên giường bệnh gần tám tháng, ông cao một mét tám nhưng thể trọng đã nhanh chóng sụt ký vùn vụt. Chúng tôi thường gặp mặt trò chuyện, ông đối với tôi càng lúc càng tin tưởng… có lúc, còn gửi gắm nhờ tôi làm một số việc.
Tôi tuy xuất thân từ ngành y, nhưng chưa thấy ai gầy dữ như ông. Hai mắt hõm sâu vào trong hốc, xuơng má gồ lên, môi tái nhợt, xương sườn nhô cả ra, nhìn rõ từng chiếc.
Lúc ông hít thở, xương nhô lên hạ xuống, nhìn có cảm giác như chỉ cần bị va chạm nhẹ là gãy ngay. Chân và tay ông càng khiến người ta không dám nhìn, ốm tong teo, không còn chút thịt. Do mật kết sạn nên ông phải mổ, (vì chứng bệnh tiểu đường nên vết thương cứ dây dưa mãi chẳng lành, còn bị nhiễm trùng, lở loét lây lan ra chung quanh), nhìn hình dạng ông giống như cái đầu lâu gắn trên bộ xương, đủ để người ta sợ đến… tối ngủ còn thấy ác mộng!
Tôi điều tra quá trình bệnh của ông, thấy theo lẽ thường, những người bệnh như ông (tạng khí suy kiệt, tim cũng chẳng còn sức để duy trì mạch đập) là khó sống nổi, vậy mà ông cứ sống thật dai trong thống khổ, bị hành đau cực cùng mà vẫn không chết. Mặc dù ông thường bày tỏ với tôi, hiện giờ chỉ uớc duy nhất một điều là… được chết! Nếu mà ông chết được thì xem như rất hạnh phúc. Nhưng “phần thưởng” này “trời” cũng hà tiện, không hào phóng tặng cho ông! Để ông sống mà mỗi giây mỗi phút đều bị giày vò thống khổ cực độ.
Có lần thèm chết quá, ông bỏ ăn uống, nhịn đói suốt mười mấy ngày, thân tâm suy đến cùng tận, bác sĩ cho rằng ông chắc chắn phải chết không nghi! Nhưng ông vẫn cứ sống, không thể nào chết được!
Bẵng đi một thời gian dài, tôi bận công tác bù đầu nên không đến gặp ông. Thế là một hôm ông nhờ hộ lý gọi điện mời tôi đến.
Tối hôm ấy, ông thu hết sức tàn, kể cho tôi nghe câu chuyện bí mật của mình bằng âm thanh yếu ớt…
“Hơn mười năm trước, lúc ông vừa bắt đầu khai thác quặng mỏ, do không đủ tiền nên phải nhờ người đi tới ga xe lửa, gạt những kẻ sống lang thang khờ khạo không rành luật pháp, thuê họ xuống hầm làm việc cho ông.
Nhờ vậy ồng không phải trả lương gì, chỉ cần thuê mấy tên bảo vệ trông chừng đám nhân công này là đủ. Khi họ tích lũy cho ông thùng vàng đầu tiên rồi, để che giấu sự thật, ông cho lấp giếng than đó lại, bỏ mặc đám nhân công bị nhốt đuối mệt, đói, khát trong cảnh tối tăm, cuối cùng bọn họ đều chết ngạt!”…
(Việc ông kể về sau được chứng thực, khi công an đến chỗ đó khai quật, đã mang lên được hai mươi mấy bộ xương).
Tiếp đến ông Triệu nằm ở Y viện gần nửa năm. Sáu tháng này, cơ hồ mỗi phút mỗi giây ông đều trải qua nguy ách cực điểm. Nhưng bất  kể xác thân bị hành hạ giày vò đau đớn thế nào, ông vẫn không chết. Toàn bộ gia sản ông đều đổ hết vào phí Y viện, người nhà cuối cùng cũng chẳng thèm đến thăm ông nữa. Mặc dù nguy ách cao độ, ngày đêm ông đau đớn kêu rên không ngừng, thanh âm nghe xé lòng. Do hệ miễn dịch thiếu nghiêm trọng, vết thương trên thân chỗ nào cũng không lành, thảy đều bị nhiễm trùng, lở loét nát rữa.
Đến cuối cùng, trên mình ông không còn tìm ra chỗ nào lành lặn, toàn thân lở loét lầy lụa.
Sau đó tôi không gặp lại ông, nghe những y tá châm sóc ông kể, sau khi ông chết rồi, lúc họ dùng tấm drap bọc thây ông chuyển đi thì xương cốt găy vụn, da thịt bị nát rữa ung mủ, hóa thành một đống bầy nhầy, trước khi bỏ thây ông vào nhà xác thì hầu như nó đã biến thành đống xương thịt mục rữa.
Chuyện kế tiếp là một vụ án hết sức ly kỳ, phát sinh vào mùa đông năm ngoái.
3. Người có miệng lưỡi độc
Nửa đêm, tôi nhận được lệnh cấp trên:
– Phải tức tốc tới hiện trường làm việc ngay!
Số là nơi ngoại thành có một cây cầu lớn, nghe dân chúng báo cáo: “Có người treo cổ chết nơi cầu này!”. Lúc chúng tôi đến hiện trường, thấy kẻ tự sát là phụ nữ. Qua khám nghiệm, có thể thấy quyết tâm tự sát của đương sự rất cao (sợi dây thắt chặt tới nỗi xương cổ bị gãy).
Điều tra về nhân thân lý lịch, thì biết người chết cư trú gần đây (chuyện chưa phải là hết, vì còn một cảnh tượng đáng sợ đang chờ chúng tôi)…
Khi tới nhà đương sự, chúng tôi giựt mình vì nhìn thấy thi thề trần truồng của đứa bé chưa đầy một tuổi trên giuờng. Lúc cảnh sát ập đến, cha đứa nhỏ vẫn chưa biết vợ mình đã tự sát, anh còn khóc lóc rên rí, hướng cảnh sát trách vợ um sùm và kể hết mọi việc.
Té ra sự tình không có gì phức tạp, ông chồng ra ngoài nhậu nhẹt cùng đám bạn, cô vợ ở nhà một mình chăm con. Sau khi ông chồng quay về, cô vợ khóc lóc gây ầm lên, cứ nhất quyết khẳng định là ông ra ngoài ngoại tình, hẹn hò dan díu với cô X… ông chồng nghe vậy, nổi tức lên, liền bỏ đi ra khỏi nhà, tìm bạn nhậu tiếp. Cô vợ ở nhà càng nghĩ càng phẫn nộ, liền gởi cho chồng một “tối hậu thư”, đại ý như sau: “Anh hãy về mà trông con, tôi không thể chăm sóc nó được nữa!”… Nhưng ông chồng đang nhậu say bí tỉ, đâu có tâm trí mà dòm ngó tới tin nhắn trong điện thoại…
Mâi đến lúc ông về, thì phát hiện thằng bé con đã chòi đạp khiến mền rớt ra và bị chết cóng. (Các nhà ở thôn quê vào mùa đông không có lò sưởi nên rất lạnh).
Ông chồng đáng thương vẫn chưa biết vợ mình đã tự sát, một mực hướng công an căm phẫn trách móc, nói là lỗi tại vợ mình nên thằng bé mới chết cóng… Cho đến khi nghe cảnh sát báo hung tin: “Vợ anh đã treo cổ chết rồi!”… thì ông chồng không nói được lời nào, ngã lăn ra ngất xỉu.
Bởi chút gây cãi vụn vặt mà dẫn đến mất hai mạng người, hạnh phúc gia đình vì đây tan nát… Chúng tôi chỉ biết thở dài. Qua khám nghiệm kỹ càng, án được chứng thực là tự sát, nên vụ việc nhanh chóng kết thúc.
Nhưng trong quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện thêm chi tiết nữa: Chính lão Lưu (chủ tiệm sửa xe trong thôn) mới là nguyên nhân gây ra thảm án này. Qua phỏng vấn hỏi thăm, chúng tôi được biết ông Lưu tuổi hơn 50, đã ly hôn nhiều năm, hiện đang sống một mình.
Bỉnh thường tính ông ưa đặt chuyện thêu dệt, nói thị phi, không có duyên cớ gì cũng dựng thành to chuyện được. Chính ông đã đâm thọc, đặt điều và nói với cô vợ là chồng cô đang ngoại tình! Hơn nữa ông còn thêm thắt, miêu tả tỉ mỉ ly kỳ giống như là có thật hẳn hoi. Khi chúng tôi hỏi về chuyện ngoại tình của người chồng mà ông rêu rao, mới biết đây chỉ là tin vịt mà thôi.
Rất nhiều cư dân trong thôn phản ảnh, tố cáo, nói: “ông Lưu rất ưa thêu dệt đặt chuyện thị phi, đã có nhiều gia đình vi tin lời ông mà xảy ra bất hòa, phu thê trở mặt, phụ tử ác cảm, thậm chí dẫn tới đánh lộn, gây cãi”…
Mỗi khỉ ông Lưu biết được vì mình mà thiên hạ xào xáo… thì tỏ ra rất hớn hở khoái chí, ông ra ngồi ở quán nhậu với vẻ dương dương tự đắc.
Nhưng dẫu sao cũng không thể xử ông, vì không thể ghép hành vi này vào tội danh nào (mặc dù nó gieo ra thảm sự)… Cô vợ vì lầm tin lời hoang đường của ông mà chuốc phiền treo cổ… nhưng không thể vì vậy mà ghép ông vào tội sát nhân! Bởi thế, chúng tôi chỉ nhắc nhở, cảnh cáo ông thôi.
Bất ngờ ỉà chưa đầy một tháng, cảnh sát vùng đó báo cho tôi hay: ồng Lưu đã xảy ra chuyện!
“Vào một đêm nọ, ông Lưu đến nhà bạn bè nhậu say khướt. Sau khi được dìu về tiệm sửa xe của mình rồi, nửa đêm ông bò ra ngoài tìm rượu uống, ông sờ soạng và vớ được một cái bình, đang mơ màng, ông tu liền một ngụm. Nào dè đó khồng phải rượu bia, mà là bình hóa chất. Loại nước này dùng để sơn động cơ kim loại, độ ẩm cực thấp, hễ quét qua rồi thỉ trong vòng hai giây là có thể làm đông cứng bất kỳ vật gì.
Khi đó ông Lưu ngã xuống ngất đi, may là bên cạnh có người kịp thời chở đi cấp cứu.
Lúc bác sĩ khám, phát hiện lưỡi ông bị đông cứng như kết băng, hóa chất này mà bị ngắm dù ít thì cũng xem như tiêu rồi! Bác sĩ tuyên bố: Từ nay chẳng những ông Lưu không nói được mà kể cà vòm miệng cũng khó bảo toàn! Sau này, xem như ông chỉ có thể ăn uống bằng ống dẫn”…
Đó là vài câu chuyện về báo ứng mà tôi muốn chia sẻ cùng quý vị.
Theo Y học, bất kỳ cái chết nào, cũng đều do bịnh tật hoặc tổn thương dẫn đến. Cho dù có chết trong phòng ngủ hay qua đời lúc đang say giấc nồng, cũng đều do có bệnh hoặc những nguyên nhân khác.
Tôi là đệ tử Phật, cũng là bác sĩ ngành y. Đối với quan niệm khoa học tôi luôn tôn trọng, nhưng tôi vẫn muốn nói rằng: Tầm nhìn của khoa học luôn bị giới hạn! Mỗi người chúng ta tất nhiên đều sẽ chết, nhưng thời gian chết và cách chết có thống khổ hay không, quả thực có liên quan đến những gì chúng ta làm và luôn chịu ảnh hưởng của nhân quả!
Nếu như tôi không biết Phật pháp, khi tiến hành công tác điều tra, tôi cũng sẽ nghĩ đơn giản và kết luận: Chết là do bị tổn thương, bệnh tật… hay phạm tội bị hành quyết v.v…
Nhưng suốt thời gian tiến hành kiềm tra nhiều vụ án mạng, sau khi phân tích tìm hiểu sâu xa rồi, tôi luôn phát hiện chân lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, quả không sai chút nào.
Phật pháp nói “Nghiệp lực chúng sinh không thể lường”, rất đúng! Có thể dùng câu này đề giải thích vấn đề sinh tử trong cuộc sống ngày thường chúng ta.
Thu Dĩnh 9/7/2013
LND: Chúng ta thấy rõ: Lời nói có thể cứu người và có thể giết người!
Ông Lưu xử dụng cái lưỡi của mình để dệt thêu, đặt chuyện, lấy đây làm thú tiêu khiển, không biết làm thế là gieo nhân đại ác, gây họa hại cho bao người trong thôn làng. Nếu cái lưỡi ông còn công năng, thì sẽ có thêm nhiều nạn nhân nữa. Do vậy mà nguyên cái lưỡi và cả vòm miệng ông, bộ phận, cơ quan nào có thể gây họa cho thế nhân đều bị… triệt.
Hằng ngày xem báo đài, chúng ta thấy đăng tin những thiếu niên lêu lổng rủ nhau thừa lúc đêm khuya lên đứng trên cầu vượt, cùng ném đá làm vỡ kiếng các xe hơi hoặc ném đá làm vỡ kính đèn tín hiệu ở các trạm hỏa xa… lấy đó làm thú vui tiêu khiển mà không hề biết đây là những hành vi tự tàn phá phúc báu của mình!
Có đôi tay mà không làm ích lợi cho người, lại dùng nó để gieo hại, việc ném đá làm vỡ kính đôi khi còn gây thương tích trầm trọng cho người!… Thêm nữa, chốt đèn hỏa xa mà hư thì không thể phát tín hiệu, dễ gây tai nạn giao thông thảm khốc cho khách qua đường. Vì vậy chẳng những tự mình khiến phúc, lộc, quyền bị sạt, mà người tạo ác ngoài việc sinh vào cõi không lành, còn có thể chiêu vời quả báo không tay.
Bộ phận hay cơ quan nào làm những việc hữu ích cho người sẽ chiêu cảm quả báo tốt đẹp, ngược lại nếu chỉ toàn gieo rắc, đem đến hiểm nguy… thì sẽ bị loại. Tùy theo phúc báo của đương sự mà ác báo trổ mau hay chậm, chứ không phải là không có báo.
Chỉ vì thiếu hiểu biết, chẳng được giảng dạy về nhân quả, do không am tường… nên người ta mới phạm tội. Vì vậy, điều cần thiết là giúp người hiểu rõ nhân quả. Khi đã minh bạch lý này, thỉ không cần có kẻ giám sát, người ta cũng tự động làm những điều có lợi cho mình và tha nhân, tự nguyện dúi ác hành thiện.
]

CHUYÊN KỂ CỦA CẢNH SÁT PHÁP Y Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét