Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2023

VU LAN

 

VU LAN

         Vu Lan không  những dành cho chữ Hiếu, mà còn là ngày “ Xá tội vong nhân”, Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “ lễ hội văn hóa tình người” với bất cứ ai đang hiện hữu trên cõi đời này. Hiếu kính cha mẹ, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết ân tình nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là truyền thống cao đẹp trong dòng chảy văn hóa tình người của dân tộc.

    Việt Nam trong một năm có nhiều lễ hội được diễn ra trên khắp cả nước trong 12 tháng. Như bài thơ lễ hội 12 tháng trong năm như sau ::

        Tháng giêng ăn Tết ở nhà

        Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè

        Tháng 4 đong đậu nấu chè

        Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng 5

        Tháng 6 buôn nhãn bán trăm

        Thảng 7 ngày rằm xá tội vong nhân

        Tháng 8 chơi đèn kéo quân

        Trở về tháng 9 chung chân buôn hồng

        Tháng 10 buôn thóc bán nông

        Tháng 11 tháng chạp nên công hoàn toàn.

  Trong văn tế cô hồn Nguyễn Du cũng có nói đến rằm tháng bảy như câu :

        “ Phật hữu tình từ bi tế phổ độ

        Chớ ngại rằng có có, không không

        Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng

        Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.

 Còn Nguyễn Trải  của Gia Huân Ca thì cũng đề cập đến nổi đói khổ của người khác.

        Thương người như thể thương thân

        Người ta phải bước khó khăn đến nhà

        Đồng tiền bát gạo đem ra

        Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên

        Nay ta ở chốn bình yên

        Còn người tàn phá chẳng nên cầm lòng.

         Trong kinh Tăng Chi Phật có nói đến 7 thứ lửa cần phải lựa chọn và phát huy . Trong đó có lửa cung kính, lửa gia chủ và lửa cúng dường cần phải duy trì.

        Bảy thứ lửa : Lửa tham, lửa sân, lửa si ( cần đoạn trừ) lửa củi, lửa những bậc đáng cung kính,  lửa gia chủ, lửa các vị đáng cúng dường.

        Lửa tham sân si, là ba ngọn lửa phiền não đốt chúng sanh trôi lăn trong ba cõi sáu đường, luân hồi sanh tử cần phải đoạn tận và tránh xa. Lửa củi là ngọn lửa dùng trong sinh hoạt hằng ngày, cần thường xuyên nhen nhóm, bảo quản và dập tắt ngay sau khi nấu ăn.  Ngược lại ba ngọn lửa đem lại chánh lạc gồm lửa cung kính, lửa gia chủ và lửa đáng cúng dường, cần phải thắp sáng mãi mãi. Lửa cung kính gồm ông bà, cha mẹ, những vị đức độ… Cha mẹ là những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người, tạo dựng công danh sự nghiệp và lập gia đình cho chúng ta. Chính vì thế, người Phật tử nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung phải biết hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ, đừng giết hại cha mẹ, đừng hắc hủi cha mẹ, mà mắc tội ngũ nghịch, khiến pháp luật trừng trị, mọi người khinh chê và xa lánh.

         Đừng đợi đến ngày Vu Lan, ta mới chợt nhớ quay về báo ân cha mẹ, đừng đợi đến lúc trên áo cài hoa trắng mới cảm thấy ray rứt, hối hận. Một năm chỉ có một ngày Vu Lan, nếu cứ đợi đến ngày rằm tháng bảy mới báo hiếu cho cha mẹ thì đó chỉ là báo hiếu trên danh nghĩa, còn người thật tâm yêu thương cha mẹ thì 365 ngày, ngày nào cũng là ngày  hiếu hạnh. Hiếu là thảo, là thuận, là nhường, là chia sẻ, chia sớt, giúp đỡ, bảo hộ, chăm sóc. Từ ý nghĩa đó suy rộng ra, không chỉ thương kính cha mẹ, mà còn đối với tất cả mọi người, trên kính dưới nhường luôn ân cần hỏi thăm dù chỉ một câu hỏi, một hành động nhỏ, cũng là biểu hiện của hiếu đạo theo tinh thần Phật giáo. Được như thế không chỉ cha mẹ hiền tiền phúc thọ tăng long mà cha mẹ bảy đời cũng được siêu thăng.

         Đức Phật dạy, chúng sanh làm tròn bổn phận người con trước rồi mới dạy Pháp giải thoát, mà bổn phận vuông tròn cũng đồng với giải thoát vậy. Cho nên lúc Đức Phật mới thành đạo Vô thượng Chánh giác, Ngài bắt đầu kết “ Bố Tát giới” tuyên thuyết rằng “ Hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, tam bảo, Hiếu thuận là pháp chí đạo, Hiếu cũng gọi là giới, cũng gọi là cấm ngăn.”

   “ Hiếu thảo khiến con người cảm kích trời đất cảm động. Hiếu hạnh đứng đầu trong trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa thuận gió hòa, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng.

 Vì thế trong kinh nói “ phụng dưỡng cha mẹ là vận may tối thượng “.

  Người con Phật :

  Nguyện cho tới được tâm Không

 Độ cho cha mẹ thoát vòng tử sanh.

 Hay  Lên chùa dự lễ Vu Lan

        Cầu cho cha mẹ thoát đàng tử sanh.

 Trên đây đôi giòng hồi niệm về ngày Vu Lan.

        Trích : VHPG số 412-

]

VU LAN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét