Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2023

THẾ NÀO LÀ CHÁNH NIỆM

 

THẾ NÀO LÀ CHÁNH NIỆM

        Chánh niệm khó giải thích cho tường tận rốt ráo, nhưng theo kinh điển ta cũng có thể hiểu một số định nghĩa và phân tích chánh niệm . Chánh niệm là sự cốt lõi của việc tu tập, tu tập có chánh niệm mới có thành công nếu không thì sự tu tập không đi đúng trọng tâm của sự tu tập. Sau đây là một số định nghĩa về chánh niệm, tạm ghi ra đây.

        Chánh niệm là sự ghi nhớ, sự chú tâm. Như vậy ghi nhớ cái gì, và chú tâm cái gì ?

        Kinh Đại Niệm Xứ, Chánh niệm được giải thích như sau : “ Này các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo sống quán thân trên thân, quán thọ trên các cảm thọ, quán tâm trên các tâm, quán pháp trên các pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm  để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỳ kheo, như vậy gọi là chánh niệm.”

          Đoạn kinh nầy đã phát họa chánh niệm gắn liền với sự suy ngẫm chú tâm, trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm và Pháp.

        Có 10 đặc tính của chánh niệm.

        1/ Chánh niệm là tư duy phản chiếu

        2/ Sự quan sát không phán xét

        3/ Sự quan sát vô tư

        4/ Sự tỉnh giác không khái niệm

        5/ Sự tỉnh giác ngay trong giây khắc hiện tại.

        6/ Sự tỉnh giác vô ngã.

        7/ Sự tỉnh giác không mục tiêu, không cầu vọng.

        8/ Sự tỉnh giác về sự thay đổi.

        9/  Sự tỉnh giác mang tính tham dự

        10/ Chánh niệm là một khái niệm cực kỳ khó định nghĩa được bằng ngôn từ.

         Đắc tính cốt yếu của chánh niệm là làm sáng tỏ hiện tượng, chứ không hủy diệt chúng, thầm lặng quán sát, như kháng giả xem kịch, không can thiệp vào bằng bất cứ cách nào, chánh niệm như là ý thức nhận biết rõ rệt không chọn lựa. Thái độ này tạo nên tinh thần trung lập hai cực đoan, điều mà Đức Phật thường khuyên, đệ tử nên tránh xa khi thực hành thiền tập.

         “ Vậy, nầy Bahiya, ông cần phải học tập như sau  “ Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri” .  Trong Phật giáo thời kỳ đầu Sati mang ý nghĩa là “ sự duy trì, lưu tâm trên các pháp, mang lại lợi ích trên con đường Phật giáo”.   Chánh niệm có một đặc tính là “ không lơ đãng” thuộc tính của nó là “ không quên lãng” và nó có sự biểu hiện là bảo vệ hoặc là trực tiếp đối mặt với mục tiêu ( đối tượng nhận thức) yếu tố không quên này đồng nghĩa với việc Sati vận dụng năng lực “ hồi tưởng lại” để đưa trạng thái tâm đến sự“ tập trung” làm nỗi bậc đặc tính của nó là “ vắng mặt sự xao lãng”.

         ( Trích từ VHPG số 412- 1-9-2023)

THẾ NÀO LÀ CHÁNH NIỆM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét